TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Phương pháp giải bài tập liên kết phần cơ học và điện học trong các đề thi (Trang 23 - 34)

- Đồng chí tổ trưởng chuyên môn báo cáo và duyệt kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên phụ trách.

- Các đồng chí giáo viên được phân công thực hiện nghiêm túc kế hoạch. - Học sinh các lớp, giáo viên chủ nhiệm phối hợp và thực hiện nghiêm túc.

- Tổ chuyên môn có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá báo cáo kết quả thực hiện Quỳnh Lưu, ngày 04 tháng 09 năm 2021

Duyệt của hiệu trưởng (Kí tên, đóng dấu)

Duyệt của TTCM (Kí tên)

Những người lập kế hoạch

Nhóm Vật lí

3.3. Triển khai thực hiện các hoạt động TNST khi dạy chủ đề “Các máy điện xoay chiều”

I. Mục tiêu:

Phẩm chất Năng lực

MỤC TIÊU STT

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Nhận thức Vật lí

- Mô tả được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha.

- Ứng dụng của máy phát điện xoay chiều trong các thiết bị điện dân dụng.

- Vận dụng kiến thức để giải hệ thống bài tập.

[1]

[2]

[3]

- Trình bày được cách tạo ra từ trường quay và nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ.

- Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.

- Ứng dụng của động cơ không đồng bộ trong các thiết bị điện dân dụng.

- Vận dụng kiến thức để giải hệ thống bài tập.

[4]

[5]

[6]

[7]

Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học

- Vận dụng hiểu biết về cấu tạo, nguyên lí hoạt động của các máy điện xoay chiều để làm ra các sản phẩm như máy phát điện và động cơ điện.

- Vận dụng hiểu biết về ảnh hưởng của dòng điện Fu-cô đối với các máy điện xoay chiều để đề xuất giải pháp kĩ thuật và công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của chúng.

[8]

[9]

NĂNG LỰC CHUNG

Nhóm năng lực Năng lực thành phần

Năng lực tự học - Biết xác định mục tiêu học tập của bài. Tự nghiên cứu thu thập thông tin liên quan về các máy điện xoay chiều.

- Biết lập kế hoạch học tập.

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Xác định, phân tích, giải thích được các vấn đề liên quan

Năng lực tư duy - Phát triển năng lực tư duy thông qua cấu tạo phù hợp với chức năng

Năng lực giao tiếp hợp tác

- HS phát triển ngôn ngữ nói, viết, phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm.

Năng lực quản lí - HS biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.

Năng lực sử dụng CNTT

HS biết sử dụng phần mềm word, powerpoin, thu thập thông tin tranh ảnh qua mạng internet (goole, facebook, zalo, gmail...), video mô tả cấu tạo, nguyên lí hoạt động, ứng dụng của các máy điện xoay chiều, video hình ảnh các sản phẩm của nhóm.

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Yêu nước

- Tích cực tham gia và vận động bạn bè trong lớp, người dân tích cực trong lao động, sáng tạo, sử dụng các máy điện xoay chiều một các thông minh nhằm bảo vệ môi trường sống. - Có ý thức tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng các máy điện xoay chiều.

II. Thời gian, địađiểm

- Thời gian thực hiện: 2 tuần (1 buổi trên lớp, 2 buổi trải nghiệm STEM).

- Địa điểm: lớp học, phòng thực hành bộ môn, cơ sở sửa chữa và lắp ráp đồ điện dân dụng Quang Thành tại xã Quỳnh Bảng - Quỳnh Lưu (Điểm tham quan dã ngoại và trải nghiệm STEM) và ở nhà.

III. Chuẩn bị 1. Giáo viên

- Báo cáo với Ban giám hiệu, cha mẹ học sinh về việc thực hiện hoạt động thông qua bản kế hoạch cụ thể.

- Xin hỗ trợ kinh phí (khoảng 200.000 đồng) từ quỹ mỗi nhóm để mua giấy A0, chi phí in, phô tô tài liệu, mua các loại nguyên, vật liệu.

- Xây dựng phiếu điều tra, phiếu đánh giá, bảng tiêu đánh giá.

2. Học sinh

- Các văn phòng phẩm, vật liệu cần thiết để thực hiện sản phẩm.

- Máy tính, máy quay phim, máy ảnh.

