THỐNG TIÊU TRẠM BƠM PHÙ ĐỔNG
3.2. Tính toán chế độ tiêu cho hệ thống
3.2.2. Phương pháp xác định hệ số tiêu
Hệ số tiêu là lượng nước cần phải đưa ra khỏi một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian để đảm bảo yêu cầu về nước trên diện tích đó của các đối tượng phục vụ.
Về nguyên tắc, hệ số tiêu được xác định dựa trên cơ sở tính toán cân bằng nước giữa hai đại lượng nước đến và lượng nước đi để tìm ra độ sâu lớp nước cần tiêu thoả mãn được yêu cầu về tiêu nước của các đối tượng trên khu vực nghiên cứu.
a. Lượng nước đến (lượng nước mưa, nước thải, nước từ nơi khác chuyển vào vùng tiêu) trong thời đoạn tính toán và lượng nước có sẵn trong vùng khi bắt đầu tính toán hệ số tiêu;
b. Lượng nước đi: gồm lượng nước tiêu khỏi vùng, lượng nước tổn thất trong thời đoạn tính toán và lượng nước còn lại cuối thời đoạn tính toán. Công thức tổng quát để tính hệ số tiêu như sau:
3.2.2.1. Tiêu cho các đối tượng không phải là lúa nước
qi = tiC + . P [ ] Ti (3.10) Trong đó:
- qilà hệ số tiêu trong thời gian tính toán thứ i ;
- C là hệ số dòng chảy, được xác định bằng thực nghiệm: C ≤ 1,0 ; - Pilà tổng lượng mưa rơi xuống trong thời gian tính toán ti;
- [T] là thời gian chịu ngập cho phép của đối tượng tiêu ; - tilà thời gian mưa được lượng mưa Pi .
Tuỳ từng trường hợp cụ thể của đối tượng tiêu tiêu nước mà ti và [T] có thể được tính bằng đơn vị ngày hoặc đơn vị giờ nhưng khi tính toán hệ số tiêu đều phải quy đổi ra số giây.
Đối với cây trồng cạn, Pi là tổng lượng mưa rơi xuống trong 1 ngày đo bằng mm, ti là thời gian của ngày tiêu thứ i tính bằng giây. Nếu yêu cầu mưa ngày nào phải tiêu hết ngày đó thì [T] = 0 và hệ số tiêu qi của ngày thứ i xác đinh theo công thức sau:
64 , 8
. i
i
P
q = C (l/s.ha) (3.11) Đối với các khu vực công nghiệp và đô thị hoặc một số đối tượng tiêu nước khác có yêu cầu tiêu nước rất cao: mưa giờ nào phải tiêu hết giờ đó nên [T] = 0.
Trong trường hợp này Pi là tổng lượng mưa rơi xuống tính bằng mm của từng giờ tiêu thứ i còn tilà giờ tiêu thứ i tính bằng giây và hệ số tiêu qicủa giờ tiêu thứ i xác định theo công thức sau:
36 , 0
. i
i
P
q = C (l/s.ha) (3.12) 3.2.2.2. Tiêu cho lúa nước
Đặc điểm cơ bản của cây lúa là có khả năng chịu ngập. Khả năng chịu ngập này phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây lúa và được dặc trưng bởi hai yếu tố là độ sâu chịu ngập Amax và thời gian chịu ngập (thời gian tiêu cho phép) [T].
