CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG
4.5 Những hạn chế trong đề tài nghiên cứu và hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai
Đề tài nghiên cứu vẫn còn hạn chế là chỉ nghiên cứu trong phạm vi một công ty và chủ yếu thiên về kế toán tài chính. Bên cạnh đó, các giải pháp mới chỉ được xây dựng trên cơ sở lý thuyết, chưa được ứng dụng trong thực tế do đó chưa đánh giá được tính khả thi của các giải pháp đã đề ra. Từ những hạn chế đó, tác giả đã đề xuất hướng phát triển nghiên cứu đề tài trong tương lai là đề tài cần được nghiên cứu mở rộng ra toàn ngành bánh kẹo và cần được nghiên cứu sâu hơn dưới góc độ kế toán quản trị.
4.6 Kết luận đề tài nghiên cứu
Trong luận văn của mình, tác giả đã trình bày, làm rõ cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị. Từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KTQT chi phí tại công ty.
Đề án Kinh tế quốc tế
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU “KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ”
1.1Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) không chỉ chịu sức ép cạnh tranh với các công ty trong nước mà gay gắt, quyết liệt hơn từ các tập đoàn đa quốc gia, những công ty hùng mạnh cả về vốn, thương hiệu và trình độ quản lý. Do vậy, để cạnh tranh được, các doanh nghiệp (DN) trong nước phải tìm cho mình một hướng đi hợp lý để tồn tại và phát triển.
Một trong số các giải pháp cần phải làm là tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý…mà thông tin làm cơ sở cho các giải pháp đó không thể khác hơn ngoài thông tin kế toán.
Tuy nhiên, để có thể phát huy một cách tốt nhất chức năng thông tin và kiểm tra của mình thì cần phải xây dựng một hệ thống kế toán hoàn chỉnh. Đó là hệ thống kế toán đáp ứng yêu cầu thông tin không chỉ hướng vào các quá trình và các sự kiện kinh tế đã xảy ra mà còn phải hướng đến những diễn biến trong tương lai nhằm giúp các nhà quản lý DN hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm soát và đưa ra được những quyết định đúng đắn, phù hợp với các mục tiêu đã xác lập. Hệ thống kế toán như thế phải bao gồm hai phân hệ: kế toán tài chính (KTTC) và kế toán quản trị (KTQT).
KTQT được coi là công cụ quản lý khoa học và có hiệu quả nhằm kịp thời xử lý và cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin củacác nhà quản trị. Song tại Việt Nam, KTQT còn là vấn đề khá mới mẻ, chưa được ứng dụng một cách phổ biến.
Ngày 12 tháng 6 năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 53/2006/TT-BTC về việc “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp”, nhưng việc triển khai, áp dụng cụ thể vào từng loại hình DN như thế nào thì còn nhiều vấn để phải xem xét và nghiên cứu.
Bên cạnh đó, các DN sản xuất trong nước đang phải chịu nhiều sức ép từ những hãng sản xuất bánh kẹo 100% vốn nước ngoài với máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, triển khai thị trường chuyên nghiệp đã chiếm lĩnh phần lớn phân khúc cao cấp của bánh kẹo Việt tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm của các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Indonesia đặc biệt khi hình thành cộng đồng chung ASEAN. Do vậy các doanh nghiệp bánh kẹo trong nước phải thực hiện
Đề án Kinh tế quốc tế
nhiều biện pháp để có thể phát triển bền vững.
Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị chuyên sản xuất các loại bánh kẹo, đồ uống có cồn, thực phẩm chế biến sẵn cho thị trường miền Bắc và cho cả nước.Mặc dù có những thành công về quản lý trong thời gian qua, song với bối cảnh kinh tế và sức ép cạnh tranh hiện tại của thị trường bánh kẹo trong nước đã đòi hỏi các nhà quản trị của công ty phải quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động SXKD, giá thành, định giá bán, đặc biệt là chi phí nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và duy trì cũng như mở rộng sản xuất. Vì vậy, nghiên cứu, hoàn thiện KTQT chi phí tại Công ty là vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ các lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài:“Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp nên đã có nhiềucông trình nghiên cứu đề tài này. Trong số đó, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của một số tác giả sau:
- Tác giả Nguyễn Quốc Thắng (năm 2010) trong luận án Tiến sỹ “ Tổ chức KTQT chi phí, giá thành sản phẩm trong DN thuộc ngành giống cây trồng Việt Nam “. Cùng với việc hệ thống hóavà phát triển lý luận chung về hệ thống KTQT chi phí, giá thành sản phẩm phục vụ có hiệu quả cho quản trị nội bộ DN, luận án phân tích đánh giá thực trạng hệ thống kế toán chi phí, giá thành sản phẩm trong các DN thuộc ngành giống cây trồng Việt Nam, từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp để xây dựng, hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí, giá thành sản phẩm trong các DN thuộc giống cây trồng Việt Nam theo hướng kệ thống KTQT chi phí, giá thành sản phẩm hiện đại để có thể cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản trị DN trong việc ra quyết định kinh doanh.
