Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm sán lá fasciola trên đàn trâu nuôi ở phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế và hiệu lực của thuốc tẩy fasciolid và phar – detocid (Trang 25 - 43)

3.6.1. Vật liệu nghiên cứu

Thuốc tẩy sán lá gan trâu bò được sử dụng: Phar-Detocid, Fasciolid

Sử dụng kết quả xét nghiệm mẫu phân thu thập được, chúng tôi tiến hành chọn 29 trâu có mẫu phân dương tính phân thành 2 lô thí nghiệm để thử hiệu lực của hai loại thuốc tẩy: Phar-Detocid và Fasciolid. Bố trí thí nghiệm:

Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm

Lô thí nghiệm

Thuốc Số lượng

gia súc (con)

Liều lượng Phương

thức tẩy

Lô I Phar-Detocid 14 1 viên/50 kg P Cho uống

Lô II Fasciolid 15 4 ml/100 kg P Tiêm dưới da cổ

* Thuốc Phar-Detocid: Thành phần:

Trong 1 viên có: Albendazol: 500 mg

Tá dược chứa: Selen, Cobal vừa đủ Cho ăn hoặc uống trực tiếp 1 liều duy nhất.

* Thuốc Fasciolid: Dung dịch tiêm lọ 20 ml

Thành phần: Nitroxynil 25 g Nước cất vừa đủ 100 ml,

Cách dùng - liều dùng: Tiêm 1 liều duy nhất trâu: 4 ml/100 kg thể trọng, Cấp tính: 1,5 ml/25kg thể trọng ở những nơi ô nhiễm nặng sau 3 tháng tiêm nhắc lại.

3.6.2. Dụng cụ nghiên cứu

Dụng cụ lấy mẫu: Túi nilong đựng phân, dây cao su buộc, muỗng lấy phân, bao tay lấy phân trực tràng, phích đá.

Dụng cụ phòng thí nghiệm

Cốc thủy tinh 250ml Ống hút nhỏ Bình tam giác 600ml Lam kính Đũa thủy tinh Lamen

Rây lọc Kính hiển vi Đĩa petri Nhiệt kế Xanh methylen 1%

3.7. Phương pháp xử lý số liệu 3.7.1. Tính tỷ lệ nhiễm

Tỉ lệ nhiễm (%) = Số mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính x100 Tổng số mẫu xét nghiệm

3.7.2. Tính cường độ nhiễm

Số lượng trứng trung bình = Tổng số trứng trên 3 tiêu bản 3

Quy ước:

Số lượng Cường độ nhiễm

Nhiễm nhẹ: 1 - 3 trứng +

Nhiễm trung bình: 4 - 6 trứng + +

Nhiễm nặng: ≥ 7 trứng + + +

Mỗi mẫu phân ta làm ở 3 - 6 tiêu bản, sau đó soi dưới kính hiển vi để nhận dạng và đếm số trứng trên từng tiêu bản, tính số trứng trung bình của các tiêu bản soi được.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tỷ lệ nhiễm sán lá Fasciola theo vùng sinh thái trên đàn trâu nuôi ở phường Hương Chữ

Để đánh giá tỷ lệ nhiễm Fasciola spp tại điểm nghiên cứu chúng tôi thu thập các mẫu phân trâu bò thuộc 4 thôn trong xã rồi xét nghiệm bằng phương pháp gạn rửa sa lắng để tìm trứng sán. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.1: Tỷ lệ nhiễm sán lá Fasciola spp theo vùng sinh thái trên đàn trâu phường Hương Chữ

