Tình hình nghiên cứu trên Thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 22 - 26)

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới

Hiện nay, ô nhiễm nguồn nước là một trong những vấn đề đáng lo ngại của toàn cầu, ô nhiễm nước đã hủy hoại môi trường tự nhiên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhân loại. Kể từ thập niên 60 của thế kỷ trước, ô nhiễm nước đã gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Mỗi năm, thế giới tạo ra 400 tỷ tấn chất thải công nghiệp, phần lớn trong số đó chưa qua xử lý mà được đổ thẳng xuống sông, hồ, đại dương,...

Có thể kể đến ví dụ điển hình về sự ô nhiễm ở các dòng sông trên thế giới như tại sông Citarum, Indonesia, rộng 13.000km2, là một trong những dòng sông lớn nhất của Indonesia cung cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho 14 triệu dân thủ đô Jakarta, tưới cho những cánh đồng lúa gạo và là nguồn nước cho hơn 2.000 nhà máy, ô nhiễm nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt, người dân sử dụng nước cũng bị lây nhiễm nhiều loại bệnh tật,...

2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

- Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp mà cho cả phát triển thủy điện, giao thông vận tải…

Nguồn tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.

- Nguồn nước mặt: Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc. Mật độ sông ngòi là 0,12km/km2, dọc ven biển cứ khoảng 10km lại có một cửa sông.

Nếu chỉ kể các sông suối có chiều dài 10km trở lên đã có khoảng 2.560 con sông, bao gồm 124 hệ thống sông với tổng diện tích lưu vực 292.470km2, được phân bố ở khắp các vùng. Ở phía bắc có hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,... ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có sông Tiền, sông Hậu; ở Tây Nguyên có sông Xêrê pốk, sông Xê Xan, sông Ba, ở Đông Nam Bộ có sông Đồng Nai,...Tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 840 tỷ m3, trong đó riêng lượng nước hình thành trong nội địa là 328 tỷ m3 chiếm 38,8% lưu lượng dòng chảy. Tổng trữ lượng nước của các hệ thống sông khá lớn như sông Hồng, sông Thái Bình là 137 tỷ m3/năm, sông Tiền, sông Hậu 500 tỷ m3/năm; sông Đồng Nai 35 tỷ m3/năm. [1]

- Do nhiều hệ thống sông nước ta bắt nguồn từ lãnh thổ các nước láng giềng (như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long từ Trung Quốc, hệ thống sông Mã, sông Cả từ Lào...) nên khối lượng nước mặt lớn hơn lượng nước mưa. Sự phân bố nguồn nước mặt ở nước ta được thể hiện tại bảng 2.1

Bảng 2.1: Phân bố nguồn nước mặt ở Việt Nam.

Các vùng sinh thái và lưu vực

Tổng số Trong nội địa

Lưu lượng

(tỷ m3/năm) % Lưu lượng

(tỷ m3/năm) % Cả nước

840,0 100,0 328,0 100,

0 Lưu vực sông Hồng và sông Thái

Bình 137,0 16,3 90,6 27,6

Lưu vực sông vùng Quảng Ninh 8,5 1,0 7,2 2,2

Lưu vực sông vùng Cao Bằng,

Lạng Sơn 8,9 1,0 7,2 2,2

Lưu vực sông Mã 18,5 2,3 14,7 4,5

Lưu vực sông Cả 24,7 2,9 19,8 6,3

Lưu vực sông vùng Bình Trị Thiên 23,8 2,8 23,8 7,3

Khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng 21,6 2,6 21,6 6,6

Khu vực Quảng Ngãi, Bình Định 14,6 1,7 14,6 3,2

Khu vực Phú Yên, Khánh Hòa 12,5 1,4 12,5 4,4

Khu vực sông Đồng Nai 30,0 3,0 8,4 2,6

Lưu vực sông Ninh Thuận, Bình

Thuận 8,4 1,0

Nguồn: Địa lý Kinh tế - Xã hội Việt Nam, NXB ĐH Sư phạm [2]

