Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của báo cáo đtm tại “trung tâm báo trợ xã hội tp cần thơ (giai đoạn 2) (Trang 24 - 31)

II. NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động/vận hành của dự án

2.3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Do đặc điểm loại hình của dự án là hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng bị bệnh tâm thần nên nguồn gây ô nhiễm không khí của dự án chủ yếu do các hoạt động sau:

- Ô nhiễm khí thải và bụi sinh ra từ các phương tiện vận chuyển trong khu vực dự án;

- Ô nhiễm không khí từ máy phát điện dự phòng;

- Ô nhiễm khí thải, mùi hôi từ phòng y tế (khu vực chứa thuốc) và khu xử lý nước thải tập trung;

(1) Khí thải và bụi từ các phương tiện vận chuyển:

Phương tiện vận chuyển trong khu vực dự án khi dự án đi vào hoạt động chủ yếu là phương tiện xe 2 bánh của cán bộ, nhân viên làm việc tại dự án và đôi khi có đoàn khách làm công tác từ thiện, thân nhân đến thăm các đối tượng tại dự án. Ước tính có khoảng 84 lượt/ngày. Quãng đường di chuyển trung bình cho một lượt xe là 5 km.

Dựa trên hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế Giới và cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ thiết lập đối với xe mô tô 2 bánh (dùng xăng, động cơ 4 thì, dung tích xilanh >50cc), có thể ước tính tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong khí thải các xe mô tô 2 bánh như sau:

Bảng 2.10. Hệ số ô nhiễm của khí thải xe mô tô 2 bánh

STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/1.000 km)

1 Bụi 0,12

2 SO2 0,76S

3 NOx 0,3

4 CO 0,002

(Nguồn: WHO, 1993)

Từ các hệ số ô nhiễm ở Bảng 3.9 và số lượt xe cùng với quãng đường di chuyển trung bình, có thể ước tính được tải lượng các chất ô nhiễm có trong khí thải xe mô tô 2 bánh, được trình bày trong Bảng 3.10.

Bảng 1.11. Tải lượng chất ô nhiễm của khí thải xe mô tô 2 bánh

STT Chất ô nhiễm Tổng tải lượng (kg/ngày)

1 Bụi 0,05

2 SO2 0,32

3 NOx 0,126

4 CO 2,1 x 10-3

=> Qua bảng thống kê từ tổ chức Y tế Thế Giới (1993) về tải lượng chất ô nhiễm phát sinh trong 1.000 km và đối chiếu với tải lượng chất ô nhiễm phát sinh

thực tế của xe máy tại dự án trong 5 km, qua đó nồng độ chất ô nhiễm do xe gắn máy tại dự án phát sinh là không đáng kể.

(2) Khí thải từ máy phát điện dự phòng:

Để đảm bảo nguồn điện cung cấp cho hoạt động của dự án trong trường hợp mạng lưới điện có sự cố, chủ dự án đã trang bị một máy phát điện Diesel dự phòng với công suất 50 KVA.

Trong quá trình vận hành, khí thải từ máy phát điện có chứa bụi than, SO2, NO, CO,… Ngoài ra, khi máy phát điện vận hành cũng có thể gây ra tiếng ồn và độ rung.

Các tác nhân trên có thể gây ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm tiếng ồn cho khu vực dự án và khu vực lân cận. Do dự án là nơi nuôi dưỡng các đối tượng bệnh tâm thần nên phải hạn chế đến mức tối thiểu nguồn tiếng ồn phát sinh tại dự án và phải đánh giá mức độ các tác động của máy phát điện dự phòng đến môi trường.

Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu vào khoảng 16 lít/giờ. Khối lượng riêng của dầu DO 0,84 kg/lít. Vậy nhu cầu tiêu thụ dầu tính theo khối lượng là 13 kg/giờ.

Ước tính tiêu thụ 1 kg dầu DO, máy phát điện sẽ cho ra lượng khí 38 m3. Như vậy, lưu lượng khí thải của máy phát điện là 494 m3/giờ. Hệ số ô nhiễm đối với quá trình vận hành máy phát điện chạy dầu dựa theo đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có thể ước tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện như sau:

Bảng 2.11. Tải lượng và nồng độ ô nhiễm khi chạy máy phát điện STT Chât ô

nhiễm

Hệ số ô nhiễm (kg/tấn)

Tải lượng ô nhiễm (kg/giờ)

Nồng độ ô nhiễm (mg/m3)

QCVN 19:2009/BTNMT

Cột B

1 Bụi 1,6 0,02 40,5 200

2 SO2 7,26*S 0,09 182,2 500

3 NO2 18,2 0,24 485,8 850

4 CO 73 0,09 821,0 1000

(Nguồn: WHO, 1993) Ghi chú: Hàm lượng S là 0,5%.

