Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực nghiệm sức chịu tải của cừ tràm trong gia cố nền đất yếu đường giao thông nông thông và nhà cấp thấp tại tỉnh trà vinh (Trang 40 - 48)

Chương 1: TỔNG QUAN NỀN ĐẤT YẾU TẠI TRÀ VINH VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIA CỐ NỀN ĐẤT YẾU ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÀ NHÀ CẤP THẤP BẰNG CỌC

2.2. Tiến hành thử nghiệm nén tĩnh nền gia cố cừ tràm tại xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

2.2.3. Kết quả thử nghiệm

Công trình tọa lạc tại ấp Rạch Kinh, xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

Hình 2.11. Vị trí công trình thử nghiệm xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

- Số liệu địa chất

Bảng 2.2. Mô tả các lớp đất tại công trình thử nghiệm Độ

sâu (m)

Tên

lớp Độ sâu (m)

Bề dày

(m) Mô tả

Trị số SPT

21

Lớp 1 2,3 2,3 Sét vàng nâu - xám vàng - xám nâu, dẻo mềm 4 Lớp 2 4,0 1,7 Bùn sét kẹp cát, xám đen, trạng thái chảy 1 Lớp 3 7,4 3,4 Cát pha, xám đen, trạng thái dẻo 2 Lớp 4 21,0 13,6 Bùn sét kẹp cát, xám đen, trạng thái chảy 1

TTHL va TT

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp đặc tính cơ lý của đất nền tại công trình thử nghiệm Độ

sâu H (m)

Độ ẩm W (%)

Dung trọng ƣớt

γw

(g/cm3)

Dung trọng khô

γk

(g/cm3)

Dung trọng đẩy nổi

γđn

(g/cm3)

Khối lƣợng

riêng

(g/cm3)

Hệ số rỗng

e0 (-)

Môdun biến dạng E (Kg/cm2)

Góc ma sát trong

φ (độ)

Lực dính C (Kg/cm2) Lớp

1 33,89 1,79 1,34 0,85 2,73 1,037 41,8 08015’ 0,182 Lớp

2 56,13 1,60 1,03 0,64 2,63 1,557 19,5 03047’ 0,061 Lớp

3 29,20 1,79 1,38 0,86 2,67 0,938 62,4 17007’ 0,090 Lớp

4 59,73 1,62 1,01 0,63 2,65 1,620 18,5 03040’ 0,067

Biểu đồ quan hệ:

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ quan hệ tải trọng - độ lún công trình thử nghiệm xã Hòa Thuận

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ quan hệ thời gian - độ lún công trình thử nghiệm xã Hòa Thuận

TTHL va TT

Nhận xét:

Biểu 2.1: cho thấy quan hệ tải trọng – độ lún có xu hướng phi tuyến. Tải trọng đầu 2T/m2 độ lún tăng nhanh là 4,17mm, từ tải trọng 2 – 12 T/m2 độ lún tăng dần đều từ 4,17 – 20,83mm, sau đó từ tải trọng 12 – 16T/m2 độ lún tiếp tục tăng nhanh từ 20,83 – 29,29mm. Độ lún lớn nhất là 29,39mm ứng với cấp tải lớn nhất 16T/m2. Quá trình dỡ tải về 0 giá trị độ lún còn dư là 18,56mm. Do giới hạn về đối trọng và dàn chất tải không đáp ứng nên không thể thử nghiệm đến biến dạng phá hoại.

Biểu 2.2: cho thấy độ lún tăng dần theo thời gian cho đến 60 phút với tất cả các cấp tải, từ cấp tải 10 – 40% giá trị độ lún biến đổi nhỏ, từ cấp tải 50 – 70% giá trị độ lún biến đổi lớn hơn, sau thời gian 60 phút độ lún dần ổn định. Cấp tải 80% giá trị độ lún biến đổi lớn nhất đến thời gian 60 phút, giá trị độ lún biển đổi nhỏ dần đến thời gian 120 phút, sau đó dần ổn định.

b. Công trình: Trường TH Mỹ Hòa B - Vị trí địa lý

Công trình tọa lạc tại: xã Mỹ Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

Hình 2.12. Vị trí công trình trường TH Mỹ Hòa B, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