- Luận án tiến sỹ của tác giả Đỗ Thị Mai Thơm ( năm 2012 ) với đề tài “ Nghiên cứu tổ chức KTQT chi phí và giá thành trong các DN vận tải biển Việt Nam”.
Tác giả làm rõ những đặc điểm kinh doanh của ngành vận tải biển, đặc thù riêng của sản phẩm dịch vụ vận tải biển. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng, chi phối đến sự biến đổi liên tục, phức tạp của chi phí và giá thành dịch vụ vận tải biển trong tứng chuyến đi của tàu. Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng công tác kế toán chi phí và giá thành tại các DN vận tải biển Việt Nam hiện nay, luận án đề ra các nguyên tắc, phương hướng và các giải pháp cụ thể để xây dựng mô hình tổ chức thực hiện công tác KTQT chi phí và giá thành trong các DN vận tải biển
Đề án Kinh tế quốc tế
Việt Nam theo hướng kết hợp với kế toán tài chính.
- Tác giả Trần Thị Thu Hà ( năm 2010 ) trong luận văn Thạc sỹ “ Tổ chức KTQT chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp tại các DN thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 “ đã trình bày về các nội dung tổ chức công tác KTQT chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp trong các công ty xây dựng và giải pháp cơ bản hoàn thiện các nội dung công tác tổ chức KTQT chi phí sản xuất trong các DN này.
- Luân văn Thạc sỹ của tác giả Lê Đắc Phúc ( năm 2011 ) về đề tài “ Tổ chức KTQT chi phí tại các DN thuộc trung tâm điện thoại di động CDMA” đã so sánh, phân tích các lý thuyết về KTQT chi phí Việt nam và quốc tế, đưa ra các bài học kinh nghiệm tổ chức KTQT chi phí Việt Nam và quốc tế, đặc điểm hệ thống quản lý và nhu cầu thông tin phục vụ quản trị DN của trung tâm điện thoại di động CDMA, từ đó tác giả đưa ra phương án tổ chức KTQT chi phí tại Trung tâm điện thoại đi động CDMA.
- Luận văn thạc sỹ của học viên Lê Thị Hải Yến, bảo vệ tại trường Đại học Thương Mại ( năm 2013 ) với đề tài: “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Tổng công ty Điện lực Việt Nam”
Những công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã đạt được một số kết quả nhất định như:
Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về chi phí trong các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời đã làm sáng tỏ bản chất, nội dung và phương pháp kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu trên còn khái quát được kinh nghiệm của một số nước trên thế giới liên quan đến những vấn đề về quản trị chi phí để từ đó rút ra sự khác biệt giữa các nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Phản ánh thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các công ty sản xuất cụ thể.
Qua đó, rút ra được những thành công và hạn chế của công tác kế toán ở tại các đơn vị được khảo sát. Trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra được một số các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí.
Trong các nghiên cứu trên, các tác giả khái quát được thực trạng công tác kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp, tác giả cũng đã đánh giá thực trạng và chỉ ra được những nguyên nhân hạn chế trong KTQT chi phí của đơn vị và từ đó đưa ra các giải pháp cho KTQT chi phí hay đưa ra các giả pháp để hoàn thiệnĐề án Kinh tế quốc tế
công tác KTQT, KTQT chi phí tại đơn vị theo phạm vi nghiên cứu của mỗi đề tài.
Có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho công tác kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị được khảo sát nói riêng và của ngành sản xuất nói chung. Song cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị. Vì vậy, luận văn của tác giả với mục tiêu phân tích, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KTQT chi phí trong DN để khảo sát, đánh giá thực trạng KTQT chi phí tại Công ty Cổ phân Thực phẩm Hữu Nghị.
Từ đó, có thể đưa ra các kết luận và giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí tại Công ty này.
1.3Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài nhằm mục đích làm rõ thực trạng KTQT chi phí chi phí tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí có tính đến đặc thù hoạt động của đơn vị và các định hướng phát triển trong tương lai của Công ty.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung, các mục tiêu cụ thể được xác định như sau:
- Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về KTQT chi phí trong DN.
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng về KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị, chỉ rõ ưu điểm và hạn chế.
- Trên cơ sở phân tích về lý luận và thực trạng KTQT chi phí của Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện KTQT chi phí tại Công ty.
1.4Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu
Để định hướng cho việc nghiên cứu, giải quyết được các mục tiêu chung và cụ thể đã đặt ra, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Lý luận chung về KTQT chi phí trong DN là gì?
- Thực trạng KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị như thế nào? Có những ưu điểm và hạn chế gì?
