Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân (liên kết nhỏ) là sự liên kết giữa các công ty, các tập đoàn kinh tế ở các nước nhằm thiết lập các mỗi quan hệ kinh tế chung thông qua hợp đồng ký kết giữa các bên tham gia.
Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước (liên kết lớn) là sự liên kết của các quốc gia thông qua hiệp định ký kết của Chính phủ nhằm phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các thành viên tham gia.
Giống nhau:
- Các bên tham gia đều chịu sự tác động điều tiết của chính sách kinh tế của chính phủ, hợp tác trên cơ sở tự giác
- Đều là hoạt động liên kết kinh tế quốc tế, với mục đích đảm bảo lợi ích của các thành viên tham gia, thúc đẩy quan hệ kinh tế phát triển .
Khác nhau:
Tiêu thức Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước
Chủ thể tham gia
Các công ty, các tập đoàn kinh tế của các nước
Chính phủ các nước Mục đích - Từng bước vô hiệu hóa
hoặc giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực từ chính sách bảo hộ thương mại của các quốc gia
- Tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện công nghệ đổi mới đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kỹ thuật ở trình độ cao mà một công ty không đủ sức đáp ứng
- Đạt được lợi ích kinh tế cao hơn và tăng sức cạnh tranh cho mỗi thành viên - Khai thác lợi thế và khắc
phục hạn chế của nhau.
Nội dung Thiết lập các mối quan hệ trong sản xuất kinh doanh
Xoay xung quanh những vấn đề vĩ mô
Cơ sở pháp lý
Hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia
Hiệp định của Chính phủ Các hình
thức liên kết
- Liên kết hình thành các công ty quốc tế
- Liên kết để giải quyết các
- Khu vực mậu dịch tự do - Liên minh thuế quan - Liên minh kinh tế mối quan hệ kinh tế - Liên minh tiền tệ
Câu 2: Tại sao liên kết KTQT càng cao thì tính độc lập các thành viên càng cao?
Liên kết KTQT là sự hình thành một tổ hợp kinh tế giữa chủ thể của các nước trên cơ sở những quy định chung về phối hợp điều chỉnh và làm tăng cường sự thích ứng lẫn nhau giữa các thành viên nhằm thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát triển.
Liên kết kinh tế quốc tế càng cao thì tính độc lập của các thành viên càng giảm vì:
- Khi tham gia vào một liên kết kinh tế quốc tế, các quốc gia phải ký kết các hiệp định, các bên tham gia phải tuân thủ những quy định chung bắt buộc của các hoạt động liên kết kinh tế quốc tế đó, mà liên kết KTQT càng cao thì điều kiện ràng buộc giữa các thành viên càng lớn và sự biến động kinh tế ở một nước thành viên sẽ ảnh hưởng đến tất cả các thành viên khác tính độc lập của các thành viên càng giảm.
- Ví dụ: Khi chuyển từ CU sang CM ,tức là mức độ liên kết cao hơn: các nước tham gia lk CM không chỉ có hàng hóa, dịch vụ được tự do di chuyển trong khối mà vốn và sức lao động cũng được tự do di chuyển trong khối làm tăng sự ràng buộc giữa các nước tham gia từ đó giảm sự độc lập tự chủ của các nước, việc chủ động trog sử dụng vốn, sức lao động bị chi phối, ảnh hưởng.
Câu 3: Tại sao liên kết kinh tế quốc tế ở trình độ càng cao giúp cho các nước sử dụng hợp lý hiệu quả hơn nguồn nội lực?
Liên kết KTQT là sự hình thành một tổ hợp kinh tế giữa chủ thể của các nước trên cơ sở những quy định chung về phối hợp điều chỉnh và làm tăng cường sự thích ứng lẫn nhau giữa các thành viên nhằm thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát triển.
Khi tham gia liên kết kinh tế quốc tế, các quốc gia sẽ trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu các quốc gia tham gia vào quá trình phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất phát huy được lợi thế của mình để đạt được hiệu quả cao nhất sử dụng hợp lý hiệu quả nguồn nội lực thực hiện một nền kinh tế mở, các quốc gia tận dụng tiếp thu học hỏi được khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn
Câu 4: Tính tất yếu khách quan của HNhập KTQT?
Ở phạm vi Quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế là thực hiện mở cửa kinh tế quốc gia phát triển kinh tế quốc gia gắn liền với kinh tế khu vực và thế giới tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động kinh tế quốc tế và hoạt động thương mại đa phương.
Trong bối cảnh hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế là quy luật tất yếu khách quan đối với sự phát triển kinh tế của các nước do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau
Một là những yếu tố khách quan.
+ Do Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất vượt ra khỏi phạm vi Quốc gia, mang tính quốc tế, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phân công lao động quốc tế
+ Do sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học
+ Do sự tác động của các xu thế phát triển kinh tế thế giới như xu thế toàn cầu, hóa xu thế mở cửa kinh tế, xu thế phát triển kinh tế tri thức + Do xu thế Hòa Bình hợp tác cùng phát triển nên các quốc gia trên thế
giới cần thực hiện sự đối thoại thay cho đối đầu về kinh tế
Hai là những nhân tố chủ quan
+ Trong Quá trình phát triển kinh tế trên thế giới, không một quốc gia nào có đủ lợi thế về tất cả yếu tố sản xuất nên hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết để quốc gia giải quyết khó khăn về các nguồn lực
+ Các nước đều không muốn mình bị tụt hậu quá xa nên phải tìm mọi cách để hội nhập vào xu thế chung, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về kinh tế công nghệ
Câu 5: Những nội dung cơ bản của hội nhập KTQT là gì? Khi các nước tham gia hội nhập KTQT có phải cam kết thực hiện như nhau các nội dung không? Tại sao?
Hội nhập KTQT :Ở phạm vi một quốc gia, hội nhập KTQT là thực hiện mở cửa kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế quốc gia gắn liền với kinh tế khu vực và thế giới, tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động KTQT, vào hệ thống thương mại đa phương.
Những nội dung cơ bản của hội nhập KTQT:
+ Cam kết dành ưu đãi cho các nước khác trong quan hệ kinh tế, thương mại.
+ Cam kết mức độ r bỏ các rào cản thương mại (rào cản tài chính: thuế quan,…; rào cản hành chính: giấp phép, hạn ngạch,…)
+ Cam kết về mức độ và tiến trình mở cửa thị trường nội địa.
+ Cam kết thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử và công khai minh bạch trong quan hệ kinh tế thương mại (thực hiện nguyên tắc tối huệ quốc-MFN, nguyên tắc đối xử quốc gia- NT).
- Khi các nước tham gia hội nhập KTQT phải cam kết thực hiện như nhau các nội dung vì như vậy mới đảm bảo tính công bằng, đảm bảo vì lợi ích chung chứ không phải vì bất cứ lợi ích riêng của nước nào, cùng có chung một mục tiêu là thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư.
Câu 6: Phân tích 3 cấp độ cạnh tranh của Việt Nam khi tham gia hội nhập KTQT?(vấn đề năng lực cạnh tranh là thách thức lớn nhất của Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT).
Hội nhập KTQT :Ở phạm vi một quốc gia, hội nhập KTQT là thực hiện mở cửa kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế quốc gia gắn liền với kinh tế khu vực và thế giới, tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động KTQT, vào hệ thống thương mại đa phương.
1. Năng lực cạnh tranh quốc gia: còn thấp. Nguyên nhân:
+ Cơ sở hạ tầng nước ta còn thấp kém.
+ Chính sách của nhà nước không ổn định , trình độ lao động và trình độ quản lí còn thấp kém.
+ Khả năng đáp ứng các điều kiện của các nhà đầu tư còn thấp, không thu hút vồn đầu tư nước ngoài, nước ta có chỉ số tham nhũng cao, khả năng sử dụng vốn hiệu quả kém, môi trường kinh doanh không công khai minh bạch.
2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng rất yếu
+ Do trình độ khoa học thấp, khả năng tiếp cận vốn khó, phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra và cung cấp cho thị trường.
3. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ là sự cấu thành thống nhất của 3 yếu tố:
+ Chất lượng hàng hóa, dịch vụ: sản phẩm của các doanh nghiệp VN sản xuất ra có chất lượng chưa cao, số sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chứng chỉ còn rất ít.
+ Mẫu mã và sự đa dạng: tuy có nhiều tiến bộ nhưng hàng hóa dịch vụ VN vẫn còn rất chậm trong sự đổi mới mẫu mã và sự đa dạng nên không có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, không có sự hấp dẫn , thu hút đối với người tiêu dùng.
+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ: phần lớn đều có giá cao hơn so với hàng hóa, dịch vụ của nước ngoài Tất cả 3 yếu tố trên dẫn đến năng lực canh tranh hàng hóa, dịch vụ của VN yếu hơn so với các nước khác, từ đó làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của quốc gia cũng kém.
Câu 7:Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập KTQT?
Hội nhập KTQT :Ở phạm vi một quốc gia, hội nhập KTQT là thực hiện mở cửa kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế quốc gia gắn liền với kinh tế khu vực và thế giới, tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động KTQT, vào hệ thống thương mại đa phương.
Cơ hội:
+ Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với các nước khác từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.
+ Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp) nhanh hơn theo hướng có hiệu quả hơn.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, có cơ hội tiếp cận với những khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lí tiên tiến.
+ Tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề xã hội một cách có hiệu quả: tạo công ăn việc làm, giảm tệ nạn xã hội, nâng cao trình độ văn hóa,…
+ Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ trong nước.
Thách thức:
+ Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ trong nước còn thấp và cải thiện chậm.
+ Nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật thấp, chưa đáp ứng được sự đổi mới về công nghệ kĩ thuật ngày càng tăng mạnh, đội ngũ cán bộ quản lí của nước ta hiện nay còn yếu không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập.
+ Hệ thống pháp luật còn thiếu, chồng chéo, chưa đồng bộ với nhau và chưa đồng bộ với pháp luật quốc tế nên chưa tạo ra được môi trường pháp luật bình đẳng cho các doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp không được làm quen với môi trường kinh doanh có tính pháp lí quốc tế. Đặc biệt, có