PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2014
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) tiền thân là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng ban đầu là quản lý, cấp phát vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Từ 24/06/1981 đến năm 1989, Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng chính phủ.
Từ 1990 đến ngày 27/04/2012, Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam tiếp tục được đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CP của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng. Để phù hợp hơn với sự phát triển của nền kinh tế, BIDV được kinh doanh đa năng như một NHTM, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước, theo quyết định số 293/QĐ – NH9 ngày 18/11/1994 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
Từ 27/04/2012 đến nay, BIDV chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại cổ phận Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp số 0100150619 (đăng ký lần đầu ngày 03/04/1993,
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
thay đổi lần thứ 13 ngày 27/04/2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp) với số vốn điều lệ là 23.012 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng giữ vai trò xung kích trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, thực hiện chức năng huy động vốn từ trong và ngoài nước để đầu tư và phát triển; kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng; làm ngân hàng đại lý; ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn vốn Chính phủ, các tổ chức kinh tế, tài chính, tín dụng, các tổ chức xã hội, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Trong gần 60 năm hoạt động và phát triển, BIDV luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, giữ vai trò là một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới, BIDV đã có những nỗ lực vượt bậc, đạt nhiều thành tích rất đáng khích lệ. Các chỉ tiêu cơ bản của BIDV về tổng tài sản, tổng vốn huy động, và dư nợ tín dụng đều đạt mức tăng trưởng bình quân cao đi kèm với việc kiểm soát chất lượng dịch vụ.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
2.1.2. Mô hình tổ chức
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức tại Trụ sở chính BIDV
Mô hình tổ chức của BIDV là mô hình thương mại cổ phần bao gồm: (i) Đại hội đồng cổ đông; (ii) Ban Kiểm soát; (iii) Hội đồng Quản trị; (iv) Tổng Giám đốc và (v) Bộ máy giúp việc của Tổng Giám đốc, gồm các Phó Tổng Giám đốc (mỗi Phó Tổng Giám đốc sẽ được giao nhiệm vụ phụ trách một
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Khối), Kế toán trưởng và các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính. Đứng đầu các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính là chức danh Giám đốc.
Từ tháng 09/2008, cùng với việc thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức giai đoạn 1 theo đề án chuyển đổi mô hình tổ chức giai đoạn 2007-2010, mô hình tổ chức của BIDV đã tách bạch 3 chức năng Kinh doanh (Front Office), Quản lý rủi ro (Middle Office) và Tác nghiệp (Back Office), quản lý rủi ro tập trung và có sự gắn kết giữa các bộ phận, nâng cao vai trò Trụ sở chính.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2014
Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước diễn biến phức tạp, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng đã chịu sự tác động, ảnh hưởng không nhỏ. Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh của BIDV trong giai đoạn này cũng đạt được những thành tựu đáng kể. BIDV đã tăng cường quy mô hoạt động gắn liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, năng lực tài chính được cải thiện đáng kể.
Bảng 2.1: Chỉ tiêu quy mô kinh doanh giai đoạn 2010-2014 của BIDV.
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu quy mô 2010 2011 2012 2013 2014 % tăng BQ Tổng tài sản 366.268 405.755 484.785 548.386 650.340 15,4%
Tổng VCSH 24.220 24.390 26.494 32.039 33.271 8,3%.
Tổng Dư nợ
trước DPRR 254.192 293.937 333.212 389.859 438.708 18,1%
Tổng vốn huy
động 251.924 244.838 360.018 416.867 501.909 24,8%
(Nguồn:Số liệu trên báo cáo thường niên BIDV 2010-2014)
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
- Quy mô tổng tài sản của BIDV nằm trong Top 3 Ngân hàng lớn nhất Việt Nam:
+ Tổng tài sản tính đến 31/12/2014 đạt 650.340 tỷ đồng, tăng 101.954 tỷ đồng (↑18,9%) so với cuối năm 2013, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản giai đoạn 2010-2014 đạt trung bình 15,4%.
