CHƯƠNG 2 CHẤT LIỆU – ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu can thiệp, thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị [12],[19].
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn cỡ mẫu thuận tiện có chủ đích, tối thiểu 30 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp điều tri
- Bệnh nhân được điều trị trong 30 ngày theo phác đồ:
+ Tanganil 500mg x 2 ống/ngày, Tiêm TMC (s – c), trong 10 ngày đầu.
+ Thuốc thang (bài thuốc Lục vị Kỷ Cúc), uống ngày 2 túi chia 2 lần, uống trước bữa ăn 30 phút, trong 30 ngày.
2.3.4. Các chỉ số theo dõi 2.3.4.1. Trên lâm sàng
Các chỉ số lâm sàng được thu thập bằng cách hỏi bệnh và khám bệnh.
* Toàn trạng: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng.
+ Đếm mạch: đối tượng đo ở tư thế ngồi, nghỉ 5 phút trước khi đo. Đếm mạch ở động mạch quay cổ tay bằng đồng hồ bấm dây, tính từ giây thứ 15 đến 45 nhân đôi. Dùng một đồng hồ trong suốt thời gian nghiên cứu.
+ Đo huyết áp: đối tượng đo ở tư thế ngồi, nghỉ 5 phút trước khi đo.Đặt tay trên mặt bàn sao cho cánh tay ngang mức với tim, đo ở động mạch cánh tay, cuốn vòng đo huyết áp chặt vừa phải, mép dưới của vòng băng cách khuỷu tay 2cm. Đặt ống nghe vào vị trí mạch đã xác định bơm hơi cho đến áp lực 200mmHg rồi xả hơi từ từ. Vị trí của cột thủy ngân khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên là số đo huyết áp tâm thu, nghe thấy tiếng đập cuối cùng là huyết áp tâm trương. Dùng một bộ ống nghe và huyết áp kế trong suốt quá trình nghiên cứu.
+ Cân nặng: đối tượng đo không ăn sáng, chỉ mặc quần áo mỏng, bỏ dày dép, đặt nhẹ 2 bàn chân lên cân, đứng lên cân chỉnh thăng bằng, cân cùng thời điểm trong ngày.
* Triệu chứng chóng mặt:
+ Mức độ chóng mặt:
. Nặng: chóng mặt làm bệnh nhân phải nằm nghỉ tại chỗ, không đi lại được . Vừa: bệnh nhân đi lại không vững, có cảm giác mất thăng bằng muốn ngã . Nhẹ: bệnh nhân vẫn đi lại được, chóng mặt khi thay đổi tư thế
+ Tần số cơn chóng mặt xác định trong 1 ngày
+ Các dấu hiệu đi kèm như buồn nôn, nôn, vã mồ hôi…
* Các nghiệm pháp: [6]
- Rung giật nhãn cầu: Hay động mắtlà hiện tượng vận động nhãn cầu ngoài ý muốnliên tiếp theo nhịp, luân chuyển theo hướng.
+ Cách khám: Cho bệnh nhân ngồi trên ghế, đầu giữ yên, mắt nhìn thẳng ra trước, thoải mái. Người khám đứng đối diện quan sát.
+ Cách đánh giá:
. Nếu trong vòng 1 phút mà thấy có từ 3 nhịp động mắt trở lên là có
rung giật nhãn cầu. Chú ý mắt BN phải nhìn thẳng không được nhìn lệch trục thẳng quá 200 .
. Xác định hướng động mắt: Quy ước pha giật nhanh là hướng động mắt. Khi mắt liếc sang hướng nào thì động mắt hướng bên đó
. Tần số động mắt: tính bằng số lần động mắt/phút.
. Mức độ động mắt:
Độ I: chỉ xuất hiện khi liếc mắt sang chiều giật nhanh.
Độ II: xuất hiện cả khi mắt nhìn thẳng.
Độ III: xuất hiện ngay cả khi liếc mắt sang chiều giật chậm.
- Nghiệm pháp Romberg:
+ Cách khám: bệnh nhân đứng thẳng hai bàn chân song song và sát vào nhau, hai cánh tay buông xuôi theo dọc thân mình. Người khám đứng bên cạnh BN. Quan sát BN khi mở mắt nhìn về phía trước và khi nhắm mắt, thời gian quan sát khoảng 1 phút
+ Đánh giá:
. Romberg (-): bệnh nhân không ngã hay nghiêng cơ thể < 40 độ . Romberg (+): BN ngã khi nhắm mắt hay cơ thể nghiêng > 40 độ
. Hướng ngã: trái, phải, trước, sau hay không hằng định cầu hỗn hợp (ngang – xoay tròn).
- Nghiệm pháp bước đi hình sao:
+ Cách khám: yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt, bước tới 5 bước sau đó lùi lại 5 bước lập lại nhiều lần khoảng 30 giây.