TTHL va TT

- Số liệu địa chất:

Bảng 2.4. Mô tả các lớp đất tại trường TH Mỹ Hòa B Độ

sâu (m)

Tên lớp

Độ sâu lớp (m)

Bề dày

lớp (m)

Mô tả

Trị số SPT

20

Lớp 1 7,3 7,3 Sét, màu xám xanh, xám đen, trạng thái chảy 0 Lớp 2 15,5 8,2 Sét pha, màu xám xanh, xám đen, trạng thái chảy 1 Lớp 3 17,0 1,5 Cát pha, màu xám xanh, xám đen,trạng thái chảy 2 Lớp 4 20 3,0 Sét, màu xám xanh, trạng thái chảy 1 Bảng 2.5. Bảng tổng hợp đặc tính cơ lý của đất nền tại trường TH Mỹ Hòa B

Độ sâu (m)

Độ ẩm w (%)

Dung trọng ƣớt

w

(g/cm3)

Dung trọng khô

k

(g/cm3)

Dung trọng đẩy

nổi

đn

(g/cm3)

Khối lƣợng

riêng

(g/cm3)

Hệ số rỗng

e0

Môdun biến dạng

E (Kg/cm2)

Góc ma sát trong

(ðộ)

Lực dính

C (Kg/cm2)

Lớp 1 59,4 1,62 1,01 - - 1,630 8,257 04020’ 0,045 Lớp 2 49,6 1,68 1,12 - - 1,385 12,817 05025’ 0,055 Lớp 3 29,7 1,76 1,35 - - 0,962 30,630 11046’ 0,072 Lớp 4 59,4 1,62 1,02 - - 1,623 14,229 6004’ 0,052

- Biểu đồ quan hệ

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ quan hệ tải trọng – độ lún công trình Trường TH Mỹ Hòa B

TTHL va TT

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ quan hệ tải trọng – thời gian công trình Trường TH Mỹ Hòa B Nhận xét:

Biểu đồ 2.3: cho thấy quan hệ tải trọng – độ lún gần như là tuyến tính, tuy nhiên bắt đầu từ tải trọng 11,25 T/m2 quan hệ tải trọng – độ lún có xu hướng phi tuyến. Từ tải trọng 1,875 – 11,25 T/m2 độ lún tăng dần đều từ 2,45 – 15,14mm, sau đó từ tải trọng 11,25 – 15T/m2 độ lún tăng nhanh từ 15,14 – 23,86mm. Độ lún lớn nhất là 23,86mm ứng với cấp tải lớn nhất 15T/m2. Quá trình dỡ tải về 0 giá trị độ lún còn dư là 12,39mm.

Biểu đồ 2.4: cho thấy độ lún tăng dần theo thời gian cho đến 60 phút với tất cả các cấp tải, từ cấp tải 25 – 125% giá trị độ lún biến đổi nhỏ, từ cấp tải 150 – 200% giá trị độ lún biến đổi lớn hơn, sau thời gian 60 phút độ lún dần ổn định.

c. Công trình: Trường THCS thị trấn Tiểu Cần

Vị trí địa lý

Công trình tọa lạc tại: thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

Hình 2.13. Vị trí công trình trường THCS thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

TTHL va TT

Số liệu địa chất:

Bảng 2.6. Mô tả các lớp đất tại trường THCS thị trấn Tiểu Cần Độ

sâu (m)

Tên

lớp Độ sâu lớp (m)

Bề dày

lớp (m) Mô tả Trị số

SPT

45

Lớp 1 0,60 0,60 Cát san lấp

Lớp 2 31,5 30,9

Bùn sét, màu xám đen, trạng thái chảy.

Đoạn từ độ sâu từ 5,0 – 15,0m là bùn sét chen kẹp cát màu xám đen.