IV. Gợi ý tổ chức hoạt động

Giai đoạn1: Giới thiệu hoạt động và hướng dẫn thực hiện hoạt động Mục tiêu: Sau khi kết thúc giai đoạn này, HS biết rõ về hoạt động mình đang thực hiện, nhiệm vụ cụ thể của nhóm, của bản thân trong nhóm và cách thức, kế hoạch để thực hiện nhiệm vụđó.

Hoạt động 1: Khởi động - Tìm hiểuthông tin về chủ đề

* Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS.

- Huy động kiến thứcliên quan đến chủđề.

* Cách tiến hành:

- Tạo hứng thú cho HS tiếp nhận nội dung kiến thức trong chủ đề.

- GV giới thiệu chủ đề và cách thức thực hiện chủ đề (nội dung kiến thức nền).

+ Tên chủ đề.

+ Phương thức thực hiện.

+ Nội dung dự án nghiên cứu.

- HS tham gia thảo luận xây dựng các kiến thức tổng quát của chủ đề: vẽ tranh, làm poster.

- HS tham gia dự án chế tạo các máy điện xoay chiều và ứng dụng chúng vào trong các thiết bị điện dân dụng bằng các vật liệu tái chế.

- HS tham quan trải nghiệm học tập tại cơ sở sửa chữa và lắp ráp đồ điện dân dụng.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về cách thức thực hiện chủ đề

* Mục tiêu

HS xác định được: sản phẩm cần có, các nhiệm vụ cần thực hiện, các cách thức tham gia dã ngoại, địa điểm dã ngoại…

* Phương thứctiến hành

- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động, hướng dẫn các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi thảo luận nhóm. GV giao câu hỏi thảo luận vàlập nhóm thảo

luận trong nhóm các ứng dụng Zalo, Messenger của lớp. Trong bước này GV tiến hành hướng dẫn để HS giải quyết được các vấn đề như:

+ Các nhiệm vụ cần thực hiện là gì?

+ Các sản phẩm cần có sau dự án là gì?

+ Kết qủa thu được ở địa điểm dã ngoại là gì?

- Bước 2: HS về các nhóm, phân công các nhiệm vụ trong nhóm: trưởng nhóm, thư ký rồitiến hành thảo luận công việc.

- Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Bước 4: GV dựa vào phần kết quả thảo luận của HS và ý kiến bản thân, giới thiệu một số công việc cần làm, sản phẩm cần có, hình thức, địa điểm bên ngoài lớp học khi thực hiện dự án.

* Dự kiến sản phẩm đạt được

1. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của các máy điện xoay chiều thể hiện bằngmột poster trên khổ giấy A0 hoặc bằng phiếu học tập.

2. Tìm hiểu thực tế ứng dụng của các máy điện xoay chiều thể hiện bằng album ảnh và video thông qua phỏng vấn trong quá trình tham quan dã ngoại tại cơ sở sửa chữa và lắp ráp đồ điện dân dụng tại địa phương.

3. Tìm hiểu và làm được các sản phẩm các máy điện xoay chiều (làm được máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha) thể hiện bằng sản phẩm, album ảnh và video thực hiện trong quá trình trải nghiệm tại cơ sở sửa chữa và lắp ráp đồ điện dân dụng tại địa phương và HS tự làm ở nhà.

* Gợi ý một số công việc cần làm

- Nghiên cứu, khảo sát, chụp ảnh, quay video các công việc cần làm.

- Thiết kế sản phẩm, chuẩn bị vật liệu làm sản phẩm và các vật liệu để trình bày sản phẩm, làm phóng sự, phỏng vấn…

Hoạt động 3: Phân loại và thành lập nhóm

- Giáo viên tổ chức chia nhóm học sinh theo khả năng, sở thích và theo địa bàn của HS. Mỗi nhóm có từ 10 - 12 HS, sao cho mỗi nhóm đều có những học sinh có những sở thích và khả năng khác nhau. Số lượng nhóm cũng cần chú ý để đảm bảo hài hòa với số lượng sản phẩm đầu ra.

- Chia mỗi lớp gồm 4 nhóm như sau:

Nhóm 1: gồm 10 - 12 HS thuộc các xã: Quỳnh Tiến, Quỳnh Nghĩa.

Nhóm 2: gồm 10 - 12 HS thuộc các xã: Quỳnh Minh, Quỳnh Lương, Quỳnh Yên.

