Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ TÂY

3.3.3. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Hiện nay, cơ chế hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là hạch toán phụ thuộc, điều này đã làm giảm tính tự chủ trong hoạt động của các đơn vị thành viên. Cụ thể, về địa bàn hoạt động của các chi nhánh, chi nhánh chỉ được quyền cho vay đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nếu muốn cho vay với các doanh nghiệp khác địa bàn thì phải được sự đồng ý của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và phải kết hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn đó. Như vậy, tính cạnh tranh ngay trong hệ thống Ngân hàng ngoại thương đã không có, các chi nhánh không nỗ lực tìm kiếm khách hàng. Mặt khác, do nhu cầu của các doanh nghiệp, trụ sở chính là ở một nơi nhưng văn phòng đại diện, chi nhánh thì có ở rất nhiều nơi, theo đó khách hàng của doanh nghiệp cũng ở rất nhiều nơi. Nhu cầu đặt quan hệ với nhiều Ngân hàng của một doanh nghiệp là rất lớn. Nếu theo cơ chế hiện nay thì nhu cầu của doanh nghiệp không được đáp ứng. Chính vì vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên cho phép chi nhánh mở rộng địa bàn hoạt động của mình.

Cơ chế hạch toán phụ thuộc làm cho các chi nhánh không có nhiều động lực trong hoạt động của mình vì lỗ hay lãi đều chuyển lên trên. Xu hướng hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên chuyển sang hoạt động theo cơ chế tập đoàn, không can thiệp quá sâu vào hoạt động của các chi nhánh mà chỉ nên tham gia góp vốn.

- Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề tín dụng để cho các cán bộ tín dụng của các chi nhánh có điều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác và nâng cao trình độ của mình.

- Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên nghiên cứu tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ cán bộ tín dụng.

- Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên tiếp tục

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

phát huy việc sử dụng mạng vi tính để thu nhận số liệu báo cáo, hạn chế làm báo cáo bằng tay để cán bộ tín dụng tập trung thời gian vào chuyên môn hơn.

- Triển khai kịp thời, hướng dẫn cụ thể các văn bản, quyết định của Ngân hàng Nhà nước.

- Để phục vụ khách hàng vay vốn một cách thuận lợi, nhanh chóng, đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho phép bỏ những thủ tục giấy tờ không cần thiết. Hiện nay, đã có rất nhiều khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ sản xuất kinh doanh phàn nàn rằng để vay vốn của Ngân hàng thì cần phải có quá nhiều điều kiện liên quan đến nhiều loại giấy tờ không cần thiết và tốn rất nhiều thời gian.

- Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lươợng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp các chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.

- Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

KẾT LUẬN

Tín dụng trung dài hạn đã và đang là một kênh dẫn vốn quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nguồn vốn tín dụng trung dài hạn mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Tây cung cấp đã thực sự đi vào cuộc sống, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho đất nước trong công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Việc nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của chi nhánh trong chiến lược huy động và sử dụng vốn trung dài hạn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ là những biện pháp cải thiện chất lượng mà phải bao gồm những biện pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả. Có như vậy, hoạt động kinh doanh của chi nhánh mới ngày càng phát triển, hiện đại hoá và hội nhập với xu thế tiên tiến của công nghệ Ngân hàng . Luận văn đã tổng hợp cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thương mại; mô tả, phân tích làm rõ thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Tây. Từ đó tác giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại đơn vị. trong đó chú trọng những giải pháp về quy chế quy trình nghiệp vụ, về nguồn nhân lực và quản lý rủi ro.

Trong khuôn khổ luận văn nghiên cứu tại một chi nhánh, tính toàn diện của luận văn chưa cao và không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong được sự góp ý của các thầy cô và đồng nghiệp để các giải pháp có tính khả thi cao.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)