Đổi mới công tác chỉ huy chỉ đạo và phương thức tổ chức hoạt động nghiệp vụ trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế:

Một phần của tài liệu đặc điểm các hoạt động điều tra tội phạm trật tự quản lý kinh tế (Trang 26 - 29)

II/ Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong thời gian tới:

2. Đổi mới công tác chỉ huy chỉ đạo và phương thức tổ chức hoạt động nghiệp vụ trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế:

Lãnh đạo các đơn vị CSĐT TP về kinh tế cần chủ động nâng cao nhậ thức, đổi mới công tác chỉ huy, chỉ đạo và phương thức tổ chức hoạt động nhgiệp vụ trong phòng ngừa, đấu tranh chống tộiphạm kinh tế. Tránh sự trùng dẫm, oan sai, sót lọt.

Hiện nay mô hình tổ chức của lực lượng CSĐT TP về kinh tế vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương, còn xem nhẹ công tác trinh sát. Để khắc phục tình trạng trên, lãnh đạo các cấp cần phải nghiên cứu bố trí cán bộ trinh sát chuyên sâu theo ngành nghề đã đào tạo. Mặt khác công tác luân chuyển cán bộ cũng phải hợp lý, thường xuyên, tránh bố trí cán bộ lâu tại một lĩnh vực, một tuyến, một địa bàn dẫn đến vô hiệu hoá trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm kinh tế.

Cục CSĐT TP kinh tế phải phối hợp với Học viện CSND, trường ĐH CSND và các trường trung học CSND để xây dựng nội dung bài giảng, giáo trình chuyên sâu về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế trong tình hình mới để đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế, trong đó chú ý đào tạo chuyên sâu về quản lý kinh tế, tài chính kế toán, ngoại ngữ, tin học…trang bị kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho CBCS lực lượng CSĐT TP kinh tế thấm nhuần mục đích, yêu cầu và những nội dung cụ thể, từ đó xác định vai trò, vị trí, nhiệm vụ chính trị trong quá trình hội nhập. Lãnh đạo các đơn vị phải có kế hoạch bố trí tời gian phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho trinh sát, điều tra viên học thêm ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu tìm hiểu thông lệ quốc tế và luật pháp quốc tế hoặc được đưa ra nước ngoài học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế với các nước để áp dụng vào thực tiễn nước ta. Đối với cán bộ chỉ huy cũng phải được đào tạo lại để nâng cao nhận thức và năng lực chỉ đạo hoạt động phòng ngưà đấu tranh chống tội phạm kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường trang bị phương tiện theo hướng chuyên sâu, từng bước hiện đại hoá đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.

3. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế:

Hợp tác quốc tế chỉ có thể có hiệu quả khi làm tốt các nội dung sau:

- Hội nhập và toàn cầu hoá tạo điều kiện cho chúng ta tiếp xúc, nghiên cứu học tập và vận dụng các thành tựu, kinh nghiệm, kỹ thuật, tận dụng các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế. Chúng ta có thể mở rộng kiểm soát tình hình và phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động của tội phạm kinh tế. Sư trao đổi thông tin giữa cảnh sát Việt Nam với các tổ chức Interpol, Aseanapol và ký hiệp định tương trợ tư pháp với nhiều nước trong đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm khủng bố, tội phạm rửa tiền và các tội phạm kinh tế khác. Mở rộng hợp tác dưới nhiều hình thức, và chú ý phải có lộ trình phù hợp., thực hiện nguyên tắc vừa hợp tác vừa đấu tranh. Nâng cao nhận thức cho CBCS trong hợp tác quốc tế.

- Tham mưu cho lãnh đạo các cấp rà soát các nghị định, hiệp định tương trợ tư pháp hình sự, đề xuất sửa đổi, bổ sung điều chỉnh hoạt động hợp tác quốc tế cho phù hợp với tình hình hiện nay. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế. Chủ đọng phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho tổng cục cảnh sát xây dựng và hoàn thiện quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin tội phạm, quy trình công tác liên quan đến hợp tác quốc tế. Tham gia xây dựng các chính sách, quy trình, quy chế

hoạt động của doanh nhân nước ngoài trong hoạt động kinh tế nhằm loại bỏ các doanh nghiệp xấu, lừa đảo từ nước ngoài vào cũng như hạn chế các hành vivi phạm pháp luật của các doanh nghiệp nước ngoài.

- Tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác nhiệp vụ công an và công tác bảo vệ kinh tế của một số nước đã trải qua giai đoạn đầu của hội nhập kinh tế tương tự nước ta đã vào WTO để học tạp kinh nghiệm, tránh bỡ ngỡ. Nắm tình hình kịp thời và đưa ra giải pháp đúng đắn nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của lực lượng CSĐT TP kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu đặc điểm các hoạt động điều tra tội phạm trật tự quản lý kinh tế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w