Nhóm 3: gồm 10 - 12 HS thuộc các xã: Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên.

Nhóm 4: gồm 10 - 12 HS thuộc các xã: Quỳnh Thanh, Quỳnh Đôi, An Hòa.

Giai đoạn 2: Tiến hành thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch Hoạt động 1: Khởi động

* Mục tiêu

- Tạo môi trường vui vẻ, kích thích sự hứng thú cho SH.

- Giới thiệu các kiến thức liên quan cần vận dụng trong chủđề.

* Phương thức tiến hành

- GV chiếu một đoạn video nói vềcách sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả để hứng khởi và đặt ra vấn đề cần giải quyết.

Mã QR video

- GV cho HS chia sẻ cảm nhận về những hình ảnh vừa quan sát.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tổng thể vềcấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của các máy điện xoay chiều

* Mục tiêu

Đạt được các mục tiêu [1]; [2]; [4]; [5]; [6]

* Nội dung

Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc, ứng dụng của các máy điện xoay chiều.

* Sản phẩm học tập

- Cấu tạo của các máy điện xoay chiều.

- Nguyên lí làm việc của các máy điện xoay chiều.

- Ứng dụng của các máy điện trong thực tiển.

* Cách thức thực hiện

- Bước 1: Các nhóm họp nhóm chia sẻ các thông tin đã biết và thảo luận thống nhất nội dung trên tờ giấy A0 với các nội dung chính cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của máy phát điện và động cơ điện.

- Bước 2: Căn cứ vào sản phẩm đầu ra nhóm bắt thăm được, thảo luận nhóm để xác định cách thức thực hiện sản phẩm, những thông tin cầncó để thực hiện sản phẩm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên để có được sản phẩm đó.

- Bước 3: Các cá nhân thu thập thông tin theo phân công của nhóm, nộp lại cho thư ký/nhóm trưởng theo đúng tiếnđộ.

- Bước 4: Thư ký, nhóm trưởng tập hợp, phân loại thông tin, cử các thành viên tham gia: vẽ, viết thông tin.

- Bước 5: Hoàn thành sản phẩm.

SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA CÁC NHÓM

Sản phẩm của nhóm 1 lớp 12D3 Sản phẩm của nhóm 2 lớp 12D3

Sản phẩm của nhóm 3 lớp 12D3 Sản phẩm của nhóm 4 lớp 12D3

- Bước 6: Báo cáo sản phẩm (đại diện các nhóm báo cáo): mỗi nhóm sẽ bắt thăm và báo cáo theo nhánh sản phẩm trong 6 phút, các nhóm khác bổ sung và đặt câu hỏi thảo luận.

BÁO CÁC SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA CÁC NHÓM

Báo cáo của nhóm 1 lớp 12D3 Báo cáo của nhóm 2 lớp 12D3

Báo cáo của nhóm 3 lớp 12D3 Báo cáo của nhóm 4 lớp 12D3 - Bước 7: Thảo luận giữa các nhóm

- Bước 8: Ý kiến của GV

Kết luận: HS hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của các máy điện xoay chiều.

Hoạt động 3: Thiết kế sơ đồ nguyên lí hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha.

* Mục tiêu

Đạt được các mục tiêu [8]; [9]

* Nội dung

Thiết kế sơ đồ nguyên lí và mô hình của máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha.

* Sản phẩm học tập

- Sơ đồ nguyên lí làm việc và mô hình của máy phát điện xoay chiều một pha.

- Sơ đồ nguyên lí làm việc và mô hình của máy phát điện xoay chiều ba pha.

* Cách thức thực hiện

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ

GV phân công 2 nhóm thiết kế sơ đồ nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay chiều một pha và 2 nhóm thiết kế nguyên sơ đồ nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay chiều ba pha.

HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC TẬP GV: Hướng dẫn qua quy trình thiết kế sơ

đồ nguyên lí.

- Mỗi nhómtự phân công nhóm nhỏ, thư kí, người báo cáo.

- Mỗi nhóm nhỏ sẽ ghi ý kiến của nhóm vào đúng góc của “Khăn trải bàn”.

- Cả nhóm thảo luận và thống nhất để hoàn thành công việc.

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC TẬP VÀ THẢO LUẬN

- GV: tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc và thảo luận.