+ Vốn chủ sở hữu năm 2014 đạt 33.271 tỷ đồng, tăng 1.232 tỷ đồng (↑
4%) so với năm 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2010- 2014 là 8,3%.
+ Lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 6.297 tỷ đồng hoàn thành 105% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao, đảm bảo thực hiện trích lập đủ dự phòng rủi ro theo quy định, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2014 đạt 8,0%.
- Quy mô hoạt động và hiệu quả của BIDV qua các năm thể hiện như sau:
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2010-2014) Biểu đồ 2.1: Một số chỉ tiêu quy mô và hiệu quả hoạt động của BIDV
qua các năm 2010-2014
2.2. Thực trạng rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010-2014
2.2.1 Thực trạng RRTN xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010-2014
Cùng với sự gia tăng về quy mô tổng tài sản, quy mô hoạt động và sự đa dạng hóa hoạt động kinh doanh khá nhanh qua các năm, BIDV đã và đang đối mặt với tiềm ẩn rủi ro ngày càng tăng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Đối với RRTN, tại BIDV đã xuất hiện hầu hết các dấu hiệu rủi ro thuộc các nhóm dấu hiệu tại mục 1.2.3, Chương I, cụ thể như sau:
2.2.1.1. Các hành vi gian lận liên quan đến tội phạm nội bộ
Thực tế từ năm 2010-2014, tại BIDV đã xảy ra 08 sự cố rủi ro tác nghiệp liên quan đến vấn đề đạo đức của cán bộ. Các hành vi gian lận thường liên
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
quan đến các cán bộ tác nghiệp của các nghiệp vụ tín dụng, tiền gửi, kho quỹ, thông tin khách hàng…Tại BIDV, tuy các vụ gian lận nội bộ xảy ra không nhiều nhưng đây vẫn là vấn đề đáng cảnh báo và cần phải kịp thời xây dựng biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu vì liên quan đến yếu tố quan trọng đó là yếu tố con người trong tổ chức. Các cán bộ là người nắm rõ quy trình nghiệp vụ của ngân hàng, do đó hầu hết các vụ việc gian lận liên quan đến cán bộ ngân hàng đều có thủ đoạn rất tinh vi và gây hậu quả nghiêm trọng đối với ngân hàng cũng như khách hàng.
2.2.1.2. Các hành vi gian lận liên quan đến tội phạm bên ngoài
Đây là loại rủi ro có tần suất xuất hiện ngày càng nhiều và thường xuyên được nhắc nhở, cảnh giác phòng ngừa đối với cán bộ ngân hàng và được đưa tin nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ năm 2010 đến năm 2014, tại BIDV xảy ra 46 hành vi gian lận liên quan đến tội phạm bên ngoài nhằm lừa đảo, lấy cắp thông tin, tiền của ngân hàng. Nếu tính tốc độ gia tăng số lượng gian lận đối với nhóm rủi ro này thì đây là nhóm rủi ro có tốc độ gia tăng nhanh nhất qua các năm (năm 2010: 03 sự cố, năm 2011: 06 sự cố, năm 2012: 10 sự cố, năm 2013: 12 sự cố, năm 2014: 15 sự cố liên quan tới các gian lận bên ngoài ngân hàng). Rủi ro xảy ra chủ yếu ở nghiệp vụ Thẻ, chuyển tiền.
2.2.1.3. Sai sót trong tác nghiệp của cán bộ
Rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc ngày càng giảm qua các năm từ 2010 đến 2014. Năm 2014, BIDV đã chủ động nhận diện, tăng cường công tác rà soát và khắc phục các sai sót tác nghiệp. Nhìn chung các sai sót tác nghiệp năm 2014 giảm so với 2013 và giảm mạnh so với các năm trước:
năm 2014 xảy ra 29.192 lỗi giảm 3,33% so với năm 2013; giảm 129,95% so với năm 2012; giảm 176,22% so với năm 2011 và giảm 215,7% so với năm
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
2010. Nguyên nhân của việc giảm lỗi này là do BIDV đã chủ động nghiên cứu áp dụng các công cụ QLRRTN theo thông lệ trong hoạt động tác nghiệp;
bên cạnh đó, Quy chế xử lý trách nhiệm cá nhân và tập thể trong quá trình tác nghiệp ra đời đã góp phần nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ trong quá trình tác nghiệp.
