PHẦN II: THIẾT KẾ KỸ THUẬT HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC
4.2. LỰA CHỌN DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
4.2.3. Lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý
4.2.3.5. Lựa chọn bể phản ứng và bể lắng
Bể phản ứng có chức năng hoàn thành nốt quá trình keo tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc và kết dính giữa các hạt keo và cặn bẩn trong nước để tạo nên những bông cặn lớn và được giữ lại trong bể lắng.
Bể lắng: Làm sạch nước sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn thành quá trình làm trong nước.
Việc lựa chọn bể phản ứng thường được kết hợp với bể lắng. Có thể thiết kế bể lắng kết hợp với bể phản ứng hoặc thiết kế hai bể độc lập với nhau.
Do công suất của trạm xử lý của đô thị là 38000 m3/ngđ nên có thể loại bỏ các bể phản ứng, lắng có công suất không phù hợp đó là:
+ Bể phản ứng xoáy hình trụ và hình côn: phù hợp với công suất < 10000 m3/ngđ.
+ Bể lắng đứng và xyclon thuỷ lực: phù hợp với công suất < 3000 m3/ngđ.
Đối với thiết kế kết hợp bể phản ứng và bể lắng thì ta có các dây chuyền phản ứng – lắng như sau:
+ Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng – bể lắng lamen.
+ Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng – bể lắng ngang thu nước bề mặt.
a) Bể lắng ngang thu nước bề mặt Ưu điểm:
+ Dễ dàng trong vận hành và quản lý.
+ Hiệu suất lắng tốt.
+ Ít bị ảnh hưởng bởi biến động của nhiệt độ và lưu lượng.
+ Về thi công: thi công đơn giản vì ít có những kết cấu phức tạp.
+ Về kết cấu: Xây dựng hợp khối với ngăn tách khí và bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng nên giải pháp kết cấu đơn giản, chiều cao xây dựng thấp.
Nhược điểm:
+ Diện tích mặt bằng lớn.
b) Bể lắng lamen Ưu điểm:
+ Hiệu suất lắng cao.
+ Giảm được diện tích trạm xử lý so với bể lắng ngang thu nước bề mặt rất nhiều.
+ Hiện nay, công nghệ hút bùn đã được cải tiến và tự động hóa.
Nhược điểm:
+ Mô đun ống lắng (tấm lắng) lớn dễ bị cong hỏng trong quá trình vận hành, việc sửa chữa thay thế khó khăn.
Vậy ta chọn bể lắng Lamen.
Chọn phương pháp xả bùn cặn cho bể lắng.
Phương án 1: Bể lắng Lamen hút bùn sử dụng hệ thống thu cặn Siphon CT2
Hình 4.8. Bể lắng sử dụng hệ thống hút bùn tự động Siphon CT2 - Ưu điểm:
+ Việc vận hành trở nên đơn giản và hiệu quả mà không yêu cầu công tác vệ sinh đáy bể.
+ Hệ thống hút bùn làm việc bằng nguyên tắc chênh áp tự nhiên của bể lắng, rất tiết kiệm lượng nước xả bùn so với kiểu cổ điển thông thường.
+ Lưu lượng hút bùn có thể được điều chỉnh bằng PLC theo mùa để tiết kiệm tối đa lượng nước xả bùn và không ảnh hưởng quá trình làm việc của bể lắng khi xả bùn.
+ Với thiết bị hút bùn này việc vận hành tư động và điều khiển Scada rất thích hợp và thuận tiện.
+ Hiệu quả làm việc của bể lắng tốt hơn, độ đục sau bể lắng luôn luôn ổn định.
+ Giảm chiều cao xây dựng giảm do không có các chóp thu cặn như phương pháp xả cặn thông thường.
+ Diện tích xây dựng bể giảm do vận tốc nước dâng là rất lớn.
- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.
+ Sử dụng điện năng nhưng không nhiều bởi hệ thống hút bùn Siphong CT2 chỉ có một động cơ có hộp số công suất 0,35Kw.
Phương án 2: Bể lắng Lamen hút bùn bằng phương pháp thuỷ lực thông thường.
- Ưu điểm:
+ Không tiêu hao điện năng.
+ Không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.
- Nhược điểm:
+ Khối tích xây dựng lớn.
+ Cặn dễ bị nén chặt ở phần dưới chóp thu cặn làm cho việc xẳ cặn trở lên khó khăn.
+ Tốn nước xả hơn.
+ Khi xả cặn a hưởng đến chế độ làm việc của bể lắng.
+ Khó có khả năng áp dụng kỹ thuật cao để vận hành các hoạt động của bể lắng.
Từ phân tích ưu nhược điểm của hai phương án ta quyết định lựa chọn bể lắng Lamen sử dụng hệ thống hút bùn tự động Siphon CT2 làm phương án thiết kế.