Thời gian tiêu cho phép được xác định theo: [T] = t +2 Trong đó:
t: thời gian mưa theo mô hình tính toán (ngày) Phương trình cân bằng nước mặt ruộng:
Pi - (hoi + qoi) = ± ∆Hi (3.13) Trong đó:
- Pilà lượng mưa rơi xuống ruộng lúa trong thời gian ∆t (mm);
- hoilà lượng nước tổn thất do ngấm và bốc hơi trong thời đoạn ∆t (mm), lượng nước này lấy theo tiêu chuẩn thiết kế hệ số tiêu cho ruộng lúa 14TCN-60-88 đối với đồng bằng Bắc Bộ thường lấy khoảng 5-6 mm/ngày. Trong đồ án này ta chọn ho = 5 mm
- qoilà độ sâu lớp nước tiêu được trong thời đoạn tính toán (mm);
- ∆Hi là sự thay đổi tăng hoặc giảm lớp nước mặt ruộng trong thời đoạn tính toán ∆t (mm):
∆Hi = Hci – Hđi (3.14)
- Hci và Hđi là chiều sâu lớp nước mặt ruộng ở cuối thời đoạn và đầu thời đoạn tính toán.
Thời đoạn tính toán trong tính toán tiêu nước cho ruộng lúa thường lấy đơn vị là ngày. Hệ số tiêu cho ruộng lúa phụ thuộc vào quá trình lượng nước mưa rơi xuống, hình dạng và kích thước công trình tiêu nước mặt ruộng. Công trình tiêu nước ruộng lúa có thể là đập tràn, cống tiêu, ống dẫn hoặc xi phông. Thực tế quản lý nước trong các hệ thống thủy lợi cho thấy đập tràn vẫn là loại công trình tiêu nước mặt ruộng được áp dụng phổ biến trong các vùng chuyên canh lúa ở nước ta.
Khi công trình tiêu nước mặt ruộng là đập tràn thì đỉnh tràn có cao trình bằng cao trình mực nước mặt ruộng theo chế độ tưới thích hợp nhất. Trong tính toán tiêu nước, coi mực nước mặt ruộng trước khi xuất hiện mưa tiêu bằng cao trình ngưỡng
tràn. Khi nước mưa rơi xuống thì mực nước trong ruộng tăng lên tự động chảy qua tràn và đổ trực tiếp xuống kênh tiêu. Trong trường hợp này, tính toán xác định hệ số tiêu nước cho ruộng lúa như sau:
a) Nếu chế độ dòng chảy qua tràn là tự do, thời đoạn tính toán 1 ngày đêm, diện tích khu tiêu 1 ha, hệ số tiêu mặt ruộng xác định theo hệ phương trình sau:
Wi - 2Hi = qoi (3.15) qoi = 0,274 M.b0. Hi 3/2 (3.16)
Hi = 2
) (Hi +Hi−1
(3.17)
Hình 3-1: Sơ đồ tính toán tiêu nước mặt ruộng bằng đập tràn, chế độ chảy tự do
Trong đó:
- b0 : Chiều rộng đường tràn (m/ha);
- Hi : Cột nước tràn bình quân trong thời đoạn tính toán (mm) ; - Hi : Cột nước tiêu cuối thời đoạn tính toán (mm);
- Hi-1: Cột nước tiêu đầu thời đoạn tính toán (mm);
- qoi : Độ sâu tiêu trong thời đoạn tính toán (mm);
- M = m. 2.g , với m là hệsố lưu lượng của đập tràn;
- Wi được xác định theo công thức: Wi = (1+β ).Pi - hoi +2.Hi-1 - Pi : Lượng mưa rơi xuống trong thời đoạn tính toán (mm/ngày);
- hoi : Độ sâu tổn thất nước trong thời đoạn tính toán (mm/ngày);
-β : Hệ số hiệu chỉnh độ sâu lớp nước cần tiêu trên ruộng, được xác định theo quy phạm.
b) Nếu chế độ dòng chảy qua tràn là chảy ngập: Thời đoạn tính toán là 1 ngày đêm, diện tích khu tiêu 1 ha, hệ số tiêu mặt ruộng được xác định theo hệ phương trình sau:
Wi - 2Hi = qoi (3.18) qoi = 0,274 M.σ.b0. Hi 3/2 (3.19)
Hi = 2
) (Hi +Hi−1
(3.20)
Trong đó: σ là hệ số chảy ngập, tra theo quy phạm còn các ký hiệu khác như đã giới thiệu ở trên.
