Trình tự thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật kinh tế (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 61 - 65)

Đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản gồm:

- Bản thân doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết nhưng doanh nghiệp vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.

- Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần - Người lao động trong doanh nghiệp

Người lao động có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nơi họ đang làm việc với điều kiện: doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không trả lương và người lao động nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

5.2.2. Tổ chức hội nghị chủ nợ và tổ chức lại hoạt động kinh doanh

Hội nghị chủ nợ được Tòa án triệu tập để giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp và của bản thân các chủ nợ.

Thành phần của Hội nghị chủ nợ:

+ Chủ nợ

+ Chủ DN, HTX hoặc đại diện hợp pháp

+ Đại diện cho người lao động, đại diện Công đoàn được người lao động uỷ quyền;

+ Người bảo lãnh (sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp trở thành chủ nợ không có bảo đảm).

Hội nghị chủ nợ có quyền:

+ Xem xét, thông qua phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đưa ra.

+ Trong trường hợp không thông qua phương án đó thì thảo luận và kiến nghị với Thẩm phán về việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất phải được triệu tập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập xong danh sách chủ nợ.

Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất được coi là hợp lệ khi có 1/2 số chủ nợ không có đảm bảo đại diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia

Tổ chứcHội nghị chủ nợ và thủ tục phục hồi sản xuất kinh doanh

Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ lần 1 thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, kế hoạch thanh toán nợ.

Nếu Hội nghị chủ nợ lần 1 đồng ý phương án phục hồi sản xuất kinh doanh, trong thời hạn 30 ngày doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cụ thể và nộp cho Toà án.

Tòa án triệu tập hội nghị chủ nợ lần 2 để thông qua phương án phục hồi sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã xây dựng.

Phải được ít nhất 1/2 số chủ nợ không có bảo đảm có mặt đại diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.

Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là 3 năm.

Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;

- Hơn 1/2 các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ.

Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được coi không còn lâm vào tình trạng phá sản.

5.2.3. Thủ tục thanh lý tài sản và thanh toán nợ Các trường hợp thanh lý tài sản.

Chủ doanh nghiệp không tham gia Hội nghị chủ nợ.

Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vẫn không ra khỏi tình trạng phá sản sau khi đã được áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phân chia tài sản

Thứ tự ưu tiên phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

1. Phí phá sản.

2. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội.

3. Các khoản nợ không có bảo đảm.

4. Chủ doanh nghiệp, thành viên, cổ đông.

Nguyên tắc thanh toán:

Nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.

5.2.4. Tuyên bố phá sản

Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản (không còn tài sản để chia hoặc đã chia xong).

Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị phá sản trong trường hợp đặc biệt

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền tạm ứng phí phá sản chủ doanh nghiệp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị phá sản.

Chú ý:

Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị phá sản không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ.

Các nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị phá sản được giải quyết theo thủ tục đòi nợ thông thường.

CÂU HỎI ÔN TẬP, BÀI TẬP CHƯƠNG 5 1. Nêu quy định pháp luật về phá sản và phân loại phá sản.

2. Hãy phân biệt giữa phá sản và giải thể.

3. Lập sơ đồ thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp.

4. Nêu những quy định về hội nghị chủ nợ.

5. Nội dung thảo luận:

- Học sinh tự đưa ra các điều kiện cần và đủ để một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và tiến hành trình tự, thủ tục để giải quyết phá sản doanh nghiệp đó.

- Học sinh tập viết đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp theo nội dung đã học 6. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Công ty cổ phần ABC có trụ sở chính ở Bình Dương, có 2 văn phòng đại diện:

1ở TPHCM, 1 ở Đồng Nai. Các chủ nợ của công ty ABC đều là người dân ở TPHCM.

Khi các chủ nợ này muốn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty ABC thì phải nộp đơn đó ở đâu?

A. TAND tỉnh Bình Dương B.TAND TPHCM C. TAND tỉnh Đồng Nai D.Tất cả đều đúng

Câu 2. Nội dung nào là thứ bậc ưu tiên phân chia tài sản khi 1 DN bị tuyên bố phá sản là

A. Chi phí phá sản, thuế, lương CN B. Chi phí phá sản, lương CN, thuế C. Thuế, lương CN, chi phí phá sản D. Thuế, chi phí phá sản, lương CN Câu 3. Thế nào là phá sản trung thực?

A. Là trường hợp chính con nợ yêu cầu mở thủ tục khi thấy nhận thấy mình lâm vào tình trạng phá sản

B. Là trường hợp thủ tục giải quyết phá sản được mở do yêu cầu của các chủ nợ C. Là trường hợp phá sản do những nguyên nhân khách quan hoặc bất khả kháng.

D. Là trường hợp do thủ đoạn của chủ DN nhằm chiếm đoạt tài sản của các chủ nợ Câu 4. Đối tượng nào sau đây không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

A. Cổ đông của công ty cổ phần B.Thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh C. Đại diện công đoàn công ty

D. Ngân hàng mà DN vay

Câu 5. Ngày 01/07/2007, TAND TPHCM đăng báo quyết định mở thủ tục phá sản cho công ty cổ phần Y. Hạn cuối cùng để các chủ nợ của các công ty này gửi giấy đòi nợ cho tòa án là ngày nào?

A. 15/07/2007 B. 01/08/2007 C. 15/08/2007 D.

30/08/2007

Câu 6. Hành động nào của doanh nghiệp kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản có thể được thực hiện nếu phẩm phán đồng ý?

A. Thanh toán nợ không có đảm bảo B. Trả lương cho người lao động C. Từ bỏ quyền đòi nợ đối với công ty khác

D. Chuyển nợ không bảo đảm thành nợ có bảo đảm

Câu 7. Trường hợp nào người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản?

A. Chủ nợ không có đảm bảo B. Chủ DN

C. Cổ đông của công ty cổ phần D. Đại diện người lao động Câu 8. Chủ thể kinh doanh nào không là đối tượng áp dụng của luật phá sản 2004?

A. Hợp tác xã B. Hộ kinh doanh C. Công ty TNHH D. Doanh nghiệp tư nhân

Câu 9. Ngày 01/01/2008, TAND TPHCM ra quyết định tuyên bố công ty TNHH X bị phá sản. Tòa án phải quyết định cho sở kế hoạch - đầu tư TPHCM chậm nhất là vào ngày nào?

A. 03/01/08 B.05/01/08 C. 07/01/08 D.10/01/08

Câu 10. Hội nghị chủ nợ là cơ quan duy nhất của các chủ nợ được thành lập để giải quyết 1 cách công bằng các vấn đề liên quan đến lợi ích chủ nợ.

A. Đúng B. Sai

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật kinh tế (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w