Quy trình dự báo

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH Tân CươngThái Nguyên (Trang 20 - 27)

Quy trình dự báo được chia thành 9 bước. Các bước này bắt đầu và kết thúc với sự trao đổi (communication), hợp tác (cooperation) và cộng tác (collaboration) giữa những người sử dụng và những người làm dự báo.

Bước 1: Xác định mục tiêu.

- Các mục tiêu liên quan đến các quyết định cần đến dự báo phải được nói rõ.

Nếu quyết định vẫn không thay đổi bất kể có dự báo hay không thì mọi nỗ lực thực hiện dự báo cũng vô ích.

- Nếu người sử dụng và người làm dự báo có cơ hội thảo luận các mục tiêu và kết quả dự báo sẽ được sử dụng như thế nào, thì kết quả dự báo sẽ có ý nghĩa quan trọng.

Bước 2: Xác định dự báo cái gì.

Khi các mục tiêu tổng quát đã rõ ta phải xác định chính xác là dự báo cái gì (cần có sự trao đổi)

- Ví dụ: Chỉ nói dự báo doanh số không thì chưa đủ, mà cần phải hỏi rõ hơn là: Dự báo doanh thu bán hàng (sales revenue) hay số đơn vị doanh số (unit sales). Dự báo theo năm, quý, tháng hay tuần.

- Nên dự báo theo đơn vị để tránh những thay đổi của giá cả.

Bước 3: Xác định khía cạnh thời gian.

Có 2 loại khía cạnh thời gian cần xem xét:

- Thứ nhất: Độ dài dự báo, cần lưu ý:

+ Đối với dự báo theo năm: từ 1 đến 5 năm.

+ Đối với dự báo quý: từ 1 hoặc 2 năm.

+ Đối với dự báo tháng: từ 12 đến 18 tháng.

- Thứ hai: Người sử dụng và người làm dự báo phải thống nhất tính cấp thiết của dự báo.

Bước 4: Xem xét dữ liệu

- Dữ liệu cần để dự báo có thể từ 2 nguồn:

+ Nguồn thông tin sơ cấp:

Thu thập qua các cuộc khảo sát, chọn mẫu hoặc các số liệu ghi chép các biến số trong doanh nghiệp.

Các phương pháp thu thập: phỏng vấn trực tiếp, gửi thư, điện thoại.

+ Nguồn thông tin thứ cấp:

Bên trong: nội bộ công ty, sổ sách kế toán

Bên ngoài: sách báo, tạp chí, internet, các tài liệu thống kê,…

- Cần phải lưu ý dạng dữ liệu sẵn có ( thời gian, đơn vị tính,…)

- Dữ liệu thường được tổng hợp theo cả biến và thời gian, nhưng tốt nhất là thu thập dữ liệu chưa được tổng hợp

- Cần trao đổi giữa người sử dụng và người làm dự báo Bước 5: Lựa chọn mô hình

- Để chọn một phương pháp dự báo thích hợp người làm dự báo phải:

+ Xác định bản chất của vấn đề dự báo.

+ Bản chất của dữ liệu đang xem xét.

+ Mô tả các khả năng và hạn chế của các phương pháp dự báo tiềm năng.

+ Xây dựng các tiêu chí để ra quyết định lựa chọn.

+ Một nhân tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình dự báo là nhận dạng và hiểu được bản chất số liệu lịch sử.

Bước 6: Đánh giá mô hình.

- Đối với các phương pháp định tính thì bước này ít phù hợp hơn so với phương pháp định lượng .

- Đối với các phương pháp định lượng, cần phải đánh giá mức độ phù hợp của mô hình (trong phạm vi mẫu dữ liệu).

- Đánh giá mức độ chính xác của dự báo (ngoài phạm vi mẫu dữ liệu).

- Nếu mô hình không phù hợp, quay lại bước 5.

