Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.7. Quy trình thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
Tất cả các bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu được thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng, xét nghiệm cơ bản, siêu âm khớp khuỷu, chụp X-quang khớp khuỷu.
2.7.1. Thông số chung của hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
- Tuổi, giới, nghề nghiệp.
- Tiền sử: thời gian mắc bệnh, số lần tái phát bệnh, tiền sử chấn thương, hoạt động thể lực nặng hay chơi thể thao, bệnh lý phối hợp, điều trị trước khi vào viện 2.7.2. Các thông số lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu
+ Có biểu hiện viêm tại chỗ: sưng, nóng, đỏ tại khớp khuỷu hay không?
+ Đánh giá mức độ đau: theo thang điểm VAS.
Thang điểm đánh giá cường độ đau theo cảm giác chủ quan của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu (xem phụ lục 1).
Hình 2.1: Thước đo VAS Phân loại mức độ đau:
+ 1 - 4 điểm: đau nhẹ
+ 5 - 6 điểm: đau trung bình + 7 - 10 điểm: đau nặng
- Vận động khớp khuỷu bình thường:
Hình 2.2: Góc vận động khớp khuỷu bình thường
Adapted from http://design.tutsplus.com/articles/human-anatomy-fundamentals- flexibility-and-joint-limitations--vector-25401
Mức độ ảnh hưởng đến vận động: chia làm 4 độ:
• Độ 0: không ảnh hưởng vận động: góc vận động khớp khuỷu 1500.
• Độ 1: ảnh hưởng vận động nhẹ: góc vận động khớp khuỷu 1000 - <1500
• Độ 2: ảnh hưởng vận động vừa: góc vận động khớp khuỷu 500 - <1000
• Độ 3: ảnh hưởng vận động nặng: góc vận động khớp khuỷu < 500 + Đánh giá mức độ đau
Bảng điểm QuickDASH
Đây là bộ câu hỏi nhằm đánh giá triệu chứng và khả năng thực hiện các hoạt động chính của bạn trong tuần vừa qua. Hãy trả lời mỗi câu hỏi dựa vào tình trạng của bạn trong tuần vừa qua bằng cách khoanh tròn vào số thích hợp
Không khó khăn
Mức độ nhẹ
Mức độ trung bình
Mức độ nặng
Không làm được 1.Khả năng mở một nút
chai 1 2 3 4 5
2. Làm việc nhà (ví dụ
như lau sàn,..) 1 2 3 4 5
3. Mang túi tạp hóa
hoặc cặp sách 1 2 3 4 5
4. Lau rửa phần lưng
của bạn 1 2 3 4 5
5. Dùng dao để thái
thức ăn 1 2 3 4 5
6. Các hoạt động mà cần dùng lực qua cánh tay, vai hoặc bàn tay, ví dụ như chơi golf, tennis, dùng búa,..
1 2 3 4 5
Không
khó khăn Nhẹ Trung
bình Nặng Rất nặng 7. Trong tuần vừa qua, vấn đề cánh tay, vai
hoặc bàn tay của bạn đã can thiệp vào các hoạt động bình thường của bạn với gia đình, bạn bè, hàng xóm hoặc nhóm ở mức độ nào ?
1 2 3 4 5
8. Trong tuần vừa qua, bạn có bị hạn chế 1 2 3 4 5
trong công việc cũng như hoạt động hàng ngày do vấn đề của cánh tay, vai hoặc bàn tay không ?
9. Mức độ đau ở cánh tay, vai hoặc bàn tay 1 2 3 4 5 10. Cảm giác ngứa ran, châm chích ở cánh
tay, vai hoặc bàn tay 1 2 3 4 5
11. Trong tuần vừa qua, mức độ mất ngủ do
đau ở cánh tay, vai hoặc bàn tay của bạn ? 1 2 3 4 5 Q-DASH = ( Tổng điểm của n câu trả lời/n -1) × 25, với n là số câu trả lời của bệnh nhân.
Q-DASH sẽ không được tính nếu có trên 1 câu hỏi không được trả lời.
2.7.3. Các thông số cận lâm sàng tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu
- X-Quang khớp khuỷu: Có thể thấy hình ảnh calci hóa các đầu gân bám quanh lồi cầu ngoài xương cánh tay, không có tổn thương khớp khuỷu.
- Siêu âm khớp khuỷu: Có thể thấy hình ảnh viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay.
2.7.4. Các bước tiến hành
60 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm:
Các bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu can thiệp (n = 30)
- Được tiêm tại chỗ 1 liều duy nhất dưới hướng dẫn siêu âm.
Thuốc tiêm: Methylprednisolone acetat (Depomedrol) 40mg/cc - Thuốc CVKS đường uống:
Mobic 7,5 mg x 2 viên/ngày hoặc Arcoxia 60mg x 1 viên/ngày.
- Thuốc giảm tiết dịch acid dạ dày.
Thời gian dùng thuốc: 10 ngày sau khám.
* Chuẩn bị bệnh nhân
- Được giải thích trước về phương pháp điều trị - Bệnh nhân ở tư thế ngồi
- Bộc lộ vùng khớp khuỷu bên tổn thương - Siêu âm vùng khuỷu
- Đánh dấu mốc chọc kim
- Đảm bảo vô trùng ở vị trí tiêm: sát khuẩn tại chỗ bằng cồn iod.
* Quy trình tiêm
- Để khuỷu tay bệnh nhân gấp 450, cổ tay sấp.
- Đưa kim vuông góc với nền xương lồi cầu ngoài tới khi chạm xương, rút kim ngược trở lại 1 - 2 mm dưới hướng dẫn siêu âm.
- Hút kiểm tra, không có máu thì bơm thuốc chậm đều vào.
- Sau khi tiêm, rút kim tiêm và sát khuẩn tại chỗ, băng vị trí tiêm bằng băng y tế vô trùng.
Hình 2.3: Tiêm lồi cầu ngoài xương cánh tay
Adapted from http://www.orthosports.com.sg/index.php/tips_gp/tennis_elbow
Các bệnh nhân ở nhóm chứng (n = 30) - tiêm corticosteroid tại chỗ.
- Thuốc CVKS đường uống:
Mobic 7,5 mg x 2 viên/ngày hoặc Arcoxia 60 mg x 1 viên/ngày.
- Thuốc giảm tiết dịch acid dạ dày.
Thời gian dùng thuốc: 10 ngày sau khám
* Các thời điểm đánh giá trong nghiên cứu:
- Trước điều trị: N0 - Sau điều trị 6 tuần: N42
2.7.5. Các thông số đánh giá hiệu quả của liệu pháp tiêm corticosteroid tại chỗ trong nghiên cứu
- Cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS - Triệu chứng viêm tại chỗ: sưng, nóng, đỏ
- Cải thiện mức độ ảnh hưởng vận động khớp khuỷu bên tổn thương - Cải thiện điểm đau và hoạt động chức năng theo thang điểm Q-DASH 2.7.6. Các thông số đánh giá tác dụng không mong muốn của liệu pháp
+ Tại chỗ: phản ứng đau tăng sau tiêm, phản ứng tràn dịch khớp, nhiễm khuẩn vị trí tiêm, chảy máu tại chỗ tiêm…
+ Triệu chứng toàn thân: thay đổi mạch, huyết áp, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, mẩn ngứa, sốc…
+ Biến chứng: teo da tại chỗ tiêm, thay đổi sắc tố da, đứt gân do tiêm thuốc vào trong gân.