Năm 2013, Trụ sở chính đã triển khai đồng bộ các công cụ nhằm giảm thiểu sai sót, theo đó tăng cường giám sát từ xa, mở rộng hệ thống báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường với số lượng hơn 60 báo cáo. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu để giúp chi nhánh trong việc rà soát, đánh giá, góp phần giảm thiểu các sai sót tại các nghiệp vụ.
Biểu đồ 2.2: Số lượng sai sót trong tác nghiệp của cán bộ BIDV từ năm 2010-2014
Nguồn: Tổng hợp báo cáo rủi ro tác nghiệp của BIDV từ 2010 đến 2014.
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ được đánh giá là có mức độ rủi ro cao nhất và số lỗi nghiệp vụ tín dụng cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lỗi các nghiệp vụ của từng năm. Tiếp theo nghiệp vụ Tín dụng, các nghiệp vụ Chuyển tiền, Kế toán hậu kiểm, Thẻ, Tiền gửi lần lượt có số lượng lỗi tác nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn năm 2010 đến 2014 (15%, 15%, 12%, 10%). Các nghiệp vụ còn lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lỗi của
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
từng năm, mức độ rủi ro cũng được đánh giá là không cao, xu hướng chung của các nghiệp vụ này là có số lỗi giảm dần qua các năm.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ lỗi tác nghiệp các nghiệp vụ của cán bộ BIDV từ năm 2010-2014
2.2.1.4. Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin
Các dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống CNTT xuất hiện khá nhiều trong quá trình hoạt động của BIDV do ngân hàng đã và đang áp dụng các ứng dụng CNTT hiện đại vào hoạt động kinh doanh. Sự an toàn và hoạt động thông suốt của hệ thống CNTT là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo sự an toàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng. BIDV đã triển khai hiện đại hóa cho tất cả các chi nhánh trong hệ thống bằng hệ thống core banking do nhà thầu SiverLeck cung cấp. Theo báo cáo của các đơn vị, các lỗi tác nghiệp liên quan đến hệ thống CNTT gây rủi ro đối với BIDV nhiều nhất là hệ thống mạng LAN ngừng hoạt động gây ngừng giao dịch toàn hệ thống 01 giờ đồng hồ, mất dữ liệu tạm thời trong quá trình backup dữ liệu trong
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Host, lỗi đường truyền dẫn đến việc chủ thẻ không rút được tiền mà tài khoản vẫn ghi nợ hoặc chủ thẻ đã nhận tiền từ ATM mà tài khoản không ghi nợ…
2.2.1.5. Rủi ro phát sinh từ cơ chế, văn bản quy trình nghiệp vụ
Mặc dù các quy định hướng dẫn nghiệp vụ của BIDV đã được ban hành tương đối đầy đủ, tuy nhiên còn tồn tại một số văn bản, quy trình có nội dung chưa đầy đủ, còn sơ hở, chồng chéo giữa các văn bản. Qua báo cáo rà soát quy trình nghiệp vụ các năm từ 2010 đến năm 2014, trên cơ sở ý kiến tham gia của các bộ phận nghiệp vụ tại các Chi nhánh, Trụ sở chính BIDV đã tổng hợp ý kiến tham gia với hệ thống văn bản quy định của 17 nghiệp vụ, từ đó phát hiện và khắc phục những điểm chưa rõ ràng, chưa hợp lý và không thống nhất giữa các quy định. Bên cạnh đó, các Ban/Trung tâm đầu mối nghiệp vụ tại Trụ sở chính định kỳ hàng năm cũng thực hiện rà soát văn bản để nghiên cứu, chỉnh sửa và hoàn thiện các quy định, quy trình nghiệp vụ.