- GV: chọn 2 nhóm báo cáo (nhóm nhanh nhất) và 2 nhóm còn lại nhận xét.

- GV: đặt thêm câu hỏi thảo luận (Ưu nhược điểm và tính khả thi từ các

- Các nhóm trình bàykết quả thảo luận lên bảng

- 02 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, 02 nhóm còn lại theo dõi và nhận xét, góp ý.

- Các nhóm trả lời các thắc mắc của

sản phẩm của HS) nhóm khác.

GV KẾT LUẬN - GV tổ chức cho HS tự nhận xét và

nhận xét lẫn nhau.

- GV tổng hợp đánh giá của HS và từ đó chuẩn hóa kiến thức.

- Các nhóm tự đánh giá, đánh giá dựa vào phiếu đánh giá.

- Các nhóm chỉnh sửa, hoàn thiện các các sản phẩm của mình.

SẢN PHẨM CỦA CÁC NHÓM HS

Sơ đồ nguyên lí máy phát điện xoay

chiều một pha. Nhóm 1,4 lớp 12A2 Sơ đồ nguyên lí máy phát điện xoay chiều một pha. Nhóm 2,3 lớp 12A2

Sơ đồ nguyên lí máy phát điện xoay

chiều ba pha. Nhóm 1,2 lớp 12A5 Sơ đồ nguyên lí máy phát điện xoay chiều ba pha. Nhóm 3,4 lớp 12A5 Kết luận: Các nhóm HS vẽ được sơ đồ nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha.

Hoạt động 4: Tìm hiểu thực tế nhu cầu sử dụng các máy điện xoay chiều và vận dụng kiến thức vào thực tiển.

* Mục tiêu

Đạt được các mục tiêu [2]; [6]; [8]; [9]

* Nội dung

- Tìm hiểu ứng dụng thực tế của các máy điện xoay chiều trong đời sống và sản xuất.

- Chuẩn bị các nguyên, vật liệu và tiến hành làm máy phát điện xoay chiều theo kế hoạch.

* Sản phẩm học tập - Phiếu thu hoạch.

- Sản phẩm máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha.

* Cách thức thực hiện

- Tham quan dã ngoại và trải nghiệm STEM tại cơ sở sửa chữa và lắp ráp đồ điện dân dụng Quang Thành xã Quỳnh Bảng.

- Thực hiện phỏng vấn của HS (Cử HS làm MC: Em Hồ Hoài Anh - HS lớp 12A2) và anh Hồ Quang Thành là người trực tiếp quản lí cơ sở sửa chữa và lắp ráp.

MC: Giới thiệu qua thành phần của đoàn tham quan và mục đích của đoàn đến cơ sở để tham quan dã ngoại và trải nghiệm STEM: Vậy anh có thể giới thiệu cho chúng em biết thông tin về cơ sở của anh được không ạ?

Anh Thành: Vâng xin chào quí thầy cô và các em HS của trường THPT A, đã có tiết học trải nghiệm rất bổ ích tại cơ sở của chúng tôi. Cơ sở của chúng tôi chuyên sửa chữa và lắp ráp đồ điện dân dụng đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sửa chữa và sử dụng đồ điện dân dụng của bà con ở vùng Bãi Ngang và các vùng lân cận.

MC: Anh có thể cho chúng em biết các máy điện xoay chiều thường được sử dụng nhiều trong các thiết bị điện dân dụng nào?

Anh Thành: Các máy điện xoay chiều được sử dụng rất nhiều trong các thiết bị điện phục vụ bà con trong sản xuất và sinh hoạt.

Máy phát điện xoay chiều một pha có công suất nhỏ trong khoảng từ 2 kVA đến 5 kVA được bà con sử dụng chiếu sáng trong sinh hoạt, còn trong sản xuất được dùng để tưới nước cho rau màu, dùng để chạy các máy trong xưởng mộc, nhà máy động lạnh … nhằm khắc phục tình trạng thường xuyên mất điện và phục vụ cho những vùng canh tác mà điện lưới chưa có.

Động cơ điện thì được sử dụng rất nhiều: Trong sinh hoạt như là quạt điện,

Một phần của tài liệu Phương pháp giải bài tập liên kết phần cơ học và điện học trong các đề thi (Trang 23 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)