H hn
Hình 3-2: Sơ đồ tính toán tiêu nước mặt ruộng bằng đập tràn, chế độ chảy ngập 3.2.2.3. Tính toán hệ số tiêu sơ bộ cho hệ thống thủy lợi
Các hệ thống thủy lợi đều tồn tại trong nó rất nhiều đối tượng có nhu cầu tiêu nước với quy mô tiêu nước khác nhau. Quy mô tiêu nước của một đối tượng tiêu nước i có mặt trong hệ thống là diện tích mặt bằng hứng nước của nó và được khái quát hoá bằng hệ số αi:
αi = ωFi (3.21) Trong đó:
- αi: Tỷ lệ diện tích của đối tượng tiêu nước thứ i so với diện tích tiêu của cả hệ thống thủy lợi;
- ω : Diện tích tiêu của hệ thống thủy lợi.
- Fi: Diện tích mặt bằng hứng nước của đối tượng tiêu nước i trong hệ thống thủy lợi;
Hệ số tiêu chung của cả hệ thống thủy lợi có n đối tượng cần tiêu được xác định theo công thức tổng quát sau:
i n
i i
j q
q .
1
∑=
= α (3.22) Trong đó:
- qj: Hệ số tiêu chung của toàn hệ thống tại ngày tiêu thứ j;
- qi : Hệ số tiêu của đối tượng tiêu nước thứ i.
3.2.3. Xác định hệ số tiêu sơ bộ
3.2.3.1. Xác định hệ số tiêu cho ruộng lúa a) Tài liệu tính toán
* Tài liệu mưa:
Lấy theo mô hình mưa thiết kế (Trạm Láng) Hà Nội.
* Khả năng chịu ngập:
Giả thiết trong suốt thế kỷ XXI giống lúa gieo trồng trong hệ thống thủy nông là không thay đổi. Tính toán với trường hợp bất lợi nhất: Trong khoảng thời gian 30 ngày sau khi cấy trên cánh đồng xuất hiện trận mưa lớn đạt tần suất thiết kế. Mức độ chịu ngập đảm bảo năng suất giảm không quá 5%, theo tài liệu của Viện Khoa học Thủy lợi như sau:
- Ngập 275 mm không quá 1 ngày.
- Ngập 200 mm không quá 2 ngày.
- Ngập 150 mm không quá 4 ngày.
* Tổn thất nước:
Tổn thất nước do ngấm và bốc hơi trong thời gian tiêu, lấy theo các kết quả nghiên cứu trước đây đang được áp dụng là 5 mm/ngày đêm.
* Các điều kiện ràng buộc khác: Hệ thống tiêu nước hoàn chỉnh từ đầu mối đến mặt ruộng. Công trình tiêu nước mặt ruộng là đập tràn, chế độ chảy tự do. Độ sâu lớp nước mặt ruộng trước khi tiêu là 5 cm.
b) Kết quả tính toán hệ số tiêu cho lúa
Sử dụng phần mềm tính toán tiêu cho lúa do Ts. Nguyễn Tuấn Anh (Trường ĐH TL) viết, trong trường hợp b0 = 0,2 (m/ha) thỏa mãn các điều kiện kinh tế, kỹ thuật có kết quả tính toán như sau.
