3.1 . Định hướng và quan điểm về các công cụ kinh tế của Đảng và Nhà nước:
Nhằm khắc phục những tồn tại trên, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đang tiến hành Dự án “Tổng kết, đánh giá và đề xuất hoàn thiện hệ thống các công cụ kinh tế, dựa vào nguyên tắc thị trường cho bảo vệ môi trường ở Việt Nam” từ đó đề xuất lộ trình tái cấu trúc, giải pháp để phát huy vai trò của hệ thống các công cụ kinh tế này trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2021.
Bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách, xử lý kịp thời những vấn đề đặt ra. Năm 2004, ở Việt Nam Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 153/2004/QĐ TTg ngày 17/08/2004, “Ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự Agenta 21 của Việt Nam) nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”.
Năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 đã đưa ra quan niệm về môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
23
con người và sinh vật”. Năm 2020, dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi bổ sung tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung, trình Quốc hội.
Năm 2017, Thủ tướng chính phủ đã ký phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững với 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể tương ứng với các mục tiêu phát triển bền vững của toàn cầu.
Thực hiện nhiệm vụ này, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, cơ chế, chính sách tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. Theo đó, đã sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế bảo vệ môi trường (Thông tư số 106/2018/TT BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính); hoàn thiện quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải để phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển của đất nước (Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 thay thế Nghị định số 154/2016/NĐ- CP); đang xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án phí bảo vệ môi trường đối với khí thải để triển khai áp dụng trong thời gian tới; tiếp tục thực hiện các công cụ kinh tế khác như ký quỹ phục hồi môi trường, đặt cọc hoàn trả... Một số chính sách, công cụ kinh tế để quản lý chất thải rắn cũng đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo lồng ghép trong Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018); trong kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 (Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019); trong Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa…
3.2 . Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại Việt Nam trong thời gian tới:
Muốn áp dụng các công cụ kinh tế một cách hiệu quả để đáp ứng xu hướng của thị trường thì phải đòi hỏi cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ đặc biệt là
24
pháp luật về môi trường, quy định cụ thể các trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức có những hành vi tác động tiêu cực tới môi trường nhằm nâng cao ý thức của các nhân, tổ chức về vấn đề bảo vệ môi trường. Các cơ quan có thẩm quyền về quản lý môi trường phải quản lý chặt chẽ các số liệu, kiểm soát ô nhiễm môi trường một cách triệt để. Đồng thời cần có những chính sách cụ thể trong việc thưởng, phạt về môi trường, đặc biệt là các vấn đề về bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả…, vấn đề về quỹ môi trường cần phải đầu tư thích đáng, quản lý thu chi đúng quy định và phù hợp sao cho có hiệu quả, Nhà nước phải chi ngân sách nhiều hơn nữa cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Em xin được đề xuất một số giải pháp cho thời gian tới như sau:
3.2.1 Về phía Nhà nước:
Thứ nhất, Nhà nước cần quy định rõ ràng các chính sách môi trường cũng như việc thực thi đúng quy định về pháp luật môi trường, triệt để chống tham nhũng, trốn thuế, lậu thuế.
Thứ hai, cần phải có cơ cấu thể chế và các kỹ năng hành chính phù hợp. Xác định rõ và bảo vệ quyền sở hữu tài nguyên, đặc biệt là đối với đất đai, bất động sản,xây dựng một cách rõ ràng và ổn định khuôn khổ quy chế, các thể chế phù hợp như cơ cấu thuế, phí, các kỹ năng quản lý hành chính về môi trường.
Thứ ba, yêu cầu phải đổi mới cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với định hướng phát triển bền vững, hình thành và tạo điều kiện cho các thị trường đồng bộ, hoạt động một cách hữu hiệu, bảo đảm sự phát triển nhịp nhàng cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, xóa bỏ độc quyền kinh doanh tiến tới một thị trường cạnh tranh hoàn hảo để việc thực hiện các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường được dễ dàng và có hiệu quả cao.
Trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường, các văn bản thưởng, phạt môi trường và các nghị định, quyết định của chính phủ, thành phố, tỉnh cần tiếp tục bổ xung và hoàn chỉnh dần một hệ thống quy định, chế định của địa phương trong việc bảo
25
vệ môi trường. Đặc biệt chú ý khâu thẩm định đánh giá tác động môi trường trên cơ sở có sự hướng dn của Bộ khoa học công nghệ môi trường.
Thứ tư, cần vận dụng cơ hội, sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để thực hiện những dự án có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.
Bổ sung các quy định về việc ban hành danh mục các đối tượng dự án được vay ưu đãi quy định tại khoản 1, Điều 38 và khoản 1, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP cho phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương. Cần sửa đổi, bổ sung: Cơ chế về hoàn trả tiền lãi ký Quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn; Các quy định về việc ký quỹ nhập khẩu phế liệu tại các quỹ Bảo vệ môi trường địa phương; Các quy định hướng dẫn việc xác định, tính toán tiền ký quỹ cho sát với thực tế hơn để khi xảy ra tình trạng các tổ chức, cá nhân không có khả năng phục hồi được môi trường sau hoạt động thì có thể sử dụng số tiền này để thực hiện.
Ban hành hệ thống văn bản pháp lý nhằm thống nhất mô hình, tổ chức hoạt động, cơ chế tài chính của quỹ Bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương. Bổ sung thêm các quy định hướng dẫn về thời điểm và cách xác định, tính toán tiền lãi ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản để các quỹ áp dụng được thuận tiện và chính xác. Ban hành cơ chế tài chính thống nhất cho quỹ Bảo vệ môi trường các địa phương, thống nhất các khoản nghĩa vụ phải nộp và không phải nộp ngân sách nhà nước, tránh tình trạng thực hiện không thống nhất giữa các địa phương như hiện nay.
Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường, các công cụ kinh tế và pháp lý cần được tiến hành với sự kết hợp đồng bộ:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về môi trường, đặc biệt là nhanh chóng xây dựng và triển khai áp dụng Luật Thuế (bảo vệ) môi trường. Đây là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường. Nguồn thu từ thuế, phí môi trường sẽ góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, từ đó Chính phủ sẽ đảm bảo nguồn kinh phí
26
đầu tư cho các dự án thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường.
Đó cũng là nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên các quỹ bảo vệ môi trường trong tương lai. Bên cạnh đó, cần bổ sung một số phí mới để bảo vệ môi trường như: phí sử dụng ôtô, xe máy nên thu hàng năm và phân biệt theo thời gian sử dụng. Ngoài ra, có thể nghiên cứu bổ sung thêm một số phí khác như phí sử dụng nguồn nước, phí thăm dò dầu khí…
- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, nhằm thắt chặt hơn nữa việc quản lý và giám sát các hoạt động gây ô nhiễm đến môi trường.
- Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải pháp khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Các cơ quan quản lý cùng với cảnh sát môi trường cần tăng cường giám sát và có biện pháp thực thi hiệu quả các chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
- Thiết lập các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Việc thiết lập các quan hệ này tạo nên hệ thống liên kết trong việc tham gia phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu vì một môi trường toàn cầu xanh, sạch; đồng thời tranh thủ được việc ứng dụng các công nghệ trong quản lý và bảo vệ môi trường, sản xuất và sử dụng các năng lượng sạch cho môi trường; hợp tác đấu tranh với các tội phạm môi trường có tổ chức, xuyên quốc gia.
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. Quản lý và bảo vệ môi trường luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của hầu hết các quốc gia. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế.
- “Xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế...”. Để thực hiện được mục tiêu đó, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều chủ thể cũng như các công cụ trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
Điều 29 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Các cơ quan nhà nước, các đơn vị lực
27
lượng vũ trang, các đoàn thể xã hội và tất cả các cá nhân phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về việc sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”. Hy vọng với việc hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về thuế, phí, lệ phí, tăng cường công tác quản lý và nghiêm minh trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế sẽ mang lại hiệu quả cao, hướng tới một môi trường xanh, sạch và phát triển bền vững.
Thứ năm, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thông qua hệ thống giáo dục, tuyên truyền, cổ động nhằm tạo ra phong trào lớn thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân trong hoạt động bảo vệ môi trường. Cần phát hành nhiều sách báo không những cổ động tuyên truyền mà còn phải hướng dẫn cụ thể đến từng người dân. Đây là một lĩnh vực đầu tư có hiệu quả trước mắt và lâu dài nhằm thay đổi ý thức và hành vi của người dân cũng như đối tượng có hành vi tác động tới môi trường.
Thứ sáu, trong điều kiện công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở nước ta còn non trẻ, nhận thức và ý thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng các đối tượng đang có hoạt động ảnh hưởng tới môi trường, gây ô nhiễm môi trường chưa cao, điều kiện và khả năng giám sát của cơ quan quản lý môi trường còn rất hạn chế thì chương trình thu phí bảo vệ môi trường phải được nghiên cứu, xây dựng đảm bảo cơ sở khoa học và thực tế làm thế nào để thuyết phục các đối tượng thuộc diện phải nộp phí và thủ tục phải đơn giản, thuận lợi cho việc thu phí.
Về chính sách thuế: như ta đã phân tích thì mục đích của chính sách thuế là ngoài việc tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thì thuế sử dụng các thành phần môi trường còn có mục đích là giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo được, sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả. Từ trước đến nay tình hình khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta rất phổ biến dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. Vì vậy cần có chính sách thuế sử dụng môi trường thật hợp lý, cần xác định mức tối đa khi sử dụng và khai thác tài nguyên môi trường.
28
Để chính sách thuế được áp dụng có hiệu quả thì Nhà nước luôn phải phát triển, cải tiến các loại thuế sử dụng các thành phần môi trường phù hợp với các chương trình kinh tế- xã hội. Các khoản thu từ thuế phải được trích một phần xứng đáng và rõ ràng để đầu tư trở lại cho vấn đề khắc phục và tái tạo môi trường.
Để chương trình Nhãn xanh Việt Nam phát triển, phải xây dựng tiêu chí cho các sản phẩm ưu tiên trên thị trường cũng như nâng cao nhận thức của người dân; Thúc đẩy việc gia nhập Hệ thống hợp tác quốc tế về nhãn sinh thái GENICES của mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu, để việc công nhận lẫn nhau giữa Nhãn xanh Việt Nam và chương trình nhãn sinh thái của các nước khác.
Ngoài ra, cũng cần phải phát triển chính sách về mua sắm công xanh cũng như lồng ghép quy định về nhãn sinh thái trong mua sắm công.
3.3.2 Về phía doanh nghiệp, cá nhân:
Giáo dục môi trường cho các nhà quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và hoạch định chính sách các cấp, các ngành.
Thông báo thường xuyên liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi,…) về tác dụng của việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên và ý thực bảo vệ môi trường.
Tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của các chất thải nguy hại có thể gây ra đối với sức khỏe con người.
Đưa các kiến thức về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên vào trong giáo dục ở tất cả các cấp học từ mẫu giáo đến đại học, tổ chức nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Đối với các doanh nghiệp cần tuyên truyền về bảo vệ môi trường, cho họ nhận thức được trách nhiệm với cộng đồng, đặc biệt là quán triệt cho họ nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và người sử dụng phải trả tiền.
Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thông qua hệ thống giáo dục, tuyên truyền, cổ động nhằm tạo ra phong trào lớn thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân
29
trong hoạt động bảo vệ môi trường. Cần phát hành nhiều sách báo không những cổ động tuyên truyền mà còn phải hướng dẫn cụ thể đến từng người dân. Đây là một lĩnh vực đầu tư có hiệu quả trước mắt và lâu dài nhằm thay đổi ý thức và hành vi của người dân cũng như đối tượng có hành vi tác động tới môi trường.