CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ PHÒNG VÀ KẾ TOÁN DỰ PHÒNG. 4
1.3 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1 Kế toán dự phòng tại Hoa Kỳ
1.3.1.3 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Chuẩn mực kế toán Mỹ quy định: Hàng tồn kho đƣợc ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Vào cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá lại hàng tồn kho theo Giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường (LCM) theo yêu cầu của nguyên tắc thận trọng. Có thể sử dụng đánh giá hàng hoá tồn kho theo một trong 3 cách sau7:
- Thứ nhất, LCM áp dụng cho từng loại hàng tồn kho.
- Thứ hai, LCM áp dụng cho từng nhóm hàng.
- Thứ ba, LCM áp dụng cho tất cả các mặt hàng.
7 Ths. Phạm Rin, Tạp chí kế toán. Kế toán Mỹ: Phương pháp đánh giá hàng tồn kho cuối niên độ kế toán
h
Để minh hoạ cho phương pháp đánh giá này, giả sử hàng tồn kho của một công ty gồm có 5 mặt hàng đƣợc phân làm 2 nhóm.
a) Đánh giá hàng hoá tồn kho theo từng mặt hàng:
Tên hàng Số lƣợng
Giá vốn Giá thị trường LCM Đơn vị Tổng số Đơn vị Tổng số
Nhóm 1
A 1.000 20 20.000 18 18.000 18.000
B 2.000 15 30.000 17 34.000 30.000
C 1.500 10 15.000 9 13.500 13.500
Nhóm 2
D 2.000 7 14.000 8 16.000 14.000
E 3.000 5 15.000 4 12.000 12.000
Tổng cộng 94.000 93.500 87.500
Theo phương pháp này thì mức giá thấp hơn được xác định trên cơ sở so sánh giữa giá vốn và giá thị trường của từng mặt hàng, số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập sẽ là 6.500 (= 94.000 - 87.500)
b) Đánh giá hàng hoá tồn kho theo nhóm hàng:
Tên hàng Số lƣợng
Giá vốn Giá thị trường LCM Đơn vị Tổng số Đơn vị Tổng số
Nhóm 1 65.000 65.500 65.000
A 1.000 20 20.000 18 18.000
B 2.000 15 30.000 17 34.000
C 1.500 10 15.000 9 13.500
Nhóm 2 29.000 28.000 28.000
D 2.000 7 14.000 8 16.000
E 3.000 5 15.000 4 12.000
Tổng cộng 94.000 93.500 93.000
Theo phương pháp này mức giá thấp hơn được xác định trên cơ sở so sánh giữa giá vốn và giá thị trường của từng nhóm hàng. số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập sẽ là 1.000 (= 94.000 - 93.000).
h
c) Đánh giá hàng hoá tồn kho cho tất cả các loại hàng tồn kho:
Về cơ bản nó tương tự như đánh giá theo từng nhóm hàng, tuy nhiên doanh nghiệp khi đánh giá sẽ không phân loại từng nhóm mà đánh giá cho tất cả các loại hàng tồn kho.
Cách đánh giá hàng tồn kho cuối niên độ kế toán khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, tuỳ tình hình thực tế mà doanh nghiệp có thể vận dụng một trong những phương án trên, tuy nhiên phải đảm bảo:
* Hàng tồn kho không được đánh giá cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Nếu theo LCM, giá trị hàng tồn kho sẽ đƣợc ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá vốn và giá thị trường. Tuy nhiên, nếu giá trị thuần thực hiện đƣợc thấp hơn cả giá vốn của hàng hoá thay thế thì hàng tồn kho phải đƣợc ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc
Giả sử hàng hoá đƣợc mua với giá 100, giá bán dự kiến là 130. Vào cuối niên độ kế toán, sự giảm giá chung của thị trường dẫn đến trị giá vốn hàng hoá thay thế là 90. Tuy nhiên, giả sử hàng hoá trên bị lỗi thời, hƣ hỏng;
chi phí hoàn thiện trước khi bán là 5, như vậy, giá trị thuần thực hiện được là 85 (= 90 - 5). Do giá trị thuần thực hiện đƣợc (85) thấp hơn trị giá vốn của hàng hoá thay thế (90) nên hàng hoá phải đƣợc phản ánh trên sổ kế toán ở mức giá trị thuần thực hiện đựơc.
* Hàng hoá tồn kho không được đánh giá ở mức thấp hơn giá trị thuần thực hiện được trừ đi số dư lợi nhuận bình thường.
Ví dụ: Giả sử một công ty mua hàng với giá mua 70 và bán với giá 100, lãi gộp là 30 (= 100 - 70); tỷ lệ lãi gộp trên giá bán là 30% (= 30/100). Giả sử cuối niên độ kế toán giá bán giảm xuống còn 90, lãi gộp bình thường sẽ là 90 x 30% = 27. Do đó, hàng hoá tồn kho cuối niên độ kế toán không đƣợc đánh giá thấp hơn 63 (=90 – 27), cho dù giá vốn hàng hoá thay thế thấp hơn 63.
h
Nếu hàng hoá tồn kho đƣợc phản ánh trên sổ kế toán ở mức thấp hơn 63 thì báo cáo thu nhập của năm hiện hành sẽ phản ánh một số lãi gộp thấp khác thường; và khi hàng hoá được bán với giá 90 trong kỳ tiếp theo thì báo cáo thu nhập sẽ phản ánh số lãi gộp cao khác thường.