Bảng 3-4: Kết quả tính toán hệ số tiêu cho lúa với b0 = 0,2(m/ha)
STT Ngày mưa Hệ số tiêu (l/s.ha)
1 Ngày thứ 1 0,75
2 Ngày thứ 2 8,27
3 Ngày thứ 3 14,44
4 Ngày thứ 4 8,15
5 Ngày thứ 5 2,93
6 Ngày thứ 6 1,31
7 Ngày thứ 7 0,47
3.2.3.2.Tính toán hệ số tiêu cho các đối tượng không phải là lúa a) Tài liệu tính toán
Bảng 3-5: Hệ số dòng chảy C cho các đối tượngtiêu nước có mặt trong các hệ thống thủy lợi
TT Đối tượng tiêu C
1 Đất trồng hoa, màu 0,60
2 Đất trồngcây xanh, cây ăn quả... 0,50
3 Đất đô thị 0,95
4 Đất khu công nghiệp và làng nghề 0,90
5 Đất khu dân cư ở nông thôn 0,8
6 Đất ao hồ:
- Ao hồ thông thường 0,20
- Ao hồ chuyên nuôi trồng thủy sản 1,00
- Hồ điều hoà 0,00
7 Đất khác 0,60
b) Kết quả tính toán hệ số tiêu cho các đối tượng tiêu không phải là lúa
Đối với tính toán hệ số tiêu cho các đối tượng không phải là lúa, phương pháp tính toán đã được trình bày ở mục 3.2.2.1
Bảng 3-6: Kết quả tính hệ số tiêu cho các đối tượng tiêu nước Ngày
mưa
Pi (mm)
qmau (l/s.ha)
qdc (l/s.ha)
qahths (l/s.ha)
qah (l/s.ha)
1 42,62 2,96 3,95 4,93 0,99
2 170,27 11,82 15,77 19,71 3,94
3 137,08 9,52 12,69 15,87 3,17
4 1,40 0,10 0,13 0,16 0,03
5 9,63 0,67 0,89 1,11 0,22
6 0 0 0 0 0
7 0 0 0 0 0
Ghi chú:
qmau: Hệ số tiêu của hoa màu (l/s.ha) qdc: Hệ số tiêu cho đất thổ cư (l/s.ha)
qahths: Hệ số tiêu cho ao hồ chuyên nuôi trồng thuỷ sản (l/s.ha) qah:: Hệ số tiêu cho ao hồ thông thường (l/s.ha)
3.2.3.3. Xác định hệ số tiêu sơ bộ cho từng tiểu vùng
tiểu vùng v1 tiểu vùng v3
tiểu vùng v2 tiểu vùng v5
tiểu vùng v4 tiểu vùng v8
tiểu vùng v10
tiểu vùng v7
tiểu vùng v9
tiểu vùng v11
tb phù đổng
ghi chó:
(s=104,741ha)
(s=105,118ha) (s=71,028ha)
(s=84,63ha) (s=32,23ha)
(s=31,434ha) (s=37,254ha) (s=54,01ha)
(s=65,3868ha)
(s=73,91ha)
(s=30,265ha)
ranh giới phân vùng tiêu kênh tiêu chính
kênh tiêu nhánh
sông đuống N45
n: nút mô phỏng trong swmm
Hình 3-3: Bản đồ phân vùng tiêu của hệ thống tiêu TB Phù Đổng
Bảng 3-7: Bảng thống kê diện tích của từng loại đất trong các tiểu vùng STT
Tên tiểu vùng
Loại đất Diện tích
(ha)
Tỷ số diện tích
Tổng diện tích
(ha)
1 V1
Đất trồng lúa 16,97 0,162
Đất trồng màu 17,97 0,172
Đất khu dân cư ở nông thôn 65,11 0,622 Ao hồ chuyên nuôi trồng thủy sản 0 0
Ao hồ thông thường 4,68 0,045 104,741
2 V2
Đất trồng lúa 59,16 0,563