Vùng sinh thái Vùng gò đồi Vùng trũng và ven sông Phụ Ổ An Đô La Chữ Quê Chữ

Tông đàn trâu (con) 26 42 19 25 112

Số trâu kiểm tra (con) 23 24 18 25 90

Số trâu nhiễm (con) 8 10 5 6 29

Tỷ lệ (%) 34,78 41,67 27,78 24 32,22

Kết quả ở bảng 1 cho thấy trong tổng số 90 trâu kiểm tra, có 29 trâu nhiễm sán lá Fasciola, tỷ lệ nhiễm là 32,22%, biến động theo các xã từ 24% - 41,67%. Trong đó xã An Đô có tỷ lệ nhiễm cao nhất (41,67%), xã Quê Chữ có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (24%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả một số tác giả khi sử dụng cùng phương pháp nghiên cứu như: Houdemer (1938) cho biết tỷ lệ trâu Bắc Bộ nhiễm sán lá gan là 64,7% [12], Phan Lục và Phạm Văn Khuê (1996) [6] cho biết bệnh Fasciola spp phân bố rộng khắp các vùng trong cả nước, trâu ở các vùng đồng bằng và trung du, nhất là nơi lầy lội ẩm thấp tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu là rất cao 79,6%; và kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của một số tác giả khi sử dụng cùng phương pháp nghiên cứu như: Lương Tố Thu và cộng sự (1996) [24] nghiên cứu một số vùng khác nhau ở miền Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu 31%; Nguyễn Đức Tân và cộng sự (2010) [19] tỷ lệ nhiễm ở trâu là 30,74% trong đó Phú Yên 36,41%, Khánh Hòa: 24,06% và Bình Định 23,58%. Cùng với những nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm Fasciola trên trâu từ trước của các tác giả Trần Văn Vũ (1997) [27], cho biết ở các tỉnh phía Bắc

thấy tỷ lệ nhiễm là 73,3%. Nguyễn Văn Diên (1997) [2], cho biết trâu Tây Nguyên nhiễm là 58,06%. Các dẫn liệu trên cho thấy tỷ lệ nhiễm Fasciola trên đàn trâu ở nước ta với tỷ lệ cao và tỷ lệ này khác nhau ở các vùng miền có địa lý, khí hậu khác nhau.

Nguyên nhân xã An Đô có tỷ lệ nhiễm cao nhất là do xã có địa hình bãi chăn thả trâu nhiều ruộng và đầm lầy, đây là điều kiện để cho ký chủ trung gian phát triển. Do đó ấu trùng sán lá Fasciola dễ dàng hoàn thành giai đoạn phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh, từ đó trâu bò dễ nhiễm sán lá Fasciola. Do trâu bò chủ yếu được chăn dắt ở cánh đồng, hàng năm không định kỳ tẩy sán lá gan cho trâu bò, nên tỷ lệ nhiễm cao. Ngược lại ở 2 xã La Chữ và Quê Chữ thì có diện tích bãi chăn thả rộng chủ yếu chăn thả ven sườn đồi, sườn núi ít mương máng, ao tù, vũng nước đọng nên khả năng tiếp xúc với mầm bệnh của trâu là ít.

Mặc dù điều kiện sinh thái ở 2 vùng là khác nhau nhưng cả 2 vùng đều có những thuận lợi riêng cho mầm bệnh tồn tại và phát triển. Ở vùng đồng bằng có bãi chăn thả rộng thuận lợi cho việc chăn thả trâu tập trung với số lượng lớn, vùng đồng bằng còn có nhiều ruộng nước, ao hồ, kênh mương là điều kiện tốt cho ký chủ trung gian của sán tồn tại và phát triển nên nguy cơ nhiễm sán của trâu là rất cao, đặc biệt nguy hiểm là sán lá gan lớn.

Vùng miền núi do trâu được chăn thả tự do hay bán tự do nên thường thải phân tự do trên đồng cỏ, bãi chăn thả, đường đi, nơi ăn uống và đi lại hàng ngày. phân trâu, bò, dê lưu cữu nhiều ngày ở bãi chăn thả, đồng cỏ ruộng lúa sau khi thu hoạch là điều kiện thuận lợi cho nhiều ký chủ trung gian sinh sống, tồn tại và phát triển. Mặt khác tại chuồng trại trong các hộ gia đình, phân trâu, bò, dê cũng không được dọn dẹp thường xuyên, nền chuồng thường là đất tự nhiên không được láng bằng si măng hay gạch do vậy đất, phân, nước tiểu thường được để lâu đấy cũng là yếu tố để gia súc có nguy cơ lây nhiễm cao.