Bước 7: Chuẩn bị dự báo

- Nếu có thể nên sử dụng hơn một phương pháp dự báo, và nên là những loại phương pháp khác nhau (ví dụ mô hình hồi quy và san mũ Holt, thay vì cả 2 mô hình hồi quy khác nhau).

- Các phương pháp được chọn nên được sử dụng để chuẩn bị cho một số các dự báo (ví vụ trường hợp xấu nhất, tốt nhất và có thể nhất).

Bước 8: Trình bày kết quả dự báo.

- Kết quả dự báo phải được trình bày rõ ràng cho ban quản lý sao cho họ hiểu các con số được tính toán như thế nào và chỉ ra sự tin cậy trong kết quả dự báo

- Người dự báo phải có khả năng trao đổi các kết quả dự báo theo ngôn ngữ mà các nhà quản lý hiểu được.

- Trình bày cả ở dạng viết và dạng nói.

- Bảng biểu phải ngắn gọn, rõ ràng.

- Chỉ cần trình bày các quan sát và dự báo gần đây thôi.

- Chuỗi dữ liệu dài có thể được trình bày dưới dạng đồ thị (cả giá trị thực và dự báo) - Trình bày thuyết trình nên theo cùng hình thức và cùng mức độ với phần trình bày viết.

Bước 9: Theo dõi kết quả dự báo.

- Lệch giữa giá trị dự báo và giá trị thực phải được thảo luận một cách tích cực, khách quan và cởi mở.

- Mục tiêu của việc thảo luận là để hiểu tại sao có các sai số, để xác định độ lớn của sai số.

- Trao đổi và hợp tác giữa người sử dụng và người làm dự báo có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì quy trình dự báo thành công.

2.3.1. Ứng dụng phân tích và dự báo sản lượng chè Tân Cương Tỉnh Thái Nguyên.

Bước 1. Thu thập và tổ chứcdữ liệu

Để phân tích và dự báo được ta cần có các số liệu cụ thể về sản lượng sản xuất tại Công Ty chế biến sản xuất chè Tân Cương. dưới đây là bảng số liệu thống kê sản lượng các năm từ 2005 – 2014.

Năm Búp chè tươi

(Đơn vị 1000 tấn) Chè khô (Đơn vị 1000 tấn)

2005 2.85 1.31

2006 3.2 1.5

2007 3.59 1.75

2008 4.3 2.1

2009 5.1 2.4

2010 5.36 2.57

2011 5.5 2.78

2012 5.9 2.95

2013 6.2 3

2014 6.98 3.2

Bảng 2.1. Bảng số liệu thống kê sản lượng chè Tân Cương qua các năm từ 2005- 2014( nguồn Công ty Tân Cương Xanh – Thái Nguyên)

Bước 2.Xác định các điều kiện chọn đầu vào cho dự báo

Để tiến hành đánh giá sai số của dự báo, chúng ta tiến hành xác định các điều kiện

chọn đầu vào cho dự báo gồm xác suất độ tin cậy , và tầm xa của dự báo.

Hình 2.3 Điều kiện chọn đầu vào cho dự báo

Bước 3.Xây dựng mô hình hồi quy

Dựa vào bảng số liệu đầu vào, hệ thống sẽ tiến hành phân tích và thể hiện phương trình hồi quy tuyến tính.

Hình 2.4. Phương trình hồi quy tuyến tính Bước 4. Phân tích kết quả dự báo

Hình 2.5 Biểu đồ kết quả phân tích dự báo Bước 5. Kiểm định kết quả dự báo

Để đánh giá kết quả dự báo có chính xác hay không, chúng ta tiến hành phân tích và dự báo sản lượng chè cho năm 2012 của tỉnh Thái Nguyên với bộ dữ liệu như trên nhưng được thu thập từ năm 2005 đến năm 2013.

Tương tự với điều kiện chọn đầu vào là xác suất độ tin cậy 95%, số bậc tự do là 6 và dự báo cho năm 2012. Hệ thống sẽ tiến hành phân tích, xử lý và cho bảng kết quả dự báo sản lượng chè năm 2012.