Đất trồng màu 11,12 0,106
Đất khu dân cư ở nông thôn 32,41 0,308 Ao hồ chuyên nuôi trồng thủy sản 0 0
Ao hồ thông thường 2,43 0,023 105,118
3 V3
Đất trồng lúa 58,38 0,822
Đất trồng màu 12,65 0,178
Đất khu dân cư ở nông thôn 0 0
Ao hồ chuyên nuôi trồng thủy sản 0 0
Ao hồ thông thường 0 0 71,027
4 V4
Đất trồng lúa 74,95 0,886
Đất trồng màu 2,92 0,035
Đất khu dân cư ở nông thôn 0 0
Ao hồ chuyên nuôi trồng thủy sản 0 0
Ao hồ thông thường 6,76 0,080 84,630
5 V5
Đất trồng lúa 32,11 0,996
Đất trồng màu 0 0
Đất khu dân cư ở nông thôn 0 0
Ao hồ chuyên nuôi trồng thủy sản 0 0
Ao hồ thông thường 0,12 0,001 32,231
6 V6
Đất trồng lúa 33,76 0,906
Đất trồng màu 0 0
Đất khu dân cư ở nông thôn 3,50 0,094 Ao hồ chuyên nuôi trồng thủy sản 0 0
Ao hồ thông thường 0 0 37,254
7 V7
Đất trồng lúa 26,67 0,848
Đất trồng màu 3,31 0,105
Đất khu dân cư ở nông thôn 0 0
Ao hồ chuyên nuôi trồng thủy sản 0 0
Ao hồ thông thường 1,45 0,046 31,434
8 V8 Đất trồng lúa 52,87 0,979
Đất trồng màu 1,14 0,021
Đất khu dân cư ở nông thôn 0 0
Ao hồ chuyên nuôi trồng thủy sản 0 0
Ao hồ thông thường 0 0 54,006
9 V9
Đất trồng lúa 25,84 0,854
Đất trồng màu 2,21 0,073
Đất khu dân cư ở nông thôn 2,22 0,073 Ao hồ chuyên nuôi trồng thủy sản 0 0
Ao hồ thông thường 0 0 30,265
10 V10
Đất trồng lúa 1,52 0,023
Đất trồng màu 0 0
Đất khu dân cư ở nông thôn 60,76 0,929 Ao hồ chuyên nuôi trồng thủy sản 0 0
Ao hồ thông thường 3,10 0,047 65,387
11 V11
Đất trồng lúa 59,53 0,805
Đất trồng màu 5,46 0,074
Đất khu dân cư ở nông thôn 8,91 0,121 Ao hồ chuyên nuôi trồng thủy sản 0 0
Ao hồ thông thường 0 0 73,907
TỔNG 690,0 690,0
12
TỔNG DIỆN TÍCH TOÀN VÙNG
Đất trồng lúa 441,76 0,640
Đấttrồng màu 56,79 0,082
Đất khu dân cư ở nông thôn 172,91 0,251 Ao hồ chuyên nuôi trồng thủy sản 0 0
Ao hồ thông thường 18,54 0,027 690,000
1. Tiểu vùng V1
Bảng 3-8: Kết quả tính hệ số tiêu sơ bộ cho tiểu vùng V1 Ngày
mưa Poi αlql αmqmau αdcqdc αa thsqahths αahqah
q (l/s.ha)
1 42,62 0,12 0,51 2,45 0,00 0,04 3,13
2 170,27 1,34 2,03 9,80 0,00 0,18 13,35
3 137,08 2,34 1,63 7,89 0,00 0,14 12,01
4 1,40 1,32 0,02 0,08 0,00 0,00 1,42
5 9,63 0,47 0,11 0,55 0,00 0,01 1,15
6 0,00 0,21 0,00 0,00 0,00 0,00 0,21
7 0,00 0,08 0,00 0,00 0,00 0,00 0,08
2. Tiểu vùng V2
Bảng 3-9: Kết quả tính hệ số tiêu sơ bộ cho tiểu vùng V2 Ngày
