Trách nhiệm nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết việt nam , (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ GIAN LẬN, SAI SÓT VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KTV ĐỘC LẬP ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HIỆN GIAN LẬN, SAI SÓT TRONG KIỂM TOÁN BCTC CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VN

2.2. Tổng quan các quy định liên quan đến trách nhiệm của KTV độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong cuộc kiểm toán BCTC

2.2.1. Trách nhiệm nghề nghiệp

VSA 240 “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC”:

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240, khi thực hiện kiểm toán KTV chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng BCTC, xét trên phương diện tổng thể, không còn có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Để đạt được sự đảm bảo hợp lý, KTV phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình kiểm toán, phải cân nhắc khả năng BGĐ có thể khống chế kiểm soát và phải nhận thức được thực tế là các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện nhầm lẫn một cách hiệu quả có thể không hiệu quả trong việc phát hiện gian lận. KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn gây ra.

h

Nếu xác định được hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian lận thì KTV phải có trách nhiệm báo cáo về hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian lận đó với bên thứ ba (nếu có). Mặc dù trách nhiệm bảo mật thông tin của khách hàng có thể không cho phép KTV thực hiện việc báo cáo đó nhưng trong một số trường hợp, trách nhiệm pháp lý của KTV có thể cao hơn trách nhiệm bảo mật đó.

Tài liệu hướng dẫn thực hiện VSA 240 của VACPA:

Khi thực hiện kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, KTV chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng BCTC xét trên phương diện tổng thể không còn chứa đựng sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn mà chưa được phát hiện ra. Do những hạn chế vốn có của kiểm toán, nên có rủi ro không thể tránh khỏi là một số sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC sẽ không được phát hiện, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Để đạt được sự đảm bảo hợp lý, KTV phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình kiểm toán, phải cân nhắc khả năng Ban Giám đốc có thể khống chế thủ tục kiểm soát và phải nhận thức được thực tế là các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện nhầm lẫn một cách hiệu quả có thể không hiệu quả trong việc phát hiện gian lận.

VSA 200 “Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”:

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, trách nhiệm của KTV là tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm cả tính độc lập, liên quan đến kiểm toán BCTC; phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp để nhận biết các trường hợp có thể dẫn đến BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu; thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình lập kế hoạch và tiến hành cuộc kiểm toán. Ngoài ra, KTV còn có trách nhiệm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm giảm rủi ro kiểm toán xuống một mức thấp có thể chấp nhận được, từ đó cho phép kiểm toán viên đưa ra các kết luận phù hợp làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán.

Bên cạnh VSA 200, chuẩn mực VSA 240 còn mối quan hệ với một số chuẩn

h

mực kiểm toán khác như:

- VSA 230 - Tài liệu, hồ sơ kiểm toán.

- VSA 260 - Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán.

- VSA 315 - Tìm hiểu thông tin, môi trường hoạt động của đơn vị và đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu.

- VSA 330 - Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro.

- VSA 450 - Đánh giá những sai sót đã xác định trong kiểm toán.

- VSA 540 - Kiểm toán các ước tính kế toán, bao gồm các ước tính kế toán về giá trị hợp lý và thuyết minh liên quan.

- VSA 580 - Giải trình của Giám đốc.

- VSA 610 - Sử dụng công việc của kiểm toán nội bộ.

- VSA 700 - Báo cáo kiểm toán về BCTC.

Nội dung các VSA vừa kể trên đã được cập nhật sát với hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế phiên bản năm 2009 như đã trình bày ở mục 1.2.1.

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán (Ban hành và công bố theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính):

Nhằm đạt được sự tín nhiệm của xã hội đối với hệ thống thông tin của kiểm toán, tạo lập sự công nhận của chủ doanh nghiệp, tổ chức, khách hàng và các bên liên quan về tính chuyên nghiệp của người hành nghề kiểm toán, đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán đạt được các chuẩn mực cao nhất, tạo ra sự tin cậy của người sử dụng dịch vụ kiểm toán về khả năng chi phối của chuẩn mực đạo đức đối với việc cung cấp dịch vụ, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quy định trách nhiệm của người làm kiểm toán phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản sau: độc lập (áp dụng chủ yếu cho kiểm toán viên hành nghề), chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.

h

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết việt nam , (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)