Chúng ta nhận thấy số liệu dự báo sản lượng chè năm 2014 và số liệu thực tế sản lượng chè năm 2014 có sự chênh lệch là do có sai số trong dự đoán.

Bên cạnh đó, ta có bảng thông số của mô hình hồi quy:

Regression Statistics

Multiple R 0.983001921 R Square 0.966292777

Hình 2.6. Bảng thông số của mô hình hồi quy

Multiple R:Hệ số tương quan bội(0R1) = 0.977Cho thấy mức độ chặt chẽ của mối quan giữa biến thời gian và sản lượng chè qua các năm.

RSquare:Hệ số xác định = 0.955 Trong 100% sự lượng chè thì có 95.5 % sự biến động là do các biến thời gian ảnh hưởng, 4.5 % là do sai số ngẫu nhiên.

Từ bảng thông số của mô hình hồi quy, hệ số xác định R2= 0.955 cho thấy sự phù hợp của mô hình được lựa chọn.

Chương 3.

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO SẢN LƯỢNG CHÈ TÂN CƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặt vấn đề bài toán

Xuất phát từ dữ liệu khảo sát thực tế, xây dựng hệ thống phân tích và dự báo thực nghiệm với một số phương pháp như: hồi quy tuyến tính, hồi quy bội, san bằng mũ,…

bằng Excel 2007 và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Excel 2007 với một số chức năng như:

• Tải dữ liệu qua các định dạng dữ liệu được lưu ở tệp Text, Excel, Sql,…

• Tự động tra dữ liệu qua bảng tra T – Student.

• Xuất biểu đồ thể hiện phương trình hồi quy và đường xu thế.

• Xuất bảng kết quả phân tích và dự báo: dự báo điểm, sai số dự báo, sai số chuẩn, khoảng dự báo….

• Xuất biểu đồ cột theo các năm.

3.1.1. Tầm quan trọng của dự báo và sản lượng chè.

Trên thế giới đã có nhiều tác giả đưa ra cách phân loại các phương pháp dự báo khác nhau. Tuy nhiên, theo Gordon trong hai thập kỷ gần đây, có 08 phương pháp dự báo được áp dụng rộng rãi trên thế giới như: Tiên đoán, ngoại suy xu hướng, dự báo tổng hợp,….

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều đơn vị tham gia công tác phân tích dữ liệu và dự báo phục vụ việc lập và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia, Viện Chiến lược phát triển, Tổng cục Thống kê và Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân,… Bên cạnh đó, bài toán phân tích và dự báo đã được một số nhà quản lý, chuyên gia kinh tế nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp ứng dụng vào một số lĩnh vực cụ thể: Phân tích và dự báo tình hình tài chính, tiền tệ, hoạch định và điều hành chính sách tài chính, xây dựng mô hình dự báo chỉ số thống kê xã hội chủ yếu, dự báo biến động giá chứng

khoán, dự báo sự tác động của vốn đầu tư từ nước ngoài, dự báo giá một số mặt hàng tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa tập trung nhiều vào việc dự báo sản lượng cho một số cây công nghiệp nhằm có được những biện pháp phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao.

. Từ năm 2013 đến nay, diện tích trồng chè của tỉnh đã tăng thêm 200 ha và có tới 56,4% chè giống mới. Số liệu năm 2015, diện tích chè trồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gần 20.000 ha, với sản lượng đạt 190.000 tấn/năm; năng suất đạt tới 110 tạ/ha, tăng hơn 10 tạ/ha; sản lượng tăng 1.500 tấn. Điều đáng nói là giá chè luôn ổn định ở mức tương đối cao.

Trong đó sản lượng chè của công ty Tân Cương đạt 3.1 tấn/năm. Dự báo về sản lượng cho thấy mức cấp thiết để đạt được hiểu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH Tân CươngThái Nguyên (Trang 20 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w