+ Đánh giá: Nếu giảm chức năng tiền đình một bên bệnh nhân có khuynh hướng lệch về một bên (bên bệnh) khi tiến lên và lệch theo hướng ngược lại khi lùi ra sau vẽ nên hình ngôi sao. Khi đó xácđịnh nghiệm pháp (+)
- Nghiệm pháp lệch ngón tay trỏ:
+ Cách khám: Bệnh nhân giơ thẳng hai tay ra trước, ngón trỏ chạm vào ngón trỏ của người khám, sau đó quan sát bệnh nhân khi mở mắt nhìn về phía trước và khi nhắm mắt, trong khoảng 1 phút.
+ Đánh giá:
. Nghiệm pháp (-): ngón trỏ không lệch khi nhắm mắt . Nghiệm pháp (+): ngón trỏ lệch khi nhắm mắt
Hướng lệch hoặc phải hoặc trái hoặc không hằng định
* Các triệu chứng cơ năng trong hội chứng tiền mãn kinh
Bao gồm 11 triệu chứng được đánh giá theo thang điểm Blatt – Kupperman [24], [38].
Bảng 2.1. Cách cho điểm các triệu chứng của hội chứng TMK (Theo Blatt – Kupperman)
Triệu chứng Triệu chứng Điểm (Hệ số)
Mức độ của triệu chứng
Có Không 0 1 2 3
Bốc hỏa, vã mồ hôi 4
Tâm tính khí thât thường 2
Mất ngủ 2
Dễ bị kích đông 2
Chứng u sầu 1
Chóng mặt 1
Hồi hộp (tim đập nhanh) 1
Mệt mỏi, tính yếu đuối 1
Nhức đầu 1
Đau cơ xương khớp 1
Cảm giác kiến bò ở da 1
Mức độ của các triệu chứng được đánh giá bằng cách cho điểm:
- Bình thường = 0 điểm (không có biể hiện gì)
- Nhẹ = 1 điểm. Sự cảm nhận về thay đổi ở mức độ nhẹ không đáng để lưu ý hoặc thỉnh thoảng, (đôi khi) xuất hiện 1 – 2 lần / tuần, mỗi lần kéo dài dưới 30 giây
- Trung bình = 2 điểm. Sự cảm nhận về thay đổi (rối loạn) nhiều hơn, đáng để lưu ý hoặc khá thường xuyên. Thường xuất hiện 3 – 5 lần / 1 tuần, mỗi lần kếu dài từ 30 giây đến gần 1 phút.
- Nặng = 3 điểm. Sự cảm nhận về thay đổi (rối loạn) mạnh, xuất hiện thường xuyên hơn rất đáng để lưu ý, xuất hiện 5 lần / 1 tuần, mỗi lần kéo dài 1 – 2 phút.
Giá trị điểm của mỗi triệu chứng bằng giá trị hệ số của triệu chứng đó nhân với mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đó.
Tổng giá trị điểm của 11 triệu chứng bằng tổng giá trị điểm của các triệu chứng.
Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá mực độ bị bệnh của hội chứng TMK (theo Blatt – Kupperman)
Mức độ bị bệnh Điểm theo triệu chứng Điểm theo hệ số
Độ 0 (Không có biểu hiện gì) 0 0
Độ 1 (Rất ít ) 1 - 5 1 – 14
Độ 2 (Nhẹ ) 6 -10 15 – 20
Độ 3 (Trung bình ) 11 – 15 21- 35
Độ 4 (Nặng ) 16 -33 36- 51
Việc đánh giá các triệu chứng dựa vào cảm giác chủ quan của bệnh nhân, điềunày cần phải có một sự hợp tác chặt chẽ giữa bệnh nhân với thầy thuốc.
Các triệu chứng trong bảng được giải thích rõ cho bệnh nhân hiểu. Đánh giá các triệu chứng chủ quan sau mỗi đợt điều trị.
Điểm Blatt – Kupperman (Chỉ số TMK) = tổng điểm theo hệ số của 11 triệu chứng, chỉ số TMK tối thiểu là 0 điểm, tối đa là 51 điểm.
Các chỉ số về lâm sàng được đánh giá vào các thời điểm N0; N10; N30của đợt điều trị.
2.3.4.1. Các chỉ số cận lâm sàng
Bệnh nhân vào viện được làm đủ các xét nghiệm để kiểm tra và sau điều trị để so sánh. Bao gồm các xét nghiệm:
+ Công thức máu
+ Sinh hóa máu:Ure, Creatinin, Glucose,Cholesteron, Triglycerit, HDL- Cho, LDL-Cho, ALT, AST.
+ Đo lưu huyết não 2.3.5. Cách đánh giá kết quả
* Tác dụng điều trị hội chứng tiền đình:
Dựa trên sự cải thiện triệu chứng chóng mặt: so sánh sự cải thiện triệu chứng chóng mặt trước và sau điều trị 10 ngày, 30 ngày được chia thành 2 mức độ đánh giá.
- Đỡ: mức độ chóng mặt, tần số cơn chóng mặt, các triệu chứng kèm theo giảm sau điều trị.
- Không đỡ: triệu chứng chóng mặt không thay đổi hoặc nặng hơn