CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang, dựa trên những hồ sơ bệnh án của các thai phụ đã được chẩn đoán sau đẻ là RCRL trên sẹo mổ lấy thai
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Vì RCRL là một bệnh lý ít gặp thường kèm theo có sẹo mổ lấy thai nên chúng tôi lấy toàn bộ hồ sơ bệnh án của các sản phụ bị RCRL có sẹo mổ lấy
thai vào đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong 2 năm (01/01/2015 đến hết 31/12/2016). Như vậy, việc chọn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là chọn mẫu thuận tiện cho nghiên cứu, không xác xuất.
2.2.3.Kỹ thuật thu thập số liệu
- Thu thập số liệu có sẵn từ bệnh án lưu tại kho hồ sơ của phòng kế hoạch tổng hợp BVPSHN trong 2 năm (01/01/2015 đến hết 31/12/2016).
- Phiếu thu thập số liệu được xây dựng dựa trên các mục tiêu nghiên cứu từ bệnh án của các bệnh nhân RCRL có sẹo mổ lấy thai
2.2.4.Biến số nghiên cứu 2.2.4.1.Tỷ lệ bệnh
Tỷ lệ RCRL có sẹo mổ lấy thai theo năm/ tổng số đẻ của từng năm Tỷ lệ RCRL có sẹo mổ lấy thai theo năm/ tổng số RTĐ của từng năm Tỷ lệ RCRL theo năm/ tổng số BN có sẹo mổ cũ tại tử cung của từng năm.
2.2.4.2.Các yếu tố nguy cơ -Tiền sử sản khoa:
+ Số lần đẻ (1 lần, 2 lần, 3 lần) + Số lần nạo hút (1 lần, 2 lần, 3 lần) + Tuổi mẹ và RCRL
* ≤ 29T
* 30 - 34 T
* ≥ 35T
-Loại phẫu thuật ở tử cung:
+ Mổ lấy thai
+ Bóc u xơ tử cung.
+ Cắt polype buồng tử cung.
+ Phẫu thuật tạo hình tử cung.
+ Phẫu thuật cắt góc tử cung.
-Số lần mổ lấy thai:
+ 1 lần + 2 lần + ≥ 3 lần.
-Rau tiền đạo (mô tả khi mổ hoặc theo siêu âm) + Rau tiền đạo bám thấp
+ Rau tiền đạo bám bên + Rau tiền đạo bám mép + Rau tiền đạo bán trung tâm + Rau tiền đạo trung tâm - Vị trí rau bám
+Rau bám mặt trước tử cung + Rau bám mặt sau tử cung - Liên quan giữa loại RTĐ và RCRL
+ Rau tiền đạo bán trung tâm + Rau tiền đạo trung tâm + Rau bám mép
+ Rau tiền đạo bám thấp 2.2.5.Các phương pháp xử trí 2.2.5.1.Đối với mẹ
- BN được siêu âm trước đẻ:
+ Phát hiện được RCRL
+ Không phát hiện được RCRL - Thuốc sử dụng
+ Giảm co: thời gian dùng, loại thuốc và tuổi thai khi sử dụng
* Papaverin, Salbutamol, Nospa.
* Phối hợp Papaverin + Salbutamol
Nospa + Salbutamol Nospa + Papaverin
+ Corticoid: để làm trưởng thành phổi thai nhi đối với thai 28 – 34 tuần tuổi.
- Phương pháp đẻ + Mổ lấy thai:
Mổ lấy thai chủ động Mổ lấy thai cấp cứu
Lý do phải mổ cấp cứu: chuyển dạ, chảy máu, rau không bong sau đẻ.
- Tuổi thai khi vào viện và tuổi thai khi mổ lấy thai:
+ 22 - 27 tuần + 28 - 32 tuần + 33 - 37tuần + > 37 tuần
-Phương pháp mổ lấy thai + Rạch dọc thân tử cung
+ Rạch ngang đoạn dưới tử cung -Phương pháp cầm máu
+ Khâu mũi X, U, Blynch + Thắt động mạch tử cung + Thắt động mạch hạ vị + Cắt tử cung bán phần thấp + Cắt tử cung hoàn toàn
+ Chủ động rạch dọc thân tử cung lấy thai rồi tiếp theo cắt tử cung + Không bóc rau mà chủ động cắt tử cung
+ Có bóc rau sau khi lấy thai.
+ Để bánh rau lại, bảo tồn tử cung + Khâu bàng quang
- Lượng máu phải truyền
- Tổn thương các tạng khác + Bàng quang
+ Ruột
+ Tụ máu sau mổ.
- Phải mổ lại
+ Thời gian trung bình tính từ lúc sau đẻ hoặc sau mổ đến khi phải mổ lại.
- Ngày nằm viện trung bình 2.2.5.2. Đối với con
- Tuổi thai khi sinh + 22-27 tuần + 28-32 tuần + 33- 37 tuần + >37 tuần - Cân nặng sơ sinh
+ <2500g + ≥ 2500g
Chúng tôi lấy tuổi thai từ 37 tuần trở lên là thai đủ tháng (theo chuẩn Quốc gia).
- Chỉ số Apgar:phút thứ nhất, phút thứ 5 + Ngạt nặng: ≤ 5 điểm
+ Ngạt nhẹ: 6- 7 điểm + ≥ 8 điểm: bình thường + Tử vong sơ sinh
2.2.6. Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được nhập, quản lý và phân tích trên phần mềm SPSS 16.0 với các thuật toán sau:
-Tính tỷ lệ %
Tính tỷ suất chênh OR để tìm sự liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tần suất bị RCRL.
- Sử dụng phép kiểm định test χ2 để so sánh các tỷ lệ % và T test để so sánh các giá trị trung bình. Sự khác nhau về kết quả giữa các biến số được coi là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu hồi cứu nên không ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân.
Các thông tin về tiền sử, đặc trưng cá nhân của bệnh nhân được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu.
CHƯƠNG 3