Các mô hình cấp nước nông thôn

Một phần của tài liệu (Luận Văn Thạc Sĩ) Nghiên Cứu Đề Xuất Sơ Đồ Cấp Nước Và Tính Toán Thủy Lực Mạng Lưới Cho Hệ Thống Cấp Nước Tập Trung Nông Thôn Của Xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Tp. Hà Nội.pdf (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CẤP NƯỚC NÔNG THÔN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3

1.3 Các mô hình cấp nước nông thôn

Hiện nay có hai loại hình mô hình cấp nước nông thôn chính, bao gồm: Hệ thống cấp nước tập trung và hệ thống cấp nước phân tán.

1.3.1 Hệ thống cấp nước tập trung.

1.3.1.1 Hệ thống cấp nước với nguồn nước là nước ngầm.

Hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nguồn nước ngầm được áp dụng phổ biến ở những nơi khai thác nguồn nước ngầm. Nước ngầm được khai thác từ các giếng khoan đường kính lớn. Nước sau khi xử lý đảm bảo chất lượng được cấp vào mạng lưới đường ống tới các hộ dùng nước. Loại hình cấp nước này phù hợp với vùng tập trung đông dân cư.

Ưu điểm của loại hình là: có thể áp dụng các công nghệ xử lý nước đảm bảo cấp nước đạt tiêu chuẩn và giảm được nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do khai thác nhỏ lẻ hộ gia đình. Tùy thuộc vào lưu lượng khai thác của tầng chứa nước và phân bố dân cư, hệ thống cấp nước tập trung khai thác nước ngầm có thể có quy mô từ nhỏ đến lớn khác

13 Nước ngầm

mạch sâu Bơm Bơm Sử dụng

Nước ngầm mạch sâu

Nước ngầm mạch sâu

Sử dụng

Sử dụng Bơm Bơm

Bơm Bơm

Nước sông, kênh, mương

Nước sông, kênh, mương

Bơm

Bơm

Bơm

Bơm Sử dụng

Sử dụng nhau. Sơ đồ hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nguồn nước ngầm được thể hiện trên hình 1.2.

Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nguồn nước ngầm 1.3.1.2 Hệ thống cấp nước với nguồn nước là nước mặt

Hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nguồn nước mặt có công suất tuỳ thuộc vào lưu lượng nguồn nước và nhu cầu sử dụng, phù hợp cấp nước cho các khu đông dân cư. Sơ đồ hệ thống cấp nước nguồn nước mặt được thể hiện trên Hình 1.3.

Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nguồn nước mặt 1.3.1.3 Quy mô hệ thống cấp nước tập trung

Hệ thống cấp nước tập trung có ưu điểm là nước được xử lý trước khi cấp nước, có điều kiện đảm bảo cấp nước cho các hộ dùng nước đủ lưu lượng và đạt chất lượng. Quy mô

Giếng khoan D90-D325

Công trình

xử lý Mạng lưới

phân phối

Giếng khoan D90-D325

Công trình xử lý

Đài nước, bể áp lực

Mạng phân phối

Giếng khoan D90-D325

Làm thoáng, lắng, lọc nhanh, bể

áp lực

Mạng lưới phân phối

CT thu nước

mặt Các CT xử

lý nước mặt Mạng lưới phân phối

Hồ sơ lắng Mạng lưới

phân phối Bể lọc phá,

lọc chậm

14

và công suất hệ thống cấp nước tập trung có hệ thống bơm dẫn nước được phân loại theo Bảng 1.4.

Bảng 1.4 Quy mô và công suất hệ thống cấp nước tập trung có hệ thống bơm dẫn nước

Quy mô Công suất

(m3/h) Số người sử dụng (người)

Lớn > 50 ≥ 5000

Trung bình 20 ÷ 50 2.000 ÷ 5.000

Nhỏ 10 ÷ 20 1.000 ÷2.000

Rất nhỏ < 10 < 1.000

Hệ thống cấp nước tập trung quy mô lớn: Nguồn nước khai thác là nguồn nước mặt hoặc nước ngầm. Nước được xử lý đạt tiêu chuẩn. Sử dụng bơm áp lực (Q> 50 m3/h) bơm vào mạng truyền dẫn và phân phối nước đến các hộ dùng nước. Hệ thống cấp nước tập trung quy mô lớn được đề xuất áp dụng cấp nước cho một xã hoặc liên xã, lấy nước mặt hoặc nước ngầm từ xa về hoặc cho các xã đông dân cư, dân cư tập trung sử dụng nguồn nước tại chỗ.

Hệ thống cấp nước tập trung quy mô trung bình: Nguồn nước khai thác là nguồn nước ngầm hoặc nước mặt. Nước được xử lý đạt tiêu chuẩn. Sử dụng bơm áp lực (Q=20 đến 50 m3/h) bơm vào mạng phân phối nước.

Hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ: Nguồn nước khai thác là nguồn nước ngầm hoặc nước mặt. Nước được xử lý đạt tiêu chuẩn. Nước được truyền dẫn bằng hệ thống bơm (Q=10đến 20 m3/h) vào mạng đường ống phân phối hoặc được bơm lên bể áp lực hoặc đài điều hoà, cấp nước tự chảy đến các hộ dùng nước. Bán kính phục vụ của loại hình này từ 200m đến 1000 m. Hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ được đề xuất áp dụng tại các vùng sử dụng nước ngầm có chất lượng khá tốt chỉ cần xử lý đơn giản.

Hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ sử dụng nguồn nước mặt được sử dụng tại các địa phương không có nguồn nước ngầm, dân có điều kiện kinh tế khá, có khả năng mua nước với giá cao đủ bù chi phí quản lý, vận hành hệ thống, xử lý nước đảm bảo chất lượng.

15

Hệ thống cấp nước rất nhỏ (nối mạng): Nguồn nước khai thác là nước ngầm có chất lượng khá tốt, xử lý đơn giản, có điện lưới. Nước được truyền dẫn bằng hệ thống bơm (Q < 10 m3/h), đường ống nhỏ (D20 đến D50) có bể áp lực hoặc đài điều hoà, bán kính phục vụ của loại hình này tới 150m đến 300 m.

1.3.2 Hệ thống cấp nước phân tán 1.3.2.1 Giếng đào (giếng khơi)

Giếng đào thu nước ngầm tầng nông hoặc nước thấm thềm sông. Giếng đào có đường kính từ 0,8-1,5m, chiều sâu giếng từ 4-7m đến 9-15m. Để đảm bảo vệ sinh giếng phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m và phải có thành và nắp đậy, sân giếng phải xây dốc và có rãnh thoát nước. Nước giếng được lấy lên trên mặt đất bằng các loại bơm tay, bơm điện hoặc bằng gàu múc tuỳ thuộc vào độ sâu mực nước và điều kiện kinh tế.

1.3.2.2 Giếng khoan đường kính nhỏ

Giếng thu nước ngầm tầng nông và tầng sâu, thường được khoan bằng tay hoặc bằng máy. Giếng khoan đường kính nhỏ sử dụng cho các vùng dân cư thưa hoặc quy mô khoảng 1 vài hộ gia đình. Cấu tạo của giếng gồm ống lắng, ống lọc, ống vách, cổ giếng, bơm, nền giếng.

Cấu trúc của giếng khoan tương tự như giếng khoan đường kính lớn nhưng đường kính nhỏ hơn, thường là ống Φ48mm đến Φ60mm. Độ sâu của giếng phụ thuộc vào độ sâu tầng chứa nước.

1.3.2.3 Làm thoáng

Làm thoáng là quá trình đưa nước và không khí tiếp xúc với nhau nhằm loại bỏ các khí hòa tan trong nước để oxy hóa kim loại hòa tan trong nước. Nguồn oxy trong không khí sẽ oxy hóa các hợp chất II của Sắt và Mangan tạo kết tủa.

1.3.2.4 Bể lọc chậm

Bể lọc chậm sử dụng xử lý nước hộ gia đình, dùng để lọc nước mặt, nước sau khi đã đánh phèn và lắng, nước giếng khoan, giếng đào. Vật liệu lọc sử dụng chủ yếu là cát có cỡ hạt 0,3-1,2mm. Chiều dày lớp cát lọc từ 30 - 80cm, phụ thuộc vào chất lượng nước

16

trước khi vào bể lọc. Đối với các nguồn nước mặt có áp dụng biện pháp sử dụng phèn keo tụ nước, có thể sử dụng bể lọc có cỡ hạt lớn hơn,phổ biến 0,6-1,2mm.

1.3.2.5 Bể, lu chứa nước mưa

Là dụng cụ để thu, trữ nước mưa; được thực hiện với quy mô hộ gia đình ở những nơi khó khăn hoặc không thể khai thác được nước ngầm, nước mặt về phương diện kỹ thuật hoặc kinh tế. Cấu tạo gồm mái hứng, máng thu nước, bể chứa và lu chứa nước mưa.

Nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bằng bê tông, qua lọc sơ bộ và được chứa trong bể chứa, lu chứa. Bể chứa, lu chứa cần được rửa sạch trước khi thu hứng. Trong quá trình thu hứng nước mưa cần chú ý loại bỏ nước mưa đầu trận vì chứa nhiều cặn bẩn.

Bể chứa nước mưa xây bằng gạch hoặc bằng bê tông đúc sẵn với dung tích tuỳ thuộc vào số lượng người trong hộ gia đình và khả năng kinh tế. Thể tích trung bình của bể khoảng 4-6m3.

Một phần của tài liệu (Luận Văn Thạc Sĩ) Nghiên Cứu Đề Xuất Sơ Đồ Cấp Nước Và Tính Toán Thủy Lực Mạng Lưới Cho Hệ Thống Cấp Nước Tập Trung Nông Thôn Của Xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Tp. Hà Nội.pdf (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)