2.2.1.6. Rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc
Rủi ro liên quan đến cán bộ là một trong những rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là vấn đề liên quan đến đạo đức của cán bộ, một số biểu hiệu đáng chú ý như sau: Năm 2014 công tác tổ chức cán bộ đã xảy ra 378 lỗi, giảm 8% so với năm 2013, giảm 12% so với năm 2012, giảm 25% so với năm 2011, giảm 40% so với năm 2010. Lỗi về công tác tổ chức cán bộ có chiều hướng giảm qua các năm. Từ năm 2010 đến năm 2014, bình quân mỗi năm có 50 cán bộ nghỉ việc và chuyển sang công tác tại ngân hàng khác, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo. Cán bộ nghỉ việc không những gây áp lực về khối lượng công việc quá tải, công tác tuyển dụng, đào tạo ..., mà còn đe doạ tính bảo mật thông tin về chiến lược, chính sách phát triển, công nghệ, sản phẩm ... của BIDV. Số lượng cán bộ chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, cán bộ bị kỷ luật, cán bộ
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
bị buộc thôi việc do vi phạm nghiêm trọng quy định, quy trình nghiệp vụ của BIDV trong các năm từ 2010 đến 2014 có xu hướng giảm dần. Ngoài ra, tình trạng luân chuyển cán bộ không đúng quy định, để cán bộ đảm nhận vị trí công tác trong một thời gian quá dài nên đã dẫn đến tình trạng cán bộ lợi dụng vị trí, chức năng của mình để thực hiện những hành vi gian lận. Tình trạng cán bộ không luân chuyển đúng thời hạn qua các năm đã giảm đáng kể, theo số liệu thống kê qua các năm, đến năm 2014 đã giảm 53% so với năm 2010.
Những loại RRTN nêu trên cho thấy, RRTN xuất hiện ngày càng nhiều và phức tạp, Với tần suất khác nhau (có thể thấp, có thể cao), nhưng cách thức và mức độ nghiêm trọng mà RRTN có thể gây ra cho hoạt động của ngân hàng là khó lường. Có rủi ro xảy ra nhiều với tần suất cao nhưng mức độ nghiêm trong thấp, tuy nhiên có rủi ro chỉ xảy ra với tần suất thấp hoặc với số ít khách hàng nhưng mức độ nghiêm trọng rất cao ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động ngân hàng.
2.2.2 Thực trạng tổn thất do RRTN gây ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010-2014
Theo thống kê của Trụ sở chính BIDV, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 tại BIDV đã xảy ra hơn 100 sự cố liên quan đến hầu hết 07 nhóm sự kiện rủi ro theo Basel II với tổn thất thực tế Ngân hàng phải gánh chịu hàng chục tỷ đồng.
Xét về tổn thất tài chính đối với ngân hàng, các hành vi gian lận nội bộ và bên ngoài là nguyên nhân gây ra tổn thất lớn nhất trong tất cả các loại sự cố đã xảy ra tại BIDV. Sự cố liên quan tới gian lận bên ngoài gây tổn thất lớn nhất với hơn 20 tỷ đồng, chiếm 40% tổng giá trị tổn thất RRTN. Tiếp theo, sự cố liên quan tới gian lận nội bộ gây tổn thất đứng thứ hai với hơn 12 tỷ đồng,
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
chiếm 24% tổng giá trị tổn thất RRTN. Các sự cố chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ Tín dụng, Thẻ, Tiền gửi và Kho quỹ.
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ tổn thất RRTN theo nhóm sự kiện Basel II tại BIDV từ năm 2010-2014
Các sự cố không chỉ gây thiệt hại về tài sản, tiền mà còn gây ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng, mất niềm tin của khách hàng, đặc biệt là các hành vi gian lận liên quan đến cán bộ trong ngân hàng. Một số vụ việc xảy ra liên quan tới việc phán xét, quyết định của Tòa án nhân dân và việc đưa thông tin không đúng của một số trang báo mạng đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của BIDV. Tuy nhiên, các sự việc này ngay sau đó cũng được ngân hàng nhanh chóng đính chính thông tin và xử lý kịp thời, bảo đảm quyền lợi của ngân hàng cũng như của khách hàng.