3 Lớp 3 45,0 13,5 Sét, sét lẫn bụi, màu xám nâu, nâu.

Trạng thái dẽo mềm. 6

Bảng 2.7. Bảng tổng hợp đặc tính cơ lý của đất nền tại trường THCS thị trấn Tiểu Cần

Độ sâu (m)

Độ ẩm w (%)

Dung trọng

tự nhiên

(g/cm3)

Dung trọng khô

k

(g/cm3)

Dung trọng đẩy nổi

đn

(g/cm3)

Khối lƣợng

riêng

(g/cm3)

Hệ số rỗng

e0

Môdun biến dạng

E (Kg/cm2)

Góc ma sát trong

(ðộ)

Lực dính C (Kg/c

m2) Lớp 1

Lớp 2 69,0 1,554 0,920 - 2,584 1,811 9,1 02040’ 0,061 Lớp 3 41,5 1,722 1,722 - 2,663 1,200 26,2 06041’ 0,175

Biểu đồ quan hệ:

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ quan hệ tải trọng – độ lún công trình trường THCS thị trấn Tiểu Cần

TTHL va TT

Biểu đồ 2.6. Biểu đồ quan hệ tải trọng – thời gian công trìnhtrường THCS thị trấn Tiểu Cần

Nhận xét:

Biểu đồ 2.5: cho thấy quan hệ tải trọng – độ lún có xu hướng phi tuyến. Từ tải trọng 1,75 – 5,25 T/m2 độ lún tăng chậm từ 2,39 – 5,87mm. Từ tải trọng 5,25 – 14T/m2 độ lún tăng nhanh từ 5,87 – 25,26mm. Độ lún lớn nhất là 25,26mm ứng với cấp tải lớn nhất 14T/m2. Quá trình dỡ tải về 0 giá trị độ lún còn dư là 9,89mm.

Biểu đồ 2.6: cho thấy độ lún tăng dần theo thời gian cho đến 60 phút với tất cả các cấp tải, từ cấp tải 25 – 50% giá trị độ lún biến đổi nhỏ, từ cấp tải 75 – 175% giá trị độ lún biến đổi lớn hơn, sau thời gian 60 phút độ lún dần ổn định. Cấp tải 200% giá trị độ lún biến đổi lớn nhất đến thời gian 60 phút, giá trị độ lún biển đổi nhỏ dần đến thời gian 120 phút, sau đó dần ổn định.

d. Công trình: Trường TH Phước Hưng B

Vị trí địa lý

Công trình tọa lạc tại: xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Hình 2.14. Vị trí công trình trường TH Phước Hưng B, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

TTHL va TT

Số liệu địa chất: công trình không khoan khảo sát địa chất.

Biểu đồ quan hệ:

Biểu đồ 2.7. Biểu đồ quan hệ tải trọng – độ lún công trình trường TH Phước Hưng B

Biểu đồ 2.8. Biểu đồ quan hệ tải trọng – thời gian công trình trường TH Phước Hưng B Nhận xét:

Biểu đồ 2.7: cho thấy quan hệ tải trọng – độ lún có xu hướng phi tuyến, diễn tiến đường cong khá phức tạp. Từ tải trọng 1,75 – 5,25 T/m2 độ lún tăng nhanh từ 4,98 – 12mm. Từ tải trọng 5,25 – 14T/m2 độ lún tăng chậm từ 12 – 21,75mm. Độ lún lớn nhất là 21,75mm ứng với cấp tải lớn nhất 14T/m2. Quá trình dỡ tải về 0 giá trị độ lún còn dư là 4,91mm.

Biểu đồ 2.8: cho thấy độ lún tăng dần theo thời gian cho đến 60 phút với tất cả các cấp tải, từ cấp tải 25 – 100% giá trị độ lún biến đổi lớn, đường quan hệ gãy khúc phức tạp. Từ cấp tải 125 – 175% giá trị độ lún biến đổi nhỏ hơn, sau thời gian 60 phút độ lún dần ổn định. Cấp tải 200% giá trị độ lún biến đổi lớn nhất đến thời gian 60 phút, biển đổi nhỏ dần đến thời gian 120 phút, sau đó dần ổn định.

TTHL va TT

Nhận xét chung: Các công trình có vị trí địa lý là khá xa nhau, điều kiện phân bố địa chất, đặc trưng cơ lý khác nhau nhưng kết quả thử nghiệm cho thấy khá tương đồng đến tải trọng từ 14T/m2 – 16T/m2, độ lún từ 21,75mm – 29,39mm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực nghiệm sức chịu tải của cừ tràm trong gia cố nền đất yếu đường giao thông nông thông và nhà cấp thấp tại tỉnh trà vinh (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)