Để công tác dân vận của chính quyền huyện ở tỉnh Cao Bằng đạt kết quả tốt hơn trong những năm tới, các cấp ủy, chính quyền xác định thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm công tác dân vận cho đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền huyện.
Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn các huyện về nội dung, phương thức công tác dân vận của chính quyền. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt đầy đủ, nghiêm túc các nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, nhất là công tác dân vận chính quyền trong thời
dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân” và “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức.
Hai là, tiếp tục đổi mới nội dung công tác dân vận của chính quyền huyện theomhướng chủ động, tích cực, kịp thời trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của các cấp ủy đảng vào thực tiễn.
Ba là, tiếp tục đổi mới phương thức công tác dân vận của chính quyền huyện, bám sát địa bàn, bám dân.
Tạo mọi điều kiện để các đoàn thể và nhân dân tham gia xây dựng các thể chế, chính sách ngay từ khi đang còn dự thảo, lắng nghe ý kiến nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách để điều chỉnh kịp thời. Đặc biệt, cần tích cực, chủ động phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong khi tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, luật pháp và trong quản lý điều hành.
Bốn là, tập trung phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Chính quyền ở các huyện phải phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng,
từng huyện trong phát triển kinh tế, đồng thời chú trọng việc liên kết phát triển giữa các vùng kinh tế, theo ngành hoặc liên ngành. Tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt;
xây dựng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư các dự án lớn tạo sự đột phá mới về kết cấu hạ tầng, nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông nông thôn
Năm là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh;
sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đối với chính quyền huyện trong công tác dân vận.
Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các huyện ủy xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, giúp đỡ để chính quyền huyện triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác dân vận. Chính quyền ở các huyện cần phối hợp, tranh thủ sự giúp đỡ của các ban ngành, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cấp tỉnh để hướng dẫn nghiệp vụ và chỉ đạo thực hiện các nội dung, phương thức công tác dân vận chính quyền một cách khoa học, hiệu quả nhất.
Sáu là, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo của công dân.
Tập trung vào các nội dung, như: Tích cực mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tiếp dân ở các huyện miền núi có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa, phù hợp với tâm lý, tập quán nhân dân miền núi. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo thấu tình, đạt lý và đúng pháp luật. Đẩy mạnh cải cách hành chính để loại bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho nhân dân miền núi.
Bảy là, coi trọng công tác kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng mô hình và biểu dương gương người tốt, việc tốt đối với công tác dân vận của chính quyền các huyện. Định kỳ, hằng năm cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động công tác dân vận của chính quyền huyện; thường xuyên giám sát
thời. Đặc biệt phải tăng cường giám sát, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức.
C. KẾT LUẬN
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua. Thông qua phong trào thi đua yêu nước, nhiều hình thức, phương pháp dân vận được áp dụng có hiệu quả vào thực tế; nhiều hình thức, phương pháp mới nảy sinh, nhiều kinh nghiệm mới được tổng kết.
Trong mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng, Đảng ta luôn phát động phong trào thi đua yêu nước. Mặc dù với những hình thức và nội dung có khác nhau, song mục đích chung vẫn là khơi dậy và phát huy tất cả các lực lượng của mỗi người và của mọi người tạo thành lực lượng toàn dân, vượt qua những khó khăn, thử thách để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trước yêu cầu mới của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để công tác dân vận hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình- xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, cần phải tồ chức và thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, để nhà nhà thi đua, người người thi đua, ngành ngành thi đua, tạo động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.