Đào tạo hướng đến thực hiện mục tiêu, chiến lược đào tạo theo nhu cầu xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật số 1 nghệ an (Trang 105 - 109)

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT SỐ 1 NGHỆ AN

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường

4.2.2 Đào tạo hướng đến thực hiện mục tiêu, chiến lược đào tạo theo nhu cầu xã hội

- Căn cứ tình hình thực tế địa phương trường lựa chọn ngành nghề trọng điểm, có xu hướng phát triển tốt trong xã hội, những ngành mũi nhọn, công nghệ cao, những ngành đang được sự kêu gọi thu hút đầu tư của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới để xây dựng Dự án trình các cấp thẩm quyền phê duyệt. Song song với đó là công tác chuẩn bị cũng phải sẵn sàng: Về kế hoạch chương giáo trình, kế hoạch đội ngũ giáo viên, giảng viên, vốn, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư…..

- Thành lập Ban xúc tiến hợp tác doanh nghiệp (người đứng đầu có thể là Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó) để tăng cường công tác phối hợp việc với các doanh nghiệp, liên kết chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp để tìm hiểu, dự báo, đánh giá nhu cầu nhân lực của xã hội, nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo theo yêu cầu. Nhà trường phải làm cho được việc ký kết bản ghi nhớ, hợp tác, hợp đồng với doanh nghiệp để các doanh nghiệp có nhu cầu lao động hỗ trợ trong công tác đào tạo, tiếp nhận sinh viên đến thực tập là nơi sinh viên được tiếp xúc với thực tế sản xuất và có thể là nơi

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

làm việc của các em sau này. Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng trong quá trình đào tạo. Nhà trường chủ động điều tra khảo sát để có được thông tin về nhu cầu lao động của doanh nghiệp ( Yêu cầu về nghề, về trình độ, mức kỹ năng nghề…). Doanh nghiệp và Nhà trường cùng kết hợp xây dựng, tiêu chuẩn, thiết kế chương trình tham gia vào quá trình đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo.

Trong điều kiện hiện nay hầu hết các trường làm công tác này còn tự phát và hạn chế vì gặp rất nhiều khó khăn các doanh nghiệp đòi hỏi tay nghề cao thì họ không muốn tiết lộ bí mật công nghệ, hoặc máy móc thiết bị của doanh nghiệp có giá trị rất lớn nên không muốn nhận sinh viên thực tập,…. Một số ngành như May mặc, dày da, lắp ráp linh kiện điện tử, máy móc …. họ không muốn tuyển hay nói đúng hơn là họ không cần lao động qua đào tạo mà bản thân doanh nghiệp tự đào tạo tại chỗ.

Trong hoàn cảnh này nếu có một cơ sở đào tạo chất lượng cao, đảm bảo cung cấp những sinh viên đáp ứng nhu cầu công việc ngày thì đó là một điều lý tưởng nhất đối với doanh nghiệp. Hiện nay các nhà tuyển dụng cũng cực kỳ đau đầu khi săn tìm được nhận lực đáp ứng nhu cầu công việc khi ban lãnh đạo yêu cầu. Vì vậy, nếu doanh nghiệp liên kết với nhà trường, đăng ký tuyển dụng sinh viên ra trường sẽ nhận được đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu của mình. Doanh nghiệp chủ động đưa ra bản mô tả nhu cầu lao động trong thời gian tới, hợp tác với nhà trường để định hướng đào tạo cho sinh viên là một việc làm vô cùng có lợi, chủ động được nguồn nhân lực. Như vậy, liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp hiện nay là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích cả hai phía, mối liên kết này vừa mang lại tính tất yếu, vừa có tính khả thi cao.

Theo đề cập ở trên thì doanh nghiệp và nhà trường cần thiết phải hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Theo tác giả được biết đây là vấn đề được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng từ rất lâu và rất hiệu quả nhưng ở Việt Nam thì chỉ mới có một số trường ở các thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…. còn ở Nghệ An vẫn chưa có động thái gì cho việc thực hiện mối quan hệ này. Đây là điều đang còn nhiều bất cập hiện nay.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Đào tạo toàn diện: không chỉ đào tạo kỹ năng nghề mà còn dạy chữ, dạy người, rèn luyện ý thức học tập cho sinh viên, khuyến khích sinh viên rèn luyện sức khoẻ, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao.