mưa Poi αlql αmqmau αdcqdc αa thsqahths αahqah
q (l/s.ha)
1 42,62 0,42 0,31 1,22 0,00 0,02 1,97
2 170,27 4,65 1,25 4,86 0,00 0,09 10,86
3 137,08 8,13 1,01 3,91 0,00 0,07 13,12
4 1,40 4,59 0,01 0,04 0,00 0,00 4,64
5 9,63 1,65 0,07 0,27 0,00 0,01 2,00
6 0,00 0,74 0,00 0,00 0,00 0,00 0,74
7 0,00 0,26 0,00 0,00 0,00 0,00 0,26
3. Tiểu vùng V3
Bảng 3-10: Kết quả tính hệ số tiêu sơ bộ cho tiểu vùng V3 Ngày
mưa Poi αlql αmqmau αdcqdc αa thsqahths αahqah
q (l/s.ha)
1 42,62 0,62 0,53 0,00 0,00 0,00 1,14
2 170,27 6,80 2,11 0,00 0,00 0,00 8,90
3 137,08 11,87 1,70 0,00 0,00 0,00 13,56
4 1,40 6,70 0,02 0,00 0,00 0,00 6,72
5 9,63 2,41 0,12 0,00 0,00 0,00 2,53
6 0,00 1,08 0,00 0,00 0,00 0,00 1,08
7 0,00 0,39 0,00 0,00 0,00 0,00 0,39
4. Tiểu vùng V4
Bảng 3-11: Kết quả tính hệ số tiêu sơ bộ cho tiểu vùng V4 Ngày
mưa Poi αlql αmqmau αdcqdc αa thsqahths αahqah
q (l/s.ha)
1 42,62 0,66 0,10 0,00 0,00 0,08 0,85
2 170,27 7,32 0,41 0,00 0,00 0,31 8,05
3 137,08 12,79 0,33 0,00 0,00 0,25 13,37
4 1,40 7,22 0,00 0,00 0,00 0,00 7,22
5 9,63 2,59 0,02 0,00 0,00 0,02 2,64
6 0,00 1,16 0,00 0,00 0,00 0,00 1,16
7 0,00 0,42 0,00 0,00 0,00 0,00 0,42
5. Tiểu vùng V5
Bảng 3-12: Kết quả tính hệ số tiêu sơ bộ cho tiểu vùng V5 Ngày
mưa Poi αlql αmqmau αdcqdc αa thsqahths αahqah
q (l/s.ha)
1 42,62 0,75 0,00 0,00 0,00 0,00 0,75
2 170,27 8,24 0,00 0,00 0,00 0,00 8,24
3 137,08 14,39 0,00 0,00 0,00 0,00 14,39
4 1,40 8,12 0,00 0,00 0,00 0,00 8,12
5 9,63 2,92 0,00 0,00 0,00 0,00 2,92
6 0,00 1,31 0,00 0,00 0,00 0,00 1,31
7 0,00 0,47 0,00 0,00 0,00 0,00 0,47
6. Tiểu vùng V6
Bảng 3-13: Kết quả tính hệ số tiêu sơ bộ cho tiểu vùng V6 Ngày
mưa Poi αlql αmqmau αdcqdc αa thsqahths αahqah
q (l/s.ha)
1 42,62 0,68 0,00 0,37 0,00 0,00 1,05
2 170,27 7,49 0,00 1,48 0,00 0,00 8,97
3 137,08 13,09 0,00 1,19 0,00 0,00 14,28
4 1,40 7,39 0,00 0,01 0,00 0,00 7,40
5 9,63 2,66 0,00 0,08 0,00 0,00 2,74
6 0,00 1,19 0,00 0,00 0,00 0,00 1,19
7 0,00 0,43 0,00 0,00 0,00 0,00 0,43
7. Tiểu vùng V7
Bảng 3-14: Kết quả tính hệ số tiêu sơ bộ cho tiểu vùng V7 Ngày
mưa Poi αlql αmqmau αdcqdc αa thsqahths αahqah
q (l/s.ha)
1 42,62 0,64 0,31 0,00 0,00 0,05 0,99
2 170,27 7,02 1,25 0,00 0,00 0,18 8,44
3 137,08 12,25 1,00 0,00 0,00 0,15 13,40
4 1,40 6,92 0,01 0,00 0,00 0,00 6,93
5 9,63 2,49 0,07 0,00 0,00 0,01 2,57
