Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống thanh long ruột đỏ TL4 được trồng tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nghiên cứu đánh giá giống được bố trí trên vườn trồng sẵn 3 – 4 năm tuổi, theo dõi trên 10 trụ (mỗi trụ trồng 4 cây), 10 cành lộc, 10 nụ hoa và hoa,
10 quả đại diện. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với cách chọn mẫu như sau: đánh số toàn bộ số trụ, cành, nụ hoa, hoa, quả trong vườn, chọn ngẫu nhiên từ các số từ bảng số ngẫu nhiên, những trụ, cành, nụ hoa, hoa và quả có số thu được chính là mẫu nghiên cứu.
- Các công thức được chăm sóc theo cùng một quy trình (chế độ làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh). Lượng phân cho mỗi trụ như sau: phân chuồng 40 kg; phân lân (Super lân) 0,5 kg; Urê 0,5 kg; NPK (16- 16-8) 1,5 kg; KCl 0,5 kg; chia phân ra làm 4 lần:
+ Lần thứ 1 (sau khi thu hoạch, tỉa cành): tất cả phân chuồng + tất cả lân + 1/4 Urê.
+ Lần thứ 2 (vào tháng 2): 1/4 Urê + 1/5 NPK + 1/5 KCl để thúc đợt cành thứ 2.
+ Lần thứ 3 (vào tháng 4): 1/4 Urê + 2/5 NPK + 2/5 KCl thúc đợt cành cuối cùng và làm đợt cành thứ 1 phân hóa mầm hoa.
+ Lần thứ 4 (vào tháng 8): 1/4 Urê + 2/5 NPK + 2/5 KCL thúc quả đợt cuối 2.4.2. Thí nghiệm 2
Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón qua rễ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống thanh long ruột đỏ TL4 trồng tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Thí nghiệm gồm 9 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 trụ.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Hàng bảo vệ
Hàng bảo vệ
Hàng bảo vệ
CT6 CT5 CT1 CT8 CT7 CT9 CT4 CT2 CT3 CT1 CT5 CT7 CT8 CT9 CT6 CT4 CT3 CT2 CT7 CT6 CT8 CT3 CT4 CT5 CT1 CT9 CT2
Hàng bảo vệ
Công thức 1: Nền + 300 gam N + 300 gam K2O Công thức 2: Nền + 300 gam N + 500 gam K2O Công thức 3: Nền + 300 gam N + 700 gam K2O Công thức 4: Nền + 500 gam N + 300 gam K2O Công thức 5: Nền + 500 gam N + 500 gam K2O Công thức 6: Nền + 500 gam N + 700 gam K2O Công thức 7: Nền + 700 gam N + 300 gam K2O Công thức 8: Nền + 700 gam N + 500 gam K2O Công thức 9: Nền + 700 gam N + 700 gam K2O
Nền phân bón cho thí nghiệm gồm: 3 kg phân hữu cơ vi sinh + 500 gam P2O5/trụ/năm. Toàn bộ lượng phân chia làm 8 lần bón như sau:
+ Lần bón thứ 1 (cuối tháng 10 – đầu tháng 11): Nền + 20% N + Lần 2 (cuối tháng 12): 20% N + 28% K2O
+ Lần 3 (cuối tháng 3): 10% N + 12 % K2O + Lần 4 (cuối tháng 4): 10% N + 12 % K2O + Lần 5 (cuối tháng 5): 10% N + 12 % K2O + Lần 6 (cuối tháng 6): 10% N + 12 % K2O + Lần 7 (cuối tháng 7): 10% N + 12 % K2O + Lần 8 (cuối tháng 8): 10% N + 12 % K2O 2.4.3. Thí nghiệm 3
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng GA3 và phân bón qua lá đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng giống thanh long ruột đỏ TL4.
Thí nghiệm gồm 5 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), mỗi công thức thí nghiệm bố trí 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 trụ. Theo dõi số liệu trên 3 đợt quả 4, 5 và 6 trong năm.
Sơ đồ thí nghiệm
Hàng bảo vệ
Hàng bảo vệ
Hàng bảo vệ
CT4 CT3 CT1 CT2 CT5
CT2 CT1 CT4 CT3 CT5
CT3 CT5 CT2 CT4 CT1
Hàng bảo vệ
Công thức 1: GA3 30ppm + phân bón lá Yogen N.P.K : 30.10.10 Công thức 2: GA3 30ppm + phân bón lá Yogen N.P.K : 10.30.10 Công thức 3: GA3 30ppm + phân bón lá Yogen N.P.K : 10.10.30 Công thức 4: GA3 30ppm + phối hợp sử dụng 3 loại phân bón lá trên Công thức 5: Đối chứng (phun nước lã)
Cách pha phun GA3: Hòa tan hoàn toàn lượng GA3 thương phẩm trong cồn 900 (chỉ sử dụng cồn vừa đủ để pha hóa chất), thêm nước cất tạo dung dịch mẹ 1000ppm. Pha dung dịch mẹ với nước lã để được nồng độ 30ppm.
Phun 3 lần ngay sau khi pha, mỗi lần cách nhau 7 ngày bắt đầu từ sau khi hình thành nụ.
Phân bón qua lá: pha 10gr/bình 8 lít nước, phun 800gr/ha. Các công thức 1; 2; 3 và 5 phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày bắt đầu từ khi đậu quả.
Công thức 4 (phối hợp sử dụng các loại phân bón lá) như sau: phun phân bón lá Yogen 10:30:10 ngay sau khi đậu quả; sau đậu quả 7 ngày phun phân bón lá Yogen 30:10:10; sau đậu quả 14 ngày phun phân bón lá Yogen 10:10:30.