Như vậy, nồng độ phát thải các chất ô nhiễm của máy phát điện thấp hơn so với quy chuẩn cho phép và máy phát điện chỉ được sử dụng khi mạng lưới điện gặp sự cố tạm thời, không vận hành thường xuyên và trong khuôn viên dự án có nhiều cây xanh nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể.

(3) Ô nhiễm khí thải, mùi hôi từ phòng y tế (khu vực chứa thuốc) và khu xử lý nước thải tập trung:

Khí thải, mùi hôi phát sinh từ phòng y tế chủ yếu là mùi hôi từ thuốc kháng sinh và các loại hóa chất phục vụ cho nhu cầu điều trị bệnh cho các đối tượng đang được

nước thải tập trung. Tuy nhiên, do hệ thống xử lý nước thải được xây ngầm và lượng khí thải và mùi hôi thoát ra ngoài khá ít, chỉ phát sinh cục bộ, không lan truyền ra xa.

Ngoài ra, khu vực chứa thuốc cũng cách xa khu vực nghỉ ngơi của các đối tượng tại dự án và khu xử lý nước thải nằm tách biệt hoàn toàn với các khối nhà chức năng. Thêm vào đó, khuôn viên dự án có diện tích khá rộng và trồng nhiều cây xanh nên tác động của khí thải và mùi hôi từ các khu vực này không đáng kể. Do đó, trong báo cáo không đề xuất biện pháp giảm thiểu nguồn tác động này.

b. Tác động do ô nhiễm môi trường nước

Các nguồn gây tác động đến môi trường nước phát sinh chủ yếu trong giai đoạn vận hành dự án, bao gồm:

- Nước mưa chảy tràn trong khuôn viên dự án;

- Nước thải sinh hoạt của cán bộ, nhân viên và các đối tượng tại dự án.

(1) Nước mưa chảy tràn

Theo số liệu thống kê của WHO (1993) thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường chứa khoảng 0,5 – 1,5 mgN/l, 0,004 – 0,03 mg P/l, 10 – 20 mgCOD/l và 10 – 20 mgTSS/l. Nước mưa sẽ cuốn theo các chất cặn bã, đất, cát, xuống đường thoát nước, nếu không có biện pháp xử lý và tiêu thoát tốt sẽ gây nên tình trạng ứa đọng nước mưa, ảnh hưởng xấu đến môi trường và gây mất vẻ mỹ quan đô thị.

Lưu lượng nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án được tính toán như sau:

Q = q x a x S (m3/ngày)

- q: Lưu lượng mưa lớn nhất hằng ngày của tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7, năm 2011 là 384,5mm/tháng: q = 384,5/30 = 12,82 (mm/ngày) = 0,01282 (m/ngày);

- a: Hệ số thực nghiệm đặc trưng cho tính chất của mặt phủ. Trong trường hợp khu vực thực hiện dự án đã được bê tông hóa, theo TCVN 7957-2008 Thoát nước – mạng lưới và công trình ngoài trời, chọn a = 0,92;

- S: Diện tích đất (tính trên tổng diện tích đất 21.333 m2).

Vậy Q = 0,01282 x 0,92 x 21.333 = 251,6 m3/ngày.đêm (đây là lưu lượng trung bình của trận mưa lớn nhất trong tháng).

Khi dự án đi vào hoạt động ổn định thì hầu hết diện tích mặt bằng đã được bê tông hóa, do đó nước mưa chảy tràn tương đối sạch và dự án cũng bố trí hệ thống thoát nước mưa với các đường ống và hố gas lắng cặn nên ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn đến sức khỏe con người và môi trường nước trong khu vực không đáng kể.

(2) Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt tại dự án chủ yếu phát sinh từ nhà bếp, phòng giặt và từ quá trình vệ sinh cá nhân của các đối tượng bệnh tâm thần và cán bộ, nhân viên làm việc tại dự án. Lượng nước thải này có chứa các thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD5/COD), dầu mỡ, chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh,... gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp xử lý đạt hiệu quả.

- Nước thải phát sinh do hoạt động vệ sinh, tắm giặt của 571 người tại dự án được ước tính bằng 100% lượng nước cấp: 25,0 m3/ngày.đêm. Lượng nước thải này được thu gom vào bể tự hoại và đi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện hữu.

- Nước thải phát sinh do hoạt động nấu ăn, nước thải từ phòng chăm sóc y tế và hoạt động khác,…ước tính khoảng: 23,0 m3/ngày và dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Vậy, tổng lượng nước thải phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự án:

25,0 m3/ngày.đêm + 23,0 m3/ngày.đêm = 48,0 m3/ngày.đêm.

Do dự án đã xây dựng hệ thống thu gom và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 50 m3/ngày.đêm để xử lý lượng nước thải phát sinh tối đa tại dự án, nên chủ dự án tiến hành thu và phân tích mẫu nước thải. Do đó, nồng độ các chất ô nhiễm được so với QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (Cột A).

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.12. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

STT Thông số Nồng độ ô nhiễm

(mg/l)

QCVN 14:2008/

BTNMT (Cột A)

1 pH 7,26 5,0 – 9,0

2 BOD5 86 30

3 Tổng chất rắn lơ lửng 43 50

4 Sunfua 3,2 1,0

5 Amoni 52,45 5,0

6 Nitrat KPH 30

7 Phosphat 5,59 6,0

8 Dầu mỡ động thực vật 8,2 10

9 Coliform 9,3 x 103 3.000

(Nguồn: Sở LĐ-TB&XH, 2015)

Như vậy, nước thải phát sinh tại dự án có chứa nồng độ các chất ô nhiễm cao, một số chỉ tiêu như BOD5, sunfua, amoni và coliform có nồng độ cao hơn QCVN 14:2008/BTNMT – Cột A gấp nhiều lần nên lượng nước thải này phải được thu gom

vào hệ thống xử lý nước thải tập trung để đảm bảo nước thải đầu ra đạt quy chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

c. Tác động do chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn vận hành hoạt động dự án, bao gồm:

- Chất thải rắn thông thường;

- Chất thải nguy hại.

(1) Chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn thông thường của dự án là những loại rác thải trong quá trình sinh hoạt, ăn uống của các đối tượng bệnh tâm thần và cán bộ, nhân viên tại dự án như:

Thức ăn thừa, hộp cơm, bọc nylong, lon, chai nhựa đựng nước uống,... Thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt này là các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học như: rau, cải,... Nếu không có biện pháp thu gom xử lý hợp lý có khả năng tích tụ ngày càng nhiều sẽ gây tác động đến chất lượng không khí do phân hủy chất thải hữu cơ; cũng như tác động đến nguồn nước mặt do tăng độ đục nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây bồi lắng. Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây nguy cơ phát sinh và lan truyền mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người tại dự án, làm ô nhiễm môi trường và gây mất vẽ mỹ quan khu vực.

Với 571 người tại dự án, trung bình mỗi người thải ra môi trường khoảng 1,3 kg rác thải/ngày (theo QCXDVN 01:2008/BXD về quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Quy hoạch xây dựng, định mức phát sinh chất thải sinh hoạt tại quận Ô Môn mỗi người là 1,3 kg/ngày) nên lượng rác thải phát sinh khoảng 742,3 kg/ngày và số lượng khách đến dự án làm công tác từ thiện, thân nhân người bệnh khoảng 3 người/ngày, do đó, lượng rác phát sinh thêm khoảng 4,0 kg/ngày.

Vậy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án: 742,3 + 4,0 = 746,3 kg/ngày.

Ngoài ra, còn có lượng bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải khoảng 80 kg/tháng. Chủ dự án sẽ tiến hành lấy mẫu bùn phân tích nếu lượng bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung thuộc loại bùn thải có chứa chất thải nguy hại (mã CTNH 12 06 05), lượng bùn này sẽ được thu gom và xử lý theo Thông tư 36/2015/TT- BTNMT.

Lượng rác thải này nếu không có biện pháp thu gom hợp lý sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước mặt và nước ngầm tại dự án và các hộ dân xung quanh.

(2) Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh từ dự án trong giai đoạn hoạt động bao gồm chất thải y tế như các thiết bị vỡ, hỏng đã qua sử dụng có chứa thủy ngân và các kim loại

nặng (nhiệt kế, huyết áp kế,…); chất thải lây nhiễm: kim tiêm; các chai lọ chứa thuốc, hóa chất và chất thải nguy hại khác như bóng đèn huỳnh quang hư hỏng, mực in thải, hộp mực in, dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt từ máy phát điện dự phòng,...Lượng rác thải này phát sinh không nhiều chỉ khoảng 10 kg/tháng và được trữ trong kho chứa có diện tích 6 m2 tách riêng với các khối nhà chức năng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của báo cáo đtm tại “trung tâm báo trợ xã hội tp cần thơ (giai đoạn 2) (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w