Tăng cường công tác hỗ trợ đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, khả năng ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, phỏng vấn

- Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động: Cần xây dựng và củng cố hệ thống thông tin thị trường lao động đặt tại Trung tâm giới thiệu việc làm (Đã có) của Nhà trường để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời; đưa trang Website về thị trường lao động vào hoạt động. Mở chuyên mục “Người tìm việc - việc tìm người” trên một số phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Đồng thời tổ chức các đợt khảo sát, nắm tình hình và khai thác thị trường lao động tại một số tỉnh trong nước và nước ngoài để đàm phán, ký kết hợp đồng cung ứng lao động cho phía đối tác. Hệ thống thông tin về thị trường lao động được cập nhật, xử lý thường xuyên có hệ thống với các chỉ số thống nhất có độ tin cậy cao là một điều kiện quan trọng để nâng cao tính thích ứng của công tác đào tạo nghề với thị trường lao động nước ta nói chung và ở tỉnh Nghệ An nói riêng trong thời gian tới, nắm bắt được thông tin nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, trong nước và xuất khẩu lao động. Mục tiêu là tư vấn giới thiệu cho học sinh, sinh viên tìm việc làm sau khi ra trường.

+ Tổ chức cho học sinh tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhà trường. Kết hợp tốt giữa hoạt động đào tạo và sản xuất, kinh doanh. Nhà Trường thành lập Trung tâm Giới thiệu việc làm sản xuất và dịch vụ, Trung tâm hỗ trợ sau đào tạo thành lâp các Xưởng: Xưởng sửa chữa ô tô số 1, Xưởng cơ khí gò hàn, Xưởng Điện – nước, … vì vậy vừa nâng cao tay nghề cho sinh viên học sinh, nâng cao trình độ giáo viên được tiếp cận đến máy móc, phương tiện, thiết bị hiện đại vừa tăng thêm nguồn thu tài chính cho Nhà trường.

4.2.3 Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán giáo viên, giảng viên cán bộ quản lý.

-Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả quản lý của lãnh đạo Khoa, bộ môn trong điều hành công tác đào tạo. Nâng cao hơn nữa nhận thức của giáo viên về vị trí, vai trò đạo đức của người giáo viên trong tiến trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Ý thức

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

tự giác vượt khó vươn lên mang tính tự chủ sáng tạo của mỗi cán bộ giảng viên được xem là động lực chủ yếu và quyết định thành công của công tác đào tạo.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: xây dựng quy hoạch để đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu trình độ, chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành của đội ngũ giáo viên; tăng cường khả năng nghiên cứu khoa học của giáo viên giảng viên, tiến tới gắn kết chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu ứng dụng, giữa giảng dạy và sản xuất – kinh doanh; có chính sánh thu hút nghệ nhân, những người có kinh nghiệm và tay nghề cao làm giáo viên. Xây dựng chính sách hỗ trợ riêng cho công tác bồi dưỡng, đặc biệt là công tác nghiên cứu khoa học, bổ sung sửa đổi quy chế nghiên cứu khoa học. Xây dựng chính sách thu hút nhân tài, đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân tham gia công tác đào tạo nghề. Thông qua các hình thức như mời các nghệ nhân, chuyên gia trong từng lĩnh vực đến diễn thuyết, trình bày kỹ năng nghề,… nói chuyện với học sinh sinh viên.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên đạt chuẩn về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đủ về số lượng; hợp lý về tỷ lệ cơ cấu giữa các môn học. Xây dựng Quy hoạch cán để có phương hướng bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt trong tương lai.

Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên của các đơn vị đủ về số lượng và chất lượng để thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo.

Nâng cao nhận thức tư tưởng cho mọi giáo viên, giảng viên trong nhà trường:

nhận thức là cơ sở của hành động vì vậy phải coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục. Việc quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên không chỉ là trách nhiệm của Lãnh đạo, của phòng ban chức năng mà là của tất cả cán bộ công nhân viên Nhà trường. Mục đích của việc tác động tới nhận thức của đội ngũ giáo viên là khi dậy tiềm năng khám phá của mỗi người, làm cho họ hiểu vai trò, vị trí của giáo viên trong nhà trường, khơi dậy niềm say mê tìm hiểu chuyên môn kỹ thuật, cho thấy sự cần thiết phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật số 1 nghệ an (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)