Biểu đồ 4.1 : Tỷ lệ nhiễm sán lá Fasciola trên đàn trâu 4 làng phường Hương

Chữ

4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp theo lứa tuổi trâu

Nhằm tìm hiểu xem độ tuổi nào của gia súc có tỷ lệ nhiễm Fasciola cao, độ tuổi nào nhiễm thấp, để tạo cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp phòng trừ có trọng tâm, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá xem tỷ lệ nhiễm Fasciola spp theo các độ tuổi khác nhau trên trâu thuộc địa bàn nghiên cứu.

Thông qua phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng Fasciola spp của trâu ở các độ tuổi khác nhau và dựa vào đặc tính phát triển, chúng tôi chia trâu làm 3 lứa tuổi: từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, trên 6 tháng tuổi đến 3 năm tuổi (trâu non), trên 3 đến 8 năm tuổi (trâu trưởng thành) và lớn hơn 8 nămtuổi (trâu già). Kết quả được trình bầy tại bảng sau:

Bảng 4.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola theo lứa tuổi Độ tuổi Số trâu kiểm tra (con) Số trâu nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ nhiễm (%) + ++ +++ n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) <6 tháng tuổi 7 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 >6 tháng – 3 năm tuổi 36 9 25,00 9 100,00 0 0,00 0 0,00 >3 – 8 năm tuổi 28 11 39,29 7 63,64 4 36,36 0 0,00 >8 năm tuổi 19 9 47,37 1 11,11 5 55,56 3 33,33 Tổng cộng 90 29 32,22 17 58,62 9 31,03 3 10,34

Từ kết quả ở bảng 2 cho thấy, khi so sánh tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở các độ tuổi khác nhau thông qua tỷ lệ số mẫu phát hiện nhiễm với tổng số mẫu lấy xét nghiệm: Trâu ở Hương Chữ nhiễm Fasciola spp tăng dần theo lứa tuổi, điều này phù hợp với đặc tính sinh học của sán lá gan và đặc điểm sinh học, tập tính, thói quen ăn uống của gia súc. Trong đó, nghé <6 tháng tuổi chưa thấy nhiễm. Trâu >6 tháng đến 3 năm tuổi có tỷ lệ nhiễm 25%, tỷ lệ nhiễm tăng dần theo các lứa và cao nhất ở trâu trên 8 năm tuổi (47,37%).

Trâu trên 8 năm tuổi nhiễm cao nhất là do trâu tuổi càng tăng lên, thời gian sống càng dài thì sự tiếp súc với môi trường ngoại cảnh càng nhiều, cơ hội gặp và nuốt phải nang kén Adolescaria càng cao dẫn đến trâu có tỷ lệ nhiễm sán lá

Fasciola cao. nghé dưới 6 tháng tuổi chưa thấy nhiễm sán lá Fasciola vì nghé còn

non chưa tiếp xúc với điều kiện ngoại cảnh nhiều, cơ hội gặp và nuốt nang ấu ít. Mặt khác kể từ khi xâm nhập vào cơ thể, nếu điều kiện thuận lợi phải mất trên 3 tháng thì ấu trùng mới phát triển thành sán trưởng thành và có khả năng sinh sản. Do vậy ở giai đoạn này xét nghiệm phân chưa thấy nghé nhiễm sán lá Fasciola.

Về cường độ nhiễm: trâu từ 6 tháng đến 3 năm tuổi, chỉ có nhiễm ở cường độ (+) là 100%, không thấy nhiễm với