CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. Giới thiệu tiêu chuẩn khí xả Việt Nam và thế giới
2.2.5. Tiêu chuẩn khí thải Việt Nam
Bảng 2. 4. Giá trị giới hạn cho xe lắp động cơ cháy cưỡng bức- mức Euro 2[8]
Loại xe
Khối lượng chuẩn(Rm)
(kg)
Giá trị giới hạn khí thải
(g/km) CO HC+NOx
A. Xe chở người
Không quá 6 người kể cả lái xe
Tất cả 2, 2 0, 5 Khối lượng toàn bộ
lớn nhất không quá 2500kg B. Xe chở hàng và xe
chở người không thuộc nhóm A
Nhóm I Rm≤1250 2, 2 0, 5
Nhóm II 1250<Rm≤1700 4 0, 6
Nhóm III 1700<Rm 5 0, 7
Bảng 2. 5. Giá trị giới hạn đối với xe lắp động cơ Diesel- mức Euro 2[8]
Loại xe
Khối lượng chuẩn (Rm)
(kg)
Giá trị giới hạn khí thải (g/km)
CO HC+NOx PM
A.Xe chở người
Không quá 6 người kể cả lái xe
Tất cả 1 0, 7 0,
Khối lượng toàn 08 bộ lớn nhất không
quá 2500kg B. Xe chở hàng và
xe chở người không thuộc nhóm
A
Nhóm I Rm≤1250 1 0, 7 0,
08 Nhóm II 1250<Rm≤1700 1,
25 1 0,
12
Nhóm III 1700<Rm 1, 5 1, 2 0,
17 Để thực hiện việc kiểm soát khí thải gây ô nhiễm phát ra từ xe cơ giới từ gốc (từ giai đoạn sản xuất), Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn khí thải EURO 2 trong kiểm tra,
chứng nhận chất lượng xe cơ giới theo Quyết định 249/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2006. Theo đó, việc thử nghiệm khí thải trong kiểm tra chứng nhận xe cơ giới từ trước tới nay là công việc nhằm cung cấp cơ sở kỹ thuật giúp cho cơ quan quản lý thực hiện việc kiểm soát theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành tương ứng với lộ trình. Việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo mức 2 đối với ô tô, xe máy đã thể hiện quan điểm về việc nâng cao chất lượng môi trường không khí của Chính phủ mặc dù điều kiện cụ thể của Việt Nam còn rất nhiều khó khăn khi thực hiện do một số lượng lớn ô tô, xe máy cũ có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nước khác nhau đang được sử dụng.
Bảng 2. 6. Giá trị giới hạn đối với xe lắp động cơ cháy cưỡng bức- mức Euro4[9]
Loại xe Khối lượng chuẩn Rm(kg)
CO HC NOx
L1(g/km) L2(g/km) L3(g/km)
M Tất cả 1 0, 1 0, 08
N1
Nhóm I Rm≤1305 1 0, 1 0, 08
Nhóm II 1305<Rm≤1760 1, 81 0, 13 0, 1 Nhóm III 1760<Rm 2, 27 0, 16 0, 11
(1)Các xe loại M có khối lượng toàn bộ lớn nhất ≤ 2.500 kg
(2)N1 và các xe loại M có khối lượng toàn bộ lớn nhất > 2.500 kg
Bảng 2. 7. Giá trị giới hạn đối với xe lắp động cơ Diesel- mức Euro4[9]
Loại xe Khối lượng chuẩn Rm(kg)
CO HC HC+NOx PM
L1 (g/km)
L2 (g/km)
L2+L3 (g/km)
L4 (g/km)
M Tất cả 0, 5 0, 25 0, 3 0, 025
N1
Nhóm I Rm≤1305 0, 5 0, 25 0, 3 0, 025
Nhóm II 1305<Rm≤1760 0, 63 0, 33 0, 39 0, 04 Nhóm III 1760<Rm 0, 74 0, 39 0, 46 0, 06s
Tiếp theo vào năm 2011 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải các mức 3, 4, 5 tương ứng với các tiêu chuẩn Châu Âu Euro 3, 4, 5 đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Theo lộ trình, Việt Nam sẽ áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro IV từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và tiêu chuẩn khí thải Euro V từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Bảng 2. 8. Giới hạn mức mô nhiễm cho phép của các phương tiện vận tải [1]
Thành phần ô nhiễm trong khí
thải
Phương tiện đang sử dụng Phương tiện đăng ký lần đầu Phương tiện động cơ
xăng
Phương tiện
động cơ diezen Phương tiện động cơ
xăng
Phương tiện động cơ diezen Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 1 Mức 2 Mức 1 Mức 2
CO (% thể tích)
6, 5 6, 0 4, 5 - - 4, 5 - -
HC (ppm thể tích):
- Động cơ 4 kỳ - 1500 1200 - - 1200 - -
- Động cơ 2 kỳ - 7800 7800 - - 7800 - -
- Động cơ đặc biệt
- 3300 3300 - - 3300 - -
Độ khói (%HSU)
- - - 85 72 - 72 50
Ngoài ra để kiểm soát lượng khí thải do các xe cớ giới đang lưu hành phát thải thì:
- Năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn (TCVN 5123-90) quy định về hàm lượng CO trong khí xả động cơ xăng ở chế độ không tải. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả ô tô chạy xăng có khối lượng lớn hơn 400 kg. Hàm lượng CO
được đo trực tiếp trong ống xả, cách miệng xả 300mm, ở hai chế độ tốc độ: nmin và 0, 6ndm (ndm là tốc độ định mức). Hàm lượng CO không được vượt quá 3, 5% ở chế độ nmin và 2, 0% ở chế độ 0, 6ndm.
- Năm 1991, Chính phủ Việt Nam ban hành tiêu chuẩn TCVN 5418-91 quy định về độ khói trong khí xả động cơ Diesel. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các loại ô tô dùng động cơ Diesel. Độ khói của khí xả đo ở chế độ gia tốc tự do không được vượt quá 40% HSU (động cơ không tăng áp) và 50% HSU (động cơ tăng áp).[1]
- Năm 1998, Chính phủ Việt Nam ban hành tiêu chuẩn TCVN 6438-98 quy định lại cụ thể hơn giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm trong khí xả của phương tiện vận tải.
Kết luận chương 2:
Sau khi tìm hiểu về cơ sở lý thuyết về sự hình thành các chất gây ô nhiễm đối với động cơ cháy cưỡng bức cũng như tìm hiểu về tiêu chuẩn khí xả của Việt Nam và các nước phát triển trên thế giới, giúp cho ta có thể đánh giá các số liệu thực nghiệm từ việc ứng dụng hòa trộn Butanol với xăng RON 92 sử dụng trên động cơ ô tô ở chương 4 ở các chế độ khác nhau.