- Hiện nay, chất lượng nguồn nước mặt tại một số sông suối, ao hồ đang có chiều hướng bị ô nhiễm do lượng nước thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt không được xử lý từng ngày, từng giờ thải xuống các dòng sông và ao hồ. Ở các khu vực ven biển, nước mặt đang có chiều hướng tiến sâu vào đất liền gây ra hiện tượng nhiễm mặn ở một số dòng sông (sông Hồng mặn lấn sâu 20km, sông Thái Bình là 40km, sông Tiền là 50km, sông Hậu 40km).

- Nguồn nước ngầm của nước ta là một bộ phận quan trọng của nguồn nước thiên nhiên. Nguồn nước này từ lâu đã được khai thác và sử dụng nhưng những năm gần đây mới được điều tra nghiên cứu toàn diện và có hệ thống.

Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy nguồn nước ngầm phần lớn chứa trong các thành tạo cách mặt đất thường từ 1-200m. Các phức hệ có khả năng khai thác được thể hiện tại bảng 2.2

- Phức hệ trầm tích lở rời, phân bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long và một vài nơi ven biển miền Trung.

- Phức hệ trầm tích cacbonat phân bố chủ yếu ở Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Phức hệ đá phun trào bazan phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Bảng 2.2. Công suất nước ngầm ở một số vùng

STT Vùng Công suất ước tính (m3/s)

1 Tây Bắc 262,0

2 Đông Bắc 262,0

3 Đồng bằng sông Hồng 98,0

4 Bắc Trung Bộ 8,5

5 Duyên hải Nam Trung Bộ 307,0

6 Tây Nguyên (tại Playcu) 16,4

7 Đông Nam Bộ 138,3

8 Đồng bằng sông Cửu Long 11,5

Lưu vực sông Cửu Long 505,0 60,0 50,0 15,2

Nguồn: Địa lý Kinh tế - Xã hội Việt Nam, NXB ĐH Sư phạm [2]

- Trữ lượng nước ngầm của nước ta phân bố không đồng đều trên lãnh thổ, theo diện tích cũng như chiều sâu. Vùng đồng bằng mực nước ngầm ở độ sâu từ 1- 200m có thể đạt 10triệu m3/ngày đêm, nhưng ta mới chỉ khai thác khoảng 48.000m3/ngày đêm, ở vùng đồi núi mực nước ngầm nằm ở độ sâu từ 10 -150m, đặc biệt ở vùng đá vôi mực nước ngầm có thể nằm ở độ sâu 100m, nước ở đây thường cứng và nhiều canxi. Việc sử dụng nước ngầm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, mới chiếm tỷ lệ nhỏ so với nguồn nước mặt nhưng cũng đã đem lại hiệu quả tốt, nhất là những lúc gặp hạn hán và ở những vùng ít sông suối. Ở các vùng ven biển nước ngầm thường bị nhiễm mặn. Ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long nước ngầm thường có hàm lượng sắt và độ axit cao.

- Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa quá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.

Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn, ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.

- Ví dụ: Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở các thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xảy ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý nước thải, một lượng chất thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết là những nguồn gây ra ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay, mật độ ô nhiễm trong kênh, các sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Ở thành phố Hà Nội , tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 1,1triệu

m3/ngày nhưng chỉ có 100m3 trong số đó được xử lý, còn lại thải thẳng ra sông, hồ,… Hiện Hà Nội chỉ có 40 cơ sở sản xuất công nghiệp, 29 cơ sở dịch vụ và 5 bệnh viện có trạm xử lý. Ở thành phố Hồ Chí Minh các chỉ số ô nhiễm trong nước thải đều ở mức rất cao như: TSS là 12.694 kg/ngày, BOD5

là 7.905 kg/ngày, COD là 18.406 kg/ngày. Tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 8/12 bệnh viện có hệ thống bể lắng lọc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)