- Cần có những giải pháp và điều kiện gì để hoàn thiện KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị?
1.5Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐề án Kinh tế quốc tế
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận và thực trạng về KTQT chi phí trong Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị gồmbộ máy KTQT; xây dựng định mức và lập dự toán sản xuất kinh doanh; thu thập thông tin; tổ chức xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin KTQT trong DN;
tổ chức sử dụng thông tin cho việc ra quyết định kinh doanh.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứukế toán quản trị chi phí
- Phạm vi về thời gian và không gian: Số liệu nghiên cứu trong đề tài được khảo sát thực tế trong 2 năm từ 2014 – 2015 tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị.
1.6Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Các phương pháp khác nhau trong thu thập dữ liệu có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình nghiên cứu. Việc lựa chọn được phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất đóng vai trò then chốt trong việc thu thập dữ liệu.
Nguồn dữ liệu thu thập bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Để thu thập dữ liệu, luận văn đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
1.6.1.1Phương pháp điều tra, khảo sát qua bảng câu hỏi và phỏng vấn
Điều tra, khảo sát qua bảng câu hỏi và phỏng vấn là các phương pháp thu thập thông tin, số liệu thông dụng trong nghiên cứu kinh tế. Khi vấn đề nghiên cứu được hình thành, mục đích nghiên cứu được xác định rõ, sẽ xác định được các câu hỏi điều tra và phỏng vấn.
Mục đích của câu hỏi và phỏng vấn nhằm khảo sát thực trạng công tác kế toán nói chung và KTQT chi phí nói riêng qua nhận xét của chính những người liên quan đến đơn vị.
Nội dung câu hỏi và phỏng vấn gồm những nội dung cơ bản như: Tổng quan về tổ chức công tác kế toán của đơn vị; KTQT chi phí: lập dự toán; tổ chức thu thập thông tin thực hiện; tổ chức thu thập thông tin tương lai; tổ chức phân tích thực hiện dự toán; lập báo cáo KTQT….
Cách thức thực hiện như sau:
- Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp tới nhà quản lý và những người trực tiếp thực hiện công tác kế toán tại Phòng Kế toánvà thu thập lại sau khi thông tin đượcĐề án Kinh tế quốc tế
điền;
- Đầu tiên tác giả tiếp cận thông qua thư giới thiệu nêu rõ lý do, làm rõ mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, độ tin cậy của thông tin được cung cấp. Sau khi được sự chấp thuận, tác giả gửi danh mục câu hỏi cho các đối tượng để thu thập thông tin về nội dung nghiên cứu.
- Phỏng vấn trực tiếp một số nhà quản lý và những người trực tiếp thực hiện công tác kế toán tại Phòng Kế toán.
- Các cuộc phỏng vấn trực tiếp được thực hiện trên cơ sở các câu hỏi mở nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia phỏng vấn trình bày ý kiến, quan điểm đồng thời cũng giúp tác giả có thể phát hiện các vấn đề mới trong quá trình điều tra.
Ngoài ra trong suốt quá trình thực hiện luận văn, nếu phát sinh những thắc mắc ngoài các nội dung đã được phỏng vấn tác giả thực hiện phỏng vấn bổ sung qua điện thoại.
Kết quả của phương pháp là các tài liệu bút ký mà tác giả ghi chép lại, băng ghi âm phỏng vấn gián tiếp về các câu hỏi và câu trả lời của người được phỏng vấn. Kết quả phỏng vấn được sự đồng thuận cho phép sử dụng để công bố dưới hình thức của một công trình nghiên cứu khoa học.
1.6.1.2Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc sử dụng các giác quan và các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận các hiện tượng hoặc các hành vi của con người phục vụ cho công tác nghiên cứu một vấn đề khoa học. Phương pháp này cũng thích hợp trong các tình huống khi phỏng vấn không thu thập được các thông tin chính xác hoặc không lấy được đầy đủ thông tin vì đối tác không muốn trả lời hoặc hợp tác.
Việc khảo sát được thưc hiện trong khoảng một vài giờ và đều đặn nhiều lần từ giai đoạn chọn đề tài đến khi hoàn thành luận văn. Các dữ liệu thu thập từ quan sát nhằm bổ sung cho các dữ liệu thu thập qua phỏng vấn, khẳng định lại các thông tin do phỏng vấn cung cấp. Tác giả đã quan sát các quá trình luân chuyển và tập hợp chứng từ, các loại chứng từ, tìm hiểu hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán có liên quan đến KTQT chi phí. Bên cạnh đó tác giả còn tìm hiểu việc thu thập thông tin từ các Chi nhánh được tổng hợp như thế nào tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị để phục vụ việc ra quyết định của nhà quản lý.
Kết quả của phương pháp này là các tài liệu bút ký, các biểu mẫu chứng từ, sổĐề án Kinh tế quốc tế