6 0,00 1,11 0,00 0,00 0,00 0,00 1,11
7 0,00 0,40 0,00 0,00 0,00 0,00 0,40
8. Tiểu vùng V8
Bảng 3-15: Kết quả tính hệ số tiêu sơ bộ cho tiểu vùng V8 Ngày
mưa Poi αlql αmqmau αdcqdc αa thsqahths αahqah
q (l/s.ha)
1 42,62 0,73 0,06 0,00 0,00 0,00 0,80
2 170,27 8,10 0,25 0,00 0,00 0,00 8,34
3 137,08 14,14 0,20 0,00 0,00 0,00 14,34
4 1,40 7,98 0,00 0,00 0,00 0,00 7,98
5 9,63 2,87 0,01 0,00 0,00 0,00 2,88
6 0,00 1,28 0,00 0,00 0,00 0,00 1,28
7 0,00 0,46 0,00 0,00 0,00 0,00 0,46
9. Tiểu vùng V9
Bảng 3-16: Kết quả tính hệ số tiêu sơ bộ cho tiểu vùng V9 Ngày
mưa Poi αlql αmqmau αdcqdc αa thsqahths αahqah
q (l/s.ha)
1 42,62 0,64 0,22 0,29 0,00 0,00 1,15
2 170,27 7,06 0,86 1,16 0,00 0,00 9,08
3 137,08 12,33 0,69 0,93 0,00 0,00 13,95
4 1,40 6,96 0,01 0,01 0,00 0,00 6,97
5 9,63 2,50 0,05 0,07 0,00 0,00 2,62
6 0,00 1,12 0,00 0,00 0,00 0,00 1,12
7 0,00 0,40 0,00 0,00 0,00 0,00 0,40
10.Tiểu vùng V10
Bảng 3-17: Kết quả tính hệ số tiêu sơ bộ cho tiểu vùng V10 Ngày
mưa Poi αlql αmqmau αdcqdc αa thsqahths αahqah
q (l/s.ha)
1 42,62 0,02 0,00 3,67 0,00 0,05 3,73
2 170,27 0,19 0,00 14,65 0,00 0,19 15,03
3 137,08 0,34 0,00 11,79 0,00 0,15 12,28
4 1,40 0,19 0,00 0,12 0,00 0,00 0,31
5 9,63 0,07 0,00 0,83 0,00 0,01 0,91
6 0,00 0,03 0,00 0,00 0,00 0,00 0,03
7 0,00 0,01 0,00 0,00 0,00 0,00 0,01
11.Tiểu vùng V11
Bảng 3-18: Kết quả tính hệ số tiêu sơ bộ cho tiểu vùng V11 Ngày
mưa Poi αlql αmqmau αdcqdc αa thsqahths αahqah q (l/s.ha)
1 42,62 0,60 0,22 0,48 0,00 0,00 1,30
2 170,27 6,66 0,87 1,90 0,00 0,00 9,44
3 137,08 11,63 0,70 1,53 0,00 0,00 13,87
4 1,40 6,56 0,01 0,02 0,00 0,00 6,59
5 9,63 2,36 0,05 0,11 0,00 0,00 2,52
6 0,00 1,06 0,00 0,00 0,00 0,00 1,06
7 0,00 0,38 0,00 0,00 0,00 0,00 0,38
3.2.4. Hiệu chỉnh giản đồ hệ số tiêu
3.2.4.1. Phương pháp điều chỉnh hệ số tiêu
Hiệu chỉnh giản đồ hệ số tiêu là sử dụng các biện pháp để trữ lại được một phần lượng nước mưa của vùng khi có ngày mưa lớn để tiêu trong những ngày có lượng mưa nhỏ, làm cho đường quá trình tiêu nước (đường quá trình q ~ t) của công trình đầu mối tiêu được điều hoà hơn và phù hợp với điều kiện kinh tế. Có thể giảm nhẹ hệ số tiêu và nhu cầu tiêu nước cho hệ thống thủy lợi bằng cách:
- Lợi dụng khả năng chịu ngập của lúa để tăng thêm lượng nước trữ và điều tiết nước trên ruộng lúa.
