CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG KON TUM
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG KON
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển, ngành nghề kinh doanh Công ty CP đường Kon Tum tiền thân là Công ty mía đường Kon Tum, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Kon Tum quản lý và được thành lập ngày 23/08/1995 theo chương trình mía đường quốc gia.
Ngày 06/12/2000, công ty sáp nhập là thành viên của Công ty đường Quảng Ngãi theo quyết định số 4169/QĐ-BNN-TCCB của Bộ NN&PTNT.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước, do không cổ phần hóa được nên tách ra khỏi Công ty đường Quảng Ngãi. Ngày 01/11/2006 Nhà máy đường Kon Tum chuyển sang với tên gọi là Công ty đường Kon Tum là Công ty Nhà nước độc lập, trực thuộc Bộ NN&PTNT theo quyết định số 2945/QĐ-BNN-ĐMDN.
Do làm ăn thua lỗ, đến ngày 31/03/2007 tổng số nợ của công ty lên đến 129 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu. Với mục đích tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) đã mua nợ và tái cơ cấu lại Công ty đường Kon Tum. Từ ngày 01/07/2008 đến nay, công ty hoạt động với tên gọi là Công ty cổ phần đường Kon Tum.
Một số thông tin về Công ty cổ phần đường Kon Tum:
- Tên công ty: Công ty cổ phần đường Kon Tum
- Địa chỉ trụ sở: Km 2, xã Vinh Quang, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum - Website: www.ktsduongkontum.vn
h
- Vốn điều lệ (đƣợc sửa đổi năm 2012) của công ty là: 50.700.000.000 đồng (Năm mươi tỷ bảy trăm triệu đồng). Trong đó: Tỷ lệ CP của Nhà nước là 49,0%, CP của tổ chức là: 16,36% và CP của cá nhân là: 34,64%.
- Niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - Mã cổ phiếu: KTS
2.1.2 Phạm vi kinh doanh của công ty
- Sản xuất đường RS, đường thô, mật rỉ, các sản phẩm sau đường;
- Mua bán phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp;
- Sản xuất kinh doanh bao bì, điện thương phẩm;
- Sản xuất kinh doanh mía thương mại (mía giống và mía nguyên liệu);
- Xây dựng, sản xuất, lắp đặt máy móc thiết bị, gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí phục vụ các ngành sản xuất và dân dụng.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
Công ty cổ phần mía đường Kon tum là một doanh nghiệp sản xuất công nông nghiệp, do đó việc tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cũng có những đặc điểm riêng. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty mang đậm tính thời vụ, nó phụ thuộc hoàn toàn vào mùa vụ của loại nguyên liệu chính đó là mía cây. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu là sản xuất liên tục khép kín, không gián đoạn về mặt kỹ thuật, về thời gian. Tổ chức sản xuất của công ty tự đảm bảo đầu vào nguyên liệu mía cây cho đến đầu ra là tiêu thụ sản phẩm sản xuất.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty và bộ máy kế toán tại công ty a. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Hiện tại, cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty CP đường Kon Tum đƣợc chia theo chức năng . (Phụ lục 2.1)
h
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề đƣợc Luật pháp và điều lệ công ty quy định.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu sự quản lý trực tiếp của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tổng giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý, đại diện cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty và thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của điều lệ, quy chế của công ty và pháp luật.
- Phó tổng giám đốc kỹ thuật: phụ trách khâu sản xuất, là người tham mưu cho tổng giám đốc về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất trong toàn công ty.
- Phó tổng giám đốc nguyên liệu: phụ trách khâu nguyên liệu, là người tham mưu cho tổng giám đốc về công tác thu mua, vận chuyển, đầu tư trồng mới, phát triển vùng nguyên liệu.
- Phòng kế toán: thực hiện các nhiệm vụ về công tác kế toán tài chính, quản lý tài sản, vốn của công ty, đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, tham mưu cho tổng giám đốc về các chính sách liên quan đến tài chính của công ty.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: xây dựng các chiến lƣợc sản xuất kinh doanh; Tổng hợp thông tin và đánh giá thị trường để tiêu thụ sản phẩm; Cung
h
ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; Đàm phán ký kết hợp đồng mua bán vật tƣ, hàng hóa.
- Phòng nông vụ: tham mưu cho lãnh đạo công ty về vấn đề thu mua mía nguyên liệu, vận chuyển mía và đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu.
- Phòng kỹ thuật chất lượng sản phẩm: tham mưu cho lãnh đạo về chất lƣợng sản phẩm, kế hoạch sản xuất, tu bổ sửa chữa lớn, cải tiến thiết bị, đầu tƣ nâng cấp và mở rộng dây chuyền sản xuất.
- Phòng tổ chức hành chính và nhân sự: có nhiệm vụ quản lý về nhân sự, xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, xây dựng nội quy, quy chế của công ty, quản lý lao động và giải quyết các chế độ cho người lao động.
b. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Công ty Cổ phần đường Kon Tum tổ chức kế toán theo mô hình tập trung. Mặc dù có nhiều trạm nguyên liệu, trại giống, tổ sản xuất, nhƣng tất cả chứng từ kế toán đều chuyển về phòng kế toán tại Công ty để hạch toán và vào sổ sách, lập báo cáo. (Phụ lục 2.2)
Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận kế toán
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý điều hành bộ máy kế toán.
Giám sát và điều hành hoạt động tài chính của Công ty và tham mưu cho giám đốc trong việc sản xuất kinh doanh.
- Phó kế toán trưởng: Có trách nhiệm trước Kế toán trưỏng về việc chỉ đạo các kế toán viên trong công việc thuộc phạm vi Phòng Kế toán
- Kế toán tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ: Là người chịu trách nhiệm tập hợp chi phí và tính giá thành, lập nhật ký chung, nhật ký đặc biệt và sổ cái, theo dõi tình hình biến động TSCĐ. Cuối kỳ tiến hành tổng hợp lập báo cáo kế toán.
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản nợ phải trả và các khoản nợ phải thu của các đối tƣợng và theo dõi các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước.
h
- Kế toán vật tƣ kiêm thủ quỹ: Theo dõi tình hình nhập, xuất và sử dụng vật tư của Công ty đồng thời là người quản lý tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt theo lệnh của giám đốc và kế toán trưởng.
- Kế toán tiền lương: Thực hiện việc tính toán tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trên cơ sở các tài liệu liên quan của bộ phận quản lý lao động. Thực hiện việc thanh toán các chế độ và các khoản nợ phải trả cho người lao động.
- Kế toán các nông trường, xí nghiệp trực thuộc: Định kỳ cuối mỗi tháng, chuyển chứng từ ban đầu, tình hình sử dụng nguyên nhiên vật liệu vào sản xuất, tình hình tiêu hao nhiên liệu, tình hình sản xuất sản phẩm về công ty để hạch toán và theo dõi.
Mô hình kế toán tại Công ty theo hình thức tập trung, phòng kế toán tại công ty thực hiện hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở văn phòng công ty và ở các đơn vị trực thuộc; lập báo cáo quyết toán của toàn công ty.