CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HÀNH VI GÂY HẤN CỦA HỌC SINH
1.3. Hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở
1.3.1. Học sinh trung học cơ sở
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn học sinh THCS làm khách thể nghiên cứu cũng bởi nhiều lý do. Trước hết, các kết quả nghiên cứu đã
cho thấy rằng, biểu hiện của HVGH đang là một vấn nạn hiện nay, đặc biệt là dưới hình thức bạo lực học đường. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nghiên cứu lại chủ yếu tập trung vào đối tượng khách thể là học sinh THPT [10], [24], còn chưa có một nghiên cứu cụ thể về HVGH của học sinh THCS.
Học sinh THCS là lứa tuổi thiếu niên tình từ 11 đến 15 tuổi. Ở giai đoạn này khác sự phát triển của các em được phản ánh bằng các tên gọi khác nhau:
thời kì quá độ, tuổi khó khăn, tuổi khủng hoảng, khủng hoảng tuổi dậy thì, tuổi bất trị, v.v. Đây là lứa tuổi, trong thực tế đã được chứng minh, là rất thú vị, song cũng liên quan đến nhiều khó khăn cho thầy cô trong nhà trường bởi đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của nó.
Lứa tuổi học sinh THCS là một lứa tuổi đặc biệt, là giai đoạn chuyển tiếp, “các em không còn là trẻ con nữa nhưng vẫn chưa thực sự là người lớn”
[23]. Chính sự phát dục và những biến đổi trong sự phát triển thể chất của thiếu niên có ý nghĩa quan trọng với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới ở các em. Những biến đổi rõ rệt về mặt giải phẫu - sinh lý đối với thiếu niên làm cho các em trở thành người lớn một cách khách quan và làm nảy sinh trong ý thức các em cảm giác về tính người lớn [36]. Tuổi dậy thì khiến các em cảm thấy mình đã trở thành người lớn một cách khách quan. Cấu tạo tâm lý nhân cách trung tâm của tuổi thiếu niên là sự hình thành tự ý thức, “quan điểm” cái tôi ở mức độ mới, mà đặc trưng của nó là cảm giác làm người lớn:
thái độ của thiếu niên đối với bản thân mình như đối với người lớn, ý muốn thể hiện tính “người lớn” với người khác và muốn được mọi người xung quanh thừa nhận như là người lớn. Vì vậy, sự kiểm soát, sự yêu cầu phải phục tùng và phải biết nghe lời, sự phụ thuộc và giám hộ từ phía người lớn đều được thiếu niên bằng mọi cách “thoát ra”, các em cho rằng đã là người lớn, có thể tự đưa ra các quyết định và hành động theo quan điểm của mình; đó chính là những yếu tố dẫn đến nảy sinh khủng hoảng ở tuổi thiếu niên và xuất hiện dưới các hình thức chống đối khác nhau, mà đặc trưng là HVGH [23].
Đối với sự phát triển thể chất của học sinh THCS mà đặc biệt sự mất cân bằng trong hoạt động thần kinh, quá trình hưng phấn mạnh chiếm ưu thế và quá trình ức chế có điều kiện bị suy giảm nên thiếu niên không làm chủ được xúc cảm, không kiềm chế được xúc động mạnh. Sự thay đổi mối tương quan giữa các quá trình hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh thường gây nên tính chất mất cân bằng chung, dễ bị kích thích, hiếu động, uể oải theo chu kỳ của thiếu niên. Bởi vậy, thiếu niên dễ nổi nóng, hay có phản ứng vô cớ, dễ bị kích động, mất bình tĩnh [36]. Do ảnh hưởng của các tác động này mà ở các em thường xảy ra tình trạng bị ức chế ngược lại, xảy ra tình trạng bị kích động mạnh. Thiếu niên bị ức chế, uể oải và thờ ơ, lơ đễnh, tản mạn, một số khác trở nên cáu kính, mất bình tĩnh, vi phạm kỷ luật, đôi khi mắc phải hành vi không thuộc về bản chất [36].
Ngay trong sự phát triển của hệ thống tim mạch, ta cũng thấy có sự không cân đối, sự bắt đầu hoạt động mạnh mẽ của các tuyến nội tiết (đặc biệt là tuyến giáp trạng) thường dẫn đến một số rối loạn nhưng chóng qua trong hoạt động của hệ thần kinh. Có thể thấy các em dễ xúc động, dễ bực tức, dễ nổi khùng, điều đó có thể bộc lộ bằng những phản ứng gay gắt và mạnh như những cơn xúc động. Thiếu niên chịu tác động từ môi trường và không thể kiềm chế cảm xúc sẽ dẫn đến HVGH [23].
Ở lứa tuổi này, nhận thức của các em chưa thực sự sâu sắc. Mặc dù tình cảm của thiếu niên giai đoạn này cũng sâu sắc và phức tạp hơn lứa tuổi nhi đồng nhưng các em rất dễ xúc động, biểu lộ tình cảm một cách dễ dàng, tình cảm dễ chuyển hoá và mang tính chất bồng bột hăng say [36]. Đặc điểm này cho thấy, khả năng kiểm soát bản thân ở lứa tuổi này là khá kém, các em dễ dàng bị kích động, khó kiềm chế bản thân và tạo điều kiện để HVGH dễ dàng bộc lộ.
Tình bạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống và sự phát triển nhân cách của các em. Chính vị trí bình đ ng trong giao tiếp bạn bè vô cùng phù hợp với cảm giác trưởng thành của lứa tuổi này [36]. Cũng vì đây là mối quan hệ quan trọng nên nếu bị phá vỡ, các em dễ có cảm giác nặng nề, bi kịch
[36]. Chính vì thế, sau khi bị gây hấn, nhiều em đã cảm thấy tuyệt vọng và tìm đến những sự giải thoát tiêu cực, gây ra nhiều hậu quả đau lòng.