Mô hình dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy học cho sinh viên ngành công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (Trang 44 - 47)

1.3. Cơ sở lí luận về dạy học với sự hỗ trợ của AI

1.3.1. Mô hình dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ

Thế giới đã trải qua 4 cuộc CMCN và chúng ta đang trong giai đoạn của CMCN 4.0. Cùng với các cuộc CMCN thì nền giáo dục thế giới cũng có những bước phát triển song hành. Theo Phạm Đỗ Nhật Tiến, giáo dục 4.0 hiện nay là giáo dục suốt đời, mở, cá thể hóa và chuẩn bị con người cho canh tân, sáng tạo. CMCN 4.0 tạo cơ hội cũng như đặt ra yêu cầu tất yếu phải xây dựng nền giáo dục 4.0. Theo đó, giáo dục trở thành một hệ sinh thái mà mọi người có thể cùng học tập mọi lúc, mọi nơi với các thiết bị được kết nối. Tổ chức giáo dục trở thành một hệ sinh thái tạo sản phẩm sáng tạo mang tính cá thể, với kiến thức và năng lực đổi mới, sáng tạo riêng của cá nhân.

Trang 30

Hình 1.6 Những bước phát triển của giáo dục qua các cuộc CMCN thế giới Tiếp cận giáo dục, dạy học thông minh (SMART Education) được nhắc đến từ những năm đầu thế kỉ XXI và ngày càng được nghiên cứu và phát triển theo các mô hình đa dạng (4C bao gồm Creativity, Critical Thinking, Collaboration, Communication; CBE là từ viết tắt của Competency-based Education - dạy học phát triển năng lực, OBE viết tắt của Outcomes-based Education- dạy học theo tiếp cận đầu ra...). Trong đó, nhấn mạnh đến sự chuyển đổi từ cách dạy học truyền thống sang một phương thức mới theo tiếp cận công nghệ với các mô hình dạy học phi truyền thống.

Về tổng thể, giáo dục thông minh được hiểu là: “sự tích hợp toàn diện công nghệ, khả năng tiếp cận và kết nối mọi thứ qua Internet bất cứ lúc nào và ở đâu”. Trong mô hình “SMARTER Education” các thành tố được thiết lập theo một hệ thống chỉnh thể, có tác động tương hỗ, thúc đẩy chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. Với các thành tố bao gồm: S (self-directed): Tự định hướng; M (motivated):

Tạo động lực; A (adaptive): Tính thích ứng cao; R (resources): Các nguồn lực, tài nguyên, học liệu mở rộng; T (technology): Dựa trên nền tảng công nghệ; E (engagement): khuyến khích sự tham gia; R (relevance): Sự phù hợp [73].

Mô hình này có thể tác động mạnh vào quá trình giáo dục theo những chiều hướng sau:

- Sự thay đổi trong kì vọng của người học và khả năng đáp ứng của các trường (khả năng thích ứng, có việc làm và tự tạo việc làm sau tốt nghiệp; khả năng duy trì và phát triển chuyên môn nghề nghiệp; cơ hội học tập suốt đời…);

- Sự đa dạng hóa các “sản phẩm giáo dục”, quá trình đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục nhờ cơ sở dữ liệu lớn, TTNT, chuỗi giá trị trong giáo dục;

- Sự thay đổi trong mối quan hệ, vai trò, vị trí của người dạy và người học trong quá trình dạy học, trong hệ sinh thái giáo dục;

- Sự thay đổi của môi trường dạy học, khuôn viên học tập với các dạng học liệu đa chức năng;

- Sự thay đổi các mô hình quản lí, điều hành trong giáo dục, dạy học trên nền tảng kĩ thuật số mới.

Trang 31

Về bản chất, với sự trợ giúp của công nghệ mới, giáo dục thông minh cần phải tạo được một phương thức hoàn toàn khác với giáo dục mang tính đại trà, “đồng phục”, hướng đến sự phân hóa, cá thể hóa và cá nhân hóa cao độ. Hệ thống kết nối con người - thông tin - vật thể, máy móc tạo thành một chuỗi liên kết trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi thiết chế giáo dục thành một hệ sinh thái đổi mới và sáng tạo.