- Sử dụng các ao hồ, ruộng trũng đang nuôi thủy sản vụ mùa hoặc đang bỏ hoá có sẵn trong lưu vực tiêu để trữ và điều tiết một phần lượng nước cần tiêu.
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất (cải tạo các khu đất trũng hoặc đất trồng lúa thường xuyên bị úng ngập hoặc các ao, hồ tự nhiên trong lưu vực tiêu thành ao,hồ điều hoà kết hợp nuôi trồng thủy sản và cải tạo môi trường).
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng (trồng loại cây vừa có khả năng chịu úng ngập vừa có giá trị cao về mặt kinh tế...), chuyển dịch thời vụ gieo trồng sao cho cây trồng vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường ít có biến động về năng suất và sản
lượng nhưng đến thời kỳ xảy ra mưa úng căng thẳng nhất trùng với giai đoạn cây trồng có khả năng chịu úng ngập cao nhất.
- Phân vùng tiêu hợp lý để thuận lợi cho công tác quản lý lưu vực tiêu, rút ngắn thời gian tiêu và tăng hiệu quả tiêu
- Quản lý điều hành (tiêu nước đệm, quy trình quản lý vận hành các công trình tiêu nước trong hệ thống tiêu) .
Giải pháp thường được sử dụng trong các dự án quy hoạch, cải tạo một số ao hồ đã có hoặc chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả hoặc một số loại đất khác thành các ao hồ điều hoà để hiệu chỉnh giản đồ hệ số tiêu.
a) Với ao hồ thông thường
Do có khả năng tự điều tiết rất lớn nên hệ số dòng chảy của ao hồ rất nhỏ.
Theo Giáo trình Thủy nông của Trường Đại học Thủy lợi xuất bản năm 1970 thì hệ số dòng chảy của ao hồ chỉ vào khoảng 0,20 – 0,25. Khi đã áp dụng hệ số dòng chảy bằng 0,20 hoặc 0,25 để tính toán hệ số tiêu cho ao hồ và cho cả lưu vực thì đối tượng tiêu nước này không thể trữ thêm nước để hiệu chỉnh giản đồ hệ số tiêu, trừ trường hợp nó được cải tạo thành ao hồ điều hoà.
b) Với các ao hồ chuyên canh nuôi trồng thủy sản
Trước khi xuất hiện trận mưa tiêu thiết kế thì các ao hồ này đều đã đầy nước nên việc trữ thêm nước từ bên ngoài vào ao hồ là rất hạn chế, thông thường toàn bộ lượng nước mưa rơi xuống ao hồ bắt buộc phải tiêu ngay ra ngoài để tránh tràn bờ và bảo vệ thủy sản. Trường hợp này có thể chọn hệ số dòng chảy C = 1,0.
c) Với các ao hồ điều hoà
Khi các ao hồ tự nhiên hoặc khu đất trũng thấp hoặc đất trồng lúa nước thường xuyên bị úng ngập được cải tạo thành ao hồ điều hoà kết hợp nuôi trồng thủy sản và cải tạo môi trường thì khả năng trữ nước và điều tiết nước trên lưu vực tiêu phụ thuộc vào tổng dung tích điều tiết (độ sâu trữ và diện tích mặt nước) của các ao hồ này.
Hệ số tiêu của đối tượng tiêu nước là ao hồ điều hoà trong giản đồ hệ số tiêu sơ bộ xác định như sau: