Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên tại trường đại học công nghệ tp HCM (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu là một thiết kế chi tiết định hình cụ thể các phương pháp thu thập thông tin, công cụ xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được mà nghiên cứu lựa chọn để kiểm chứng giả thuyết đưa ra. Thiết kế nghiên cứu bao gồm các nội dung chủ yếu như phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu (Đinh Phi Hổ, 2014).

3.1.1. Nghiên cứu định tính

Mục đích của nghiên cứu định tính trong nghiên cứu này để khám phá và điều chỉnh thang đo sự hài lòng sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cho phù hợp với không gian nghiên cứu là trường Đại học Công nghệ Tp.HCM.

Trong nghiên cứu của tác giả, nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với 06 người tham dự, đối tượng tham dự phỏng vấn nhóm gồm 03 sinh viên Nữ và 03 sinh viên Nam đang học năm 3 và năm cuối tại trường.

Để hỗ trợ cho phần nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng dàn bài thảo luận được chuẩn bị sẵn. Dàn bài thảo luận này gồm có hai phần chính, (1) phần giới thiệu và (2) phần thảo luận. Phần giới thiệu nhằm giới thiệu mục đích, nội dung thảo luận. Phần giới thiệu cũng là phần tạo nên không khí thân mật ban đầu và đóng một vai trò quan trọng trong việc thành công của nghiên cứu này. Phần thứ hai bao gồm các câu hỏi gợi ý và hướng dẫn quá trình thảo luận để thu thập dữ liệu liên quan đến sự hài lòng sinh viên với việc áp dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy tại trường. Các câu hỏi trong nghiên cứu định tính này là các câu hỏi mở mang tính chất gợi ý, dẫn hướng cho việc thảo luận, quan sát, và phân tích, và chúng luôn gắn với các câu hỏi đào sâu tiếp theo (Chi tiết dàn bài thảo luận nhóm trong phần phụ lục 1).

3.1.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng trong luận văn này được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp sinh viên chính quy đang học tại trường Đại học Công nghệ Tp.HCM dựa trên bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Mục đích của nghiên cứu định lượng là dùng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu lý thuyết.

Bảng câu hỏi ở đây là bảng câu hỏi chi tiết và câu hỏi chủ yếu là các câu hỏi đóng với các trả lời được đo lường theo cấp độ thang đo rõ ràng. Bảng câu hỏi gồm hai phần chính là phần nội dung câu hỏi và phần thông tin cá nhân. Đối tượng thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu là tất cả sinh viên chính quy đang học tại trường Đại học Công nghệ Tp.HCM. Đơn vị phân tích là sinh viên. Nghiên cứu thu thập từ sinh viên các Khoa để đánh giá được môt cách toàn diện về sự hài lòng sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường. Công cụ sử dụng để xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng là phần mềm SPSS 22.

3.1.3. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn được thực hiện qua sáu (06) bước cơ bản sau: Bước 1: Trên cơ sở khảo lược tài liệu, các nghiên cứu trước đây trong nước và ngoài nước, đồng thời xuất phát từ thực tế của đơn vị nên tác giả đề xuất vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Khi mục tiêu này đạt được thì sẽ trả lời được vấn đề nghiên cứu đặt ra. Bước 2: Dựa trên vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, tác giả lựa chọn các lý thuyết nền tảng hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu nghiên cứu đúng hướng, đồng thời khảo lược các nghiên cứu trước đây đã thực hiện trên Thế giới và Việt Nam để đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và hệ thống thang đo nháp các thành phần trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Bước 3: Do sự khác biệt về bối cảnh nghiên cứu, cũng như đặc điểm con người trong mỗi không gian địa lý, tổ chức có thể khác biệt. Chính vì vậy, thang đo nháp được hệ thống khó có thể đo lường chính xác các khái niệm nghiên cứu trong mô hình lý thuyết đề xuất nên nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu định tính theo phương pháp thảo luận nhóm để điều chỉnh thang đo cho phù hợp với thực

tế tại không gian nghiên cứu. Sau khi điều chỉnh thì nghiên cứu sẽ có mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức. Trên cơ sở thang đo chính thức, bước này sẽ thiết kế bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu định lượng ở bước tiếp theo. Bước 4:

Dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, trong bước này tác giả thực hiện khảo sát sinh viên chính quy đang học tại trường. Dữ liệu sau khi khảo sát được mã hóa, làm sạch trên công cụ phần mềm SPSS nhằm chuẩn bị cho bước chạy phân tích tiếp theo. Bước 5: Sau khi dữ liệu được làm sạch, trong bước này sẽ phân tích hệ số Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA như kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai trích. Bước 6: Kiểm định tương quan; kiểm tra độ thích hợp của mô hình; kiểm định hệ số hồi quy; kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến; kiểm định hiện tượng phương sai của các phần dư thay đổi.

Nguồn: Quy trình do tác giả đề xuất Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn

3.1.4. Phương pháp chọn mẫu

Các nghiên cứu định tính được thực hiện với một nhóm nhỏ các đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, mẫu không được chọn theo phương pháp xác suất mà chọn theo

Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp Định tính

Định lượng Kiểm tra tương quan biến tổng – Kiểm tra

Cronbach alpha

Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai trích

Kiểm định tương quan; kiểm tra độ thích hợp của mô hình; kiểm định hệ số hồi quy; kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến; kiểm định hiện tượng phương sai của các phần dư thay đổi

Cronbach alpha

EFA

Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

mục đích xây dựng lý thuyết phù hợp với vấn đề và mục tiêu nghiên cứu. Như đề cập ở trên, mẫu chọn cho nghiên cứu thông qua thảo luận nhóm là 6 sinh viên chính quy.

Nghiên cứu định lượng trong đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng không theo tỷ lệ. Tức là các khoa đều có sinh viên tham gia vào cuộc khảo sát nhưng không theo tỷ lệ quy định trước.

3.1.5. Thiết kế bảng câu hỏi

Công cụ thu thập dữ liệu nghiên cứu là bảng câu hỏi. Trong nghiên cứu này có hai dạng câu hỏi chính là (1) dàn bài hướng dẫn thảo luận nhóm dùng trong nghiên cứu định tính, (2) bảng câu hỏi chi tiết dùng trong nghiên cứu định lượng. Trong phần này sẽ tập trung vào cách thiết kế bảng câu hỏi chi tiết trong nghiên cứu định lượng. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi chi tiết được chia thành 7 bước sau:

Bước 1: Xác định dữ liệu cần thu thập

Dữ liệu cần thu thập ở đây là sự hài lòng của sinh viên đối với việc áp dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy tại trường thể hiện qua phản ứng của họ đối với các biến quan sát trong thang đo. Bên cạnh đó cần thu thập thông tin cá nhân như khoa đang học, sinh viên năm thứ mấy, giới tính v.v.

Bước 2: Xác định dạng phỏng vấn

Có bốn dạng phỏng vấn chính trong nghiên cứu là phỏng vấn trực diện; phỏng vấn qua điện thoại; bằng cách gửi thư; thông qua mạng Internet (bao gồm thư điện tử email). Trong nghiên cứu này sử dụng 2 dạng phỏng vấn là phỏng vấn trực diện và thông qua Internet.

Bước 3: Đánh giá nội dung câu hỏi

Nội dung câu hỏi ảnh hưởng đến khả năng hợp tác của người trả lời: tạo điều kiện cho họ mong muốn tham gia và trả lời trung thực. Người trả lời không được chuẩn bị trước về vấn đề người nghiên cứu muốn hỏi và họ thường hay quên do đó câu hỏi phải dễ hiểu và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong nghiên

cứu này tác giả sẽ tự trả lời câu hỏi sau: Người trả lời có hiểu câu hỏi không? Họ có thông tin không? Họ có cung cấp thông tin không? Thông tin họ cung cấp có đúng là dữ liệu cần thu thập không?

Bước 4: Xác định hình thức trả lời

Có hai hình thức trả lời chính (1) trả lời cho các câu hỏi đóng và (2) trả lời cho các câu hỏi mở. Câu hỏi đóng là các câu hỏi có các trả lời cho sẵn và người trả lời sẽ chọn một hay nhiều trả lời trong các các trả lời đó. Có nhiều dạng trả lời câu hỏi đóng như dạng câu hỏi đề nghị người trả lời chọn một trong hai có hoặc không;

Dạng câu hỏi đề nghị người trả lời xếp thứ tự; Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn. Câu hỏi mở là câu hỏi không có câu trả lời sẵn. Người trả lời hoàn toàn tự do diễn đạt các câu trả lời của mình. Trong nghiên cứu này tác giả chọn hình thức trả lời cho các câu hỏi đóng với một sự lựa chọn duy nhất trong các trả lời.

Bước 5: Xác định cách dùng thuật ngữ

Dùng thuật ngữ trong nghiên cứu này dựa vào các nguyên tắc:

 Dùng thuật ngữ đơn giản và quen thuộc cho các câu hỏi trong bảng hỏi.

 Không hỏi dài dòng, thay vào đó câu hỏi dùng các từ ngữ chi tiết, cụ thể, rõ ràng.

 Không dùng câu hỏi cho hai hay nhiều trả lời cùng lúc mà thay vào đó phải tách thành hai câu hỏi.

 Không dùng câu hỏi gợi ý kích thích người trả lời phản xạ theo hướng dẫn trong câu hỏi.

 Thang trả lời trong các câu hỏi phải cân bằng.

 Không dùng câu hỏi buộc người trả lời phải ước đoán.

Bước 6: Xác định trình tự các câu hỏi

Một bảng câu hỏi được chia ra thành nhiều phần. Mỗi phần có những mục đích khác nhau. Thông thường, một bảng câu hỏi gồm ba phần chính gồm phần gạn

lọc, phần chính, phần dữ liệu cá nhân của người trả lời. Trong nghiên cứu này tác giả không dùng phần gạn lọc vì tác giả đã có khung chọn mẫu là danh sách các đối tượng nghiên cứu gồm họ tên, thâm niên, địa chỉ email và một số thông tin khác từ các khoa cung cấp. Do đó bảng câu hỏi trong nghiên cứu chỉ có hai phần chính là phần chính và phần dữ liệu cá nhân người trả lời.

Bước 7: Xác định hình thức bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi cần trình bày với hình thức đẹp sẽ kích thích sự hợp tác của người trả lời. Hơn nữa, các phần nên được trình bày phân biệt theo màu sắc khác nhau hoặc màu giấy khác nhau cho từng phần hỏi để hỗ trợ phỏng vấn viên trong quá trình phỏng vấn.

Bước 8: Thử lần thứ nhất sữa chữa bản nháp cuối cùng

Để có được một bảng hỏi đạt chất lượng cao thì bảng câu hỏi sau khi thiết kế xong phải qua nhiều lần thử và sửa chữa để hoàn chỉnh trước khi dùng để phỏng vấn. Lần thử đầu tiên được thực hiện thông qua việc phỏng vấn, tham khảo ý kiến một số thành viên nghiên cứu khác và điều chỉnh lại. Sau khi sửa chữa bảng câu hỏi này được gọi là bảng nháp cuối cùng. Trong nghiên cứu này, sau khi hình thành thang đo nháp từ khảo lược nghiên cứu thì tác giả sẻ hiệu chỉnh thang đo nháp thông qua thảo luận nhóm trong nghiên cứu định tính để hình thành bảng nháp cuối cùng trước khi đi phỏng vấn chính thức.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên tại trường đại học công nghệ tp HCM (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)