TPACK (Technological Pedagogical Content Knowledge) là mô hình xác định những kiến thức mà người dạy cần có để giảng dạy hiệu quả với sự hỗ trợ của CNTT.

Ý tưởng về mô hình này đã nảy sinh trên cơ sở của nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có mô hình Pedagogical Content Knowledge (PCK) của [74]. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã nêu ra rằng, CNTT không thể được xem là một thành tố độc lập trong quá trình dạy-học. Hoạt động dạy-học hiệu quả cần có sự kết hợp CNTT với phương pháp sư phạm và kiến thức chuyên môn.

Mô hình TPACK gồm có 3 thành tố chính đan xen lẫn nhau như Hình 1.7 dưới đây:

Hình 1.7 Mô hình TPCK (Nguồn: [75])

Ba thành tố chính của TPACK (Technological Pedagogical Content Knowledge) được thể hiện bằng 3 vòng tròn, mỗi vòng tròn là một mảng kiến thức quan trọng của GV: kiến thức về lĩnh vực dạy - học (CK – Content Knowledge), kiến thức về phương pháp sư phạm (PK – Pedagogical Knowledge) và kiến thức về CNTT (TK – Technological Knowledge).

Mô hình TPACK cũng đề cập đến các dạng kiến thức mới hình thành do sự tương tác của 3 mảng kiến thức trên:

- Kiến thức phương pháp sư phạm sử dụng trong lĩnh vực dạy - học (PCK - Pedagogical Content Knowledge).

- Kiến thức về các công cụ CNTT chuyên dùng trong lĩnh vực dạy - học (TCK - Technological Content Knowledge).

- Kiến thức về các công cụ CNTT hỗ trợ những ý tưởng, phương pháp dạy - học cụ thể (TPK - Technological Pedagogical Knowledge).

Trang 32

Để việc ứng dụng CNTT vào dạy - học có hiệu quả, GV cần có cả 3 mảng kiến thức trên, nhưng việc vận dụng, mức độ tham gia của từng khối kiến thức trong những hoàn cảnh, bài học cụ thể phải linh hoạt.

Mô hình TPACK là một khung lí thuyết giúp các nhà giáo dục và quản lí thiết kế những hệ thống dạy - học và đào tạo hiệu quả hơn. Trước hết, mô hình TPACK chỉ ra sự kém hiệu quả của những mô hình đào tạo mà GV chỉ đơn giản tập trung vào một loại năng lực nào đó. Mô hình này chính là cơ sở cho việc phân tích kiến thức, năng lực GV, từ đó có những giải pháp đào tạo GV đáp ứng yêu cầu dạy - học của thế kỉ XXI. Ngoài ra, TPACK cũng tạo cơ sở để GV thiết kế những hoạt động học tập hiệu quả hơn. TPACK đã chỉ ra là việc học đạt hiệu quả cao nhất khi thầy trò cùng sử dụng sức mạnh của CNTT để khám phá tri thức trong môi trường học tập có gắn kết chặt chẽ với thực tiễn.

AI là một trong các công nghệ mới nổi tiêu biểu, có sự tác động và ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực dạy học. Mô hình thiết kế dạy học của Dick và Carey (The instructional design model) là một mô hình nổi tiếng về việc chỉ dẫn thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi [76], mô hình này có thể được vận dụng cho quá trình thiết kế dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ AI.

Hình 1.8 Mô hình thiết kế dạy học của Dick và Carey(Nguồn: [76])

Trong mô hình trên, các đường nét liền thể hiện các bước chính được người dạy quan tâm thực hiện trong quá trình thiết kế dạy học và thể hiện sự liên tục của quá trình, các đường nét đứt thể hiện các bước được thực hiện “ngầm” và có thể không phải là hoạt động bắt buộc thường xuyên.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy học cho sinh viên ngành công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)