Giải pháp liên quan tới chất lượng thông tin

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại nhtmcp công thương việt nam chi nhánh bắc hà nội (Trang 108 - 111)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại

3.2.5 Giải pháp liên quan tới chất lượng thông tin

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển ngày nay, thông tin được sử dụng như vũ khí, nguồn lực trong môi trường cạnh trạnh, người chiến thắng

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

trong cạnh tranh là người biết cách nắm bắt và xử lý thông tin chính xác, kịp thời. Thông tin còn đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. Thông tin được thu thập một cách chính xác, đầy đủ, có được từ nhiều nguồn đáng tin cậy thì kết quả thẩm định thu được cũng sẽ chính xác hơn. Với những nhược điểm về chất lượng thông tin thẩm định được thu thập hiện nay thì chi nhánh Bắc Hà Nội nên đưa ra một số điều chỉnh sau:

- Nguồn thông tin từ phía khách hàng: mang đặc điểm là nguồn thông tin tương đối đầy đủ và chủ yếu song mức độ tin cậy của thông tin lại khó xác thực bởi nguồn thông tin này mang tính một chiều, chủ quan. Do vậy, cán bộ thẩm định phải xem xét một cách kỹ lưỡng, có sự kiểm tra và đánh giá lại tính chính xác của nguồn thông tin này bằng cách:

+ Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, trung thực báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh của dự án. Chi nhánh cũng có thể yêu cầu doanh nghiệp có dự án đề xuất vay vốn phải có báo cáo được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập nhằm có được sự chứng minh từ bên thứ ba xác nhận tính trung thực, chính xác thông tin mà họ cung cấp. Đối với các doanh nghiệp đang vay vốn, đang là khách hàng của ngân hàng. Chi nhánh nên yêu cầu các doanh nghiệp này cập nhật các thông tin một cách thường xuyên để nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dự án vay vốn trong giai đoạn vận hành để có thể phát hiện những thay đổi theo chiều hướng bất lợi với vốn cho vay của ngân hàng và có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Chi nhánh có thể đưa ra yêu cầu kiểm tra thông tin, báo cáo của doanh nghiệp, báo cáo tiến độ thực hiện dự án một cách đột xuất, doanh nghiệp không có sự chuẩn bị trước sẽ đảm bảo được tính khách quan.

+ Chi nhánh có thể định kỳ tiến hành các cuộc thu thập, điều tra thông tin bằng việc trực tiếp phỏng vấn để phát hiện những gian lận mà khách hàng có thể dấu diếm. Mục đích của cuộc phỏng vấn nhằm thu được những thông

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

tin sau:

Làm rõ hơn mục đích và yêu cầu vay vốn

Biết rõ hơn khả năng trả nợ và uy tín của người xin vay

Giải trình những điểm còn chưa rõ, mâu thuẫn trong hồ sơ vay vốn

Thu thập thêm thông tin về lịch sử phát triển, xu hướng phát triển đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

Để thu được kết quả phỏng vấn, cán bộ thẩm định cần chuẩn bị kỹ năng thật tốt như phải nghiên cứu kỹ hồ sơ dữ liệu về doanh nghiệp, dự án xin vay vốn để đưa ra những điểm đặc biệt lưu ý. Cán bộ thẩm định xây dựng các bảng câu hỏi phỏng vấn để lấy thông tin phải thật cụ thể và chi tiết.

Khả năng tạo ra các nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án bằng vốn vay của ngân hàng để trả nợ.

Các nguồn khác để thay thế nguồn trả nợ cho ngân hàng khi dự án vay vốn gặp rủi ro.

Những khó khăn và thuận lợi có thể xảy ra khi tiến hành dự án và biện pháp khắc phục rủi ro nếu có rủi ro.

Cán bộ thẩm định nên tiến hành phỏng vấn không báo trước để thu được thông tin phỏng vấn chính xác hơn, khách quan hơn. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cần tiếp xúc thêm với những đối tượng khác như nhân viên của doanh nghiệp, nhà cung cấp đầu vào của dự án để phỏng vấn, xác thực thông tin.

- Nguồn thông tin nội bộ chi nhánh: Cần xây dựng một bộ phận chuyên về thu thập, phân loại, phân tích thông tin sau đó đưa lên hệ thống thông tin nội bộ.

Bộ phận này sẽ cung cấp, cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ để bộ phận thẩm định cũng như các bộ phận khác có liên quan trong ngân hàng có thể theo dõi và đưa ra các kết luận chính xác khi sử dụng thông tin.

- Nguồn thông tin khác: Nguồn thông tin khác là nguồn thông tin từ phía các ngân hàng thương mại khác, các tổ chức tín dụng, cơ quan thuế, tổ chức cung cấp thông tin, sách báo, tạp chí, truyền thông, Internet…Ngân hàng cần

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

tham khảo, hợp tác và trao đổi thông tin với các tổ chức nêu trên để có thể nâng cao mức độ chính xác của thông tin về khách hàng. Ngân hàng cũng cần chủ động cập nhật thông tin về khách hàng, doanh nghiệp, dự án vay vốn. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng các nguồn thông tin này thường đa dạng, phong phú vì vậy cán bộ thẩm định cần phải có sự sàng lọc giá trị thông tin tránh trường hợp thông tin không đảm bảo chất lượng gây lãng phí thời gian và chi phí của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại nhtmcp công thương việt nam chi nhánh bắc hà nội (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)