CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG
2.2.3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính tại công ty
* Phân tích sự biến động cơ cấu tài sản – nguồn vốn
h
Đây là nội dung phân tích đầu tiên mang đến cho nhà quản trị doanh nghiệp một cái nhìn tổng quan về tài sản - nguồn vốn cũng như mối quan hệ cân đối giữa hai khoản mục này trên bảng CĐKT. Cách nhìn tổng quát đó sẽ giúp cho các nhà phân tích có những nhận xét, đánh giá sơ bộ đầu tiên và giúp luôn luôn có cái nhìn toàn diện.
Để tiến hành phân tích thì nhà quản trị DRC đã thực hiện phân loại tài sản ngắn hạn và dài hạn theo các khoản mục chuẩn của Bảng cân đối kế toán. Sau đó thực hiện tính toán tỷ trọng của từng khoản mục tài sản và tiến hành so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản, so sánh tỷ trọng của từng loại so với kỳ trước để có thấy khái quát sự biến động. Dựa trên bảng phân tích tài sản 2.1
Năm 2012 tổng tài sản của DRC đạt 2.478.090 triệu đồng tăng 856.501 triệu đồng so với năm 2011 đạt 1.621.589 triệu đồng tương đương tăng về số tương đối là 52.82 %. Năm 2013 tổng tài sản của DRC đạt 3.194.935 triệu đồng tăng 716.845 triệu đồng so với năm 2012, tương đương về số tương đối là 28.93%. Như vậy cho thấy tài sản của DRC có sự tăng trưởng qua các năm từ 2011-2013. Khoản mục tăng mạnh có thể kể đến là tài sản cố định, năm 2012 tăng 1.022.154 triệu đồng ( tương đương tốc độ tăng 266,24%) so với năm 2011 và đến năm 2013 thì tăng chậm hơn ( tăng 31.6%).
Năm 2012, khoản mục tài sản ngắn hạn là 1.044.044 triệu đồng, giảm 13,94% so với năm 2011 (1.213.156 triệu đồng) do:
- Các khoản “tiền và các khoản tương đương tiền” giảm là do các khoản tương đương tiền giảm. Cụ thể là giảm tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng.
- “Các khoản phải thu ngắn hạn” giảm do giảm các khoản phải thu của khách hàng trong nước giảm cho thấy tình hình thu hồi các khoản nợ ngắn hạn khá tốt.
- “hàng tồn kho” giảm 13,28% do hàng hóa đang đi đường đã đến nơi và thành phẩm giảm .
h
Bảng 2.1: Cơ cấu và sự biến động tài sản
ĐVT: Triệu đồng
2011 2012 2013 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011
TÀI SẢN
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 1,213,156 74.81 1,044,044 42.13 1,300,773 40.71 256,729 24.59 -169,112 -13.94 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 78,140 4.82 75,550 3.05 54,437 1.70 -21,113 -27.95 -2,590 -3.31
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 299,880 18.49 211,923 8.55 333,474 10.44 121,551 57.36 -87,957 -29.33
IV. Hàng tồn kho 821,504 50.66 712,407 28.75 901,491 28.22 189,084 26.54 -109,097 -13.28
V. Tài sản ngắn hạn khác 13,632 0.84 44,164 1.78 11,371 0.36 -32,793 -74.25 30,532 223.97
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 408,433 25.19 1,434,046 57.87 1,894,162 59.29 460,116 32.09 1,025,615 251.11
I- Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định 383,923 23.68 1,406,077 56.74 1,850,379 57.92 444,302 31.60 1,022,155 266.24
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 8,180 0.50 8,180 0.33 7,277 0.23 -903 -11.04 0.00
V. Tài sản dài hạn khác 16,330 1.01 19,789 0.80 36,506 1.14 16,717 84.48 3,459 34.36
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1,621,589 100.00 2,478,090 100.00 3,194,935 100.00 716,845 28.93 856,501 52.82
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty DRC qua các năm)
h
Thay vào đó, năm 2012 tập trung đầu tư vào tài sản dài hạn đạt 1.434.046 triệu đồng tăng 251,11% so với năm 2011 (đạt 408.433 triệu đồng). Có thể thấy trong cơ cấu tổng tài sản của DRC thì năm 2011 hàng tồn kho chiếm tỷ trong cao nhất (50,66%). Tuy nhiên sang 2012 và 2013 tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất (Năm 2012: 56,74% và năm 2013: 57,92%) do tập trung vào đầu tư xây dựng các dự án mới. Điều này thể hiện công ty đã chú trọng nhiều đến công tác đầu tư .
Ngoài tài sản cố định và hàng tồn kho, chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng tài sản của DRC là các khoản phải thu ngắn hạn. Trong năm 2011, khoản phải thu ngắn hạn là 299.880 triệu đồng chiếm 18,49% trong tổng tài sản.
Sang đến năm 2012 giảm còn 211.923 triệu đồng chiếm 8,55% trong tổng tài sản, năm 2013 khoản phải thu ngắn hạn tăng nhẹ đạt 333.474 triệu đồng chiếm 10,44% trong tổng tài sản.
Tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm qua các năm.
Năm 2011 đạt 78.140 triệu đồng, sang năm 2012 giảm 3,31% còn 75.550 triệu đồng, năm 2013 đạt 54.437 triệu đồng giảm 27,95% so với 2012. Mặc dù tiền mặt tại quỹ tăng qua các năm nhưng do các khoản đầu tư ngắn hạn giảm dẫn đến khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền cũng giảm dần qua các năm.
Nhìn chung qua 3 năm hầu hết các khoản mục trong tổng tài sản của DRC đều có sự tăng trưởng và phát triển. Nhìn một cách tổng quát ta thấy, cơ cấu tài sản của DRC tập trung nhiều vào tài sản cố định trong các năm trở lại đây (2012-2013). Ngoài ra các khoản mục còn lại đều có mức tăng trưởng và tỷ trọng hợp lý.
h
Bảng 2.2: Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn
ĐVT: Triệu đồng
2011 2012 2013 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011
TT NGUỒN VỐN
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A A - NỢ PHẢI TRẢ 743,840 45.87 1,308,610 52.81 1,815,282 56.82 506,672 38.72 564,770 75.93
I I. Nợ ngắn hạn 555,015 34.23 537,544 21.69 941,139 29.46 403,595 75.08 -17,471 -3.15
II II. Nợ dài hạn 188,825 11.64 771,066 31.12 874,143 27.36 103,077 13.37 582,241 308.35
B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 877,749 54.13 1,169,480 47.19 1,379,653 43.18 210,173 17.97 291,731 33.24
I I. Vốn chủ sở hữu 877,582 54.12 1,169,401 47.19 1,379,646 43.18 210,245 17.98 291,819 33.25
II II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 167 0.01 79 0.00 7 0.00 -72 -91.14 -88 -52.69
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1,621,589 100.00 2,478,090 100.00 3,194,935 100.00 716,845 28.93 856,501 52.82
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty DRC qua các năm)
h
Năm 2012, nguồn vốn gia tăng tương ứng với tỷ lệ gia tăng tài sản 52,82%. Tổng nguồn vốn tăng đồng hành với việc gia tăng tài sản cho thấy sự phát triển của công ty. Vốn chủ sở hữu năm 2012 chỉ tăng 33,25% so với năm 2011( tăng 291.819 triệu đồng). Trong khi đó, nợ phải trả năm 2012 tăng 75,93% so với năm 2011 (tăng 564.770 triệu đồng). trong đó nợ dài hạn năm 2012 tăng 308,35% so với 2011 ( tăng 582.241 triệu đồng) điều đó cho thấy công ty đã thực hiện việc vay nợ dài hạn để đầu tư cho tài sản cố định và xây dựng cơ bản. Nợ ngắn hạn năm 2012 giảm 3,15% so với năm 2011, điều này cho thấy công ty đã trả được 1 phần nợ ngắn hạn đến hạn.
Năm 2013 tổng nợ ngắn hạn đạt 941.139 triệu đồng, tăng 75,08% so với năm 2012. Trong giai đoạn này, công ty gia tăng vay nợ để tập trung đầu tư cho dự án Radial toàn thép, điều này làm gia tăng tỷ lệ nợ vay của công ty.
Nguồn vốn chủ sở hữu của DRC cũng tăng qua các năm, năm 2013 đạt
1,379,646 triệu đồng tăng 17,98% so với năm 2012, do công ty tăng vốn điều lệ và tăng lợi nhuận và các quỹ.
Trong cơ cấu nguồn vốn của DRC cho thấy năm 2011 nguồn vốn chủ sở hữu (54,13%) chiếm tỷ trọng cao hơn nợ phải trả (45,87%). Nhưng sang đến năm 2012 - 2013 thì tổng nợ phải trả lại chiếm tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu. Điều này phù hợp với việc công ty phải vay nợ để đầu tư vào các dự án lớn mang tầm chiến lược.
* Phân tích chỉ tiêu về cơ cấu vốn.
Bảng 2.3: Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
TT CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Hệ số nợ/ Tổng tài sản 0,46 0,53 0,57
2 Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu 0,85 1,12 1,31
(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty DRC qua các năm)
h
Hệ số nợ trên tổng tài sản qua các năm tăng, mức vay nợ tương ứng với mức tăng tài sản, nhưng điều đó cũng cho thấy công ty có khả năng tự chủ về tài chính không cao nhưng các chỉ số này nhỏ nên chứa đựng rủi ro nhỏ, chưa đáng báo động.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cũng tăng dần qua các năm 2011-2013.
Năm 2011 tỷ lệ này chưa rủi ro thấp nhưng đến năm 2012-2013 tỷ lệ này khá cao, cho thấy rằng nợ vay của công ty cao hơn vốn chủ sở hữu. Nhà quản trị công ty DRC chỉ đưa ra các chỉ tiêu về cơ cấu vốn nhưng lại không so sánh với chỉ tiêu bình quân của ngành.
* Phân tích hệ số thanh toán
Bảng 2.4: Hệ số thanh toán
TT CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
1 Hệ số thanh toán ngắn hạn 2.2 1.9 1.4
2 Hệ số thanh toán nhanh 0.7 0.6 0.4
(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty DRC qua các năm) Công ty thực hiện đánh giá khả năng thanh toán qua 2 chỉ tiêu là hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh. Qua bảng có thể thấy được hệ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1, điều này chứng tỏ công ty có khả năng đáp ứng việc thanh toán các khoản nợ trong vòng 1 năm. Nhưng hệ số này giảm dần qua các năm cho thấy tình hình tài chính của công ty chưa cải thiện, điều này là do công ty đã tăng khoản vay để bổ sung vốn lưu động.
Mặc dù hệ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1 nhưng hệ số thanh toán nhanh lại nhỏ hơn 1, do đó công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Điều này là do dự trữ tiền mặt thấp và giảm qua các năm 2011-2013 nên công ty cần xem xét mức dự trữ tiền cần thiết để đảm bảo hoạt động tài chính của công ty cho an toàn.
b. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Phân tích kết quả kinh doanh, tình hình thu nhập và chi phí.
h
Bảng 2.5: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
TT CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,706,755 2,895,509 2,911,127 188,754 6.97 15,618 0.54
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 70,058 110,575 112,177 40,517 57.83 1,602 1.45
3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,636,697 2,784,934 2,798,950 148,237 5.62 14,016 0.50
4 Giá vốn hàng bán 2,220,807 2,190,919 2,082,241 -29,888 -1.35 -108,678 -4.96
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 415,890 594,015 716,709 178,125 42.83 122,694 20.66
6 Doanh thu hoạt động tài chính 7,802 4,164 10,958 -3,638 -46.63 6,794 163.16
7 Chi phí tài chính 65,399 44,773 85,228 -20,626 -31.54 40,455 90.36
8 Chi phí bán hàng 50,876 59,892 74,400 9,016 17.72 14,508 24.22
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 49,656 81,972 70,476 32,316 65.08 -11,496 -14.02 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 257,761 411,542 497,563 153,781 59.66 86,021 20.90
11 Thu nhạp khác 7,126 7,114 4,382 -12 -0.17 -2,732 -38.40
12 Chi phí khác 1,275 1,540 1,393 265 20.78 -147 -9.55
13 Lợi nhuận khác 5,851 5,574 2,989 -277 -4.73 -2,585 -46.38
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 263,612 417,116 500,552 153,504 58.23 83,436 20.00 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 65,958 104,987 125,225 39,029 59.17 20,238 19.28
16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 197,654 312,129 375,327 114,475 57.92 63,198 20.25 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty DRC qua các năm)
h
Tiến hành so sánh tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với kỳ trước để thấy được một cách khái quát về sự biến động về thu nhập và chi phí của công ty DRC và tìm ra nguyên nhân sơ bộ giải thích cho sự biến động đó. Qua bảng “phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty DRC” có thể thấy, lợi nhuận của DRC có sự biến động theo chiều hướng gia tăng qua các năm từ 2011-2013. Trong năm 2011 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 263.612 triệu đồng, sang năm 2012 tăng 58,23% lên 417.116 triệu đồng, đến năm 2013 đạt 500.552 triệu đồng tăng ít hơn so với tốc độ tăng trong năm 2012 (tăng 20%).
Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu và cũng tăng đều qua các năm 2011-2013, tuy các khoản thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác tăng giảm không đều trong giai đoạn 2011-2013.
Cùng với việc tăng doanh thu thì các chi phí đi kèm theo doanh thu cũng tăng theo một cách hợp lý. Tuy nhiên, công ty chỉ tiến hành phân tích sơ bộ dựa trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh mà không phân tích riêng biệt thu nhập và chi phí để chỉ ra mối liên hệ giữa chúng để có thể xây dựng một cơ cấu hợp lý cho hai khoản mục này.
Trong công tác phân tích, nhà quản trị chỉ sử dụng các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ cho thấy quy mô thu nhập, chi phí trong một thời kỳ nhất định cũng như sự biến động giữa chúng qua các thời kỳ. Tuy nhiên, việc thay đổi quy mô thu nhập hay chi phí chưa thể kết luận được điều gì nếu trong công ty có sự thay đổi về quy mô đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc công ty phải xem xét sự biến động của thu nhập và chi phí trong mối quan hệ với quy mô tài sản, nguồn vốn…Đây là cách để có được các kết luận tương đối chính xác hơn về thu nhập và chi phí của công ty.
h
Một ưu điểm trong công tác phân tích của công ty là phân tích doanh thu có được dưa trên từng loại sản phẩm chủ đạo trên thị trường như sau:
Bảng 2.6: Kết quả sản xuất kinh doanh
So sánh (%) TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2012/2011 2013/2012 1 Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ 867.40 2,853.00 3,085.00 329 108
2 Doanh thu Tỷ 2,706.70 2,785.00 2,911.00 103 105
3 Xuất khẩu triệu USD 9.50 12.50 15.50 132 124
4 Nộp ngân sách Tỷ 214.00 281.00 287.00 131 102
5 Lợi nhuận Tỷ 263.60 417.00 500.60 158 120
6 Sản lượng tiêu thụ
6.1 Lốp xe đạp Chiếc 3,567,000 3,483,000 3,705,000 98 106
6.2 Săm xe đạp Chiếc 3,995,000 4,284,000 4,342,000 107 101
6.3 Lốp xe máy Chiếc 1,162,000 1,122,500 1,136,000 97 101
6.4 Săm xe máy Chiếc 1,937,000 2,822,000 3,216,000 146 114
6.5 Lốp ô tô máy kéo Chiếc 740,000 703,000 757,000 95 108
6.6 Săm ô tô Chiếc 504,000 517,000 615,000 103 119
6.7 Yếm ô tô Chiếc 382,000 398,000 427,000 104 107
6.8 Lốp ô tô đắp Chiếc 45,200 52,500 39,000 116 74
6.9 SP Cao su kỹ thuật Tỷ 6.60 4.90 5.50 74 112
7 Lốp ô tô Radial Chiếc 15,000
7.1 Săm ô tô Radial Chiếc 11,000
7.2 Yếm ô tô radial Chiếc 10,500
(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty DRC qua các năm) Nhìn chung trong ba năm 2011-2013 sự biến động sản lượng tiêu thụ của từng sản phẩm có xu hướng tăng, có một số sản phẩm trong năm 2012 lượng tiêu thụ giảm so với 2011 như lốp xe đạp ( đạt 98%), lốp xe máy (97%), lốp ô tô máy kéo (95%), sảm phẩm cao su kỹ thuật (74%). Đến năm 2013, sản lượng tiêu thụ của công ty đạt tăng trưởng tốt so với năm 2012. Cụ thể, mức
h
tăng cao nhất thuộc về săm ô tô ( tăng 19%), săm xe máy tăng 14%, lốp ô tô, máy kéo tăng 7%, lốp xe đạp tăng 7%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 24% so với năm 2012. Đóng góp lớn nhất vào mức tăng trưởng doanh thu xuất khẩu là từ nhóm lốp xe đạp (tăng 61%), lốp xe máy (tăng 398%), săm ô tô (tăng 62%), yếm ô tô (tăng 88%). Ngoài ra, trong năm 2013 công ty cũng đã đưa ra tiêu thụ sản phẩm lốp Radial đóng góp 78,9 tỷ đồng doanh thu.
c. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Việc phân tích BCTC ở công ty DRC các nhà quản trị hầu như không quan tâm đến phân tích Báo cáo LCTT mà chỉ tập trung vào phân tích tài sản, vốn, kết quả kinh doanh...dựa trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy, kết quả phân tích từ hai báo cáo trước không phản ánh một cách chính xác tiềm lực tài chính của công ty khi không biết thực tế vào ra của các dòng tiền trong các hoạt động kinh doanh của mình.
Điều này là một hạn chế của công ty DRC và các nhà quản trị cần dành sự quan tâm lớn hơn cho công tác phân tích này trong thời gian tới.
d. Phân tích tỷ số
* Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Bảng 2.7: Phân tích chỉ tiêu hoạt động
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 2013
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 2,8 2,6
Vòng quay phải thu Vòng 17,5 14,2
Vòng quay tài sản Vòng 1,4 1,0
(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty DRC qua các năm) Qua bảng phân tích trên cho thấy, số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 đạt 2,8 vòng. Sang năm 2013 số vòng quay này giảm còn 2,6 vòng. Điều này cho thấy công ty hoạt động chưa hiệu quả so với năm 2012. Vòng quay khoản phải thu năm 2013 đạt 14,2 vòng, giảm so với 2012, điều này cho thấy rằng
h
công ty thu hồi vốn nhanh và ít ứ đọng vốn so với năm trước đó. Vòng quay tài sản năm 2013 cũng giảm so với năm 2012, thể hiện rằng việc sử dụng tài sản có hiệu quả thấp so với năm trước. Điều này là do công ty đã đầu tư mạnh vào tài sản cố định, trong khi doanh thu thu được từ việc đầu tư này mới chỉ ở những năm đầu tiên.
Việc phân tích các chỉ số hoạt động của công ty chỉ nêu ra những con số mà không tiến hành so sánh, phân tích cụ thể sự biến động của những chỉ tiêu trên.
* Chỉ tiêu ROA, ROE
Từ các số liệu trên Báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, các nhà phân tích đã tính toán và lập bảng so sánh:
Bảng 2.8: Bảng phân tích tình hình doanh lợi
2012/2011 2013/2012 TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Mức % Mức %
1 ROA 12% 15.% 13.% 3% 27 -2% -13
2 ROE 23% 31% 30% 8% 33 -1% -3
3 LNST/DOANH THU 10% 11% 13% 1% 8 2% 19
(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty DRC qua các năm) Nhìn vào bảng trên nhà quản trị ngân hàng nhận thấy cả ROA và ROE của công ty có xu hướng giảm qua 3 năm. Đây là một dấu hiệu cần chú ý.
Nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lại tăng dần qua các năm. Điều này thể hiện rằng, mặc dù là lợi nhuận cao, song do ở giai đoạn ban đầu nên lợi nhuận thu được sau khi đầu tư vào vốn kinh doanh chưa cao nhưng về tương lai thì có triển vọng.
Qua khảo sát công tác phân tích lợi nhuận ở công ty DRC thì phương pháp chủ yếu là so sánh và tỷ lệ để tính toán sự thay đổi của tổng lợi nhuận qua các năm đồng thời tính toán và so sánh một vài tỷ lệ phản ánh lợi nhuận
h
của công ty là ROA, ROE, LNST/doanh thu. Tuy nhiên việc đánh giá này còn sơ sài chỉ mang tính công bố những con số và không đi vào phân tích nhiều vì nhà quản trị chưa sử dụng phương pháp Dupont để nghiên cứu nhân tố nào tác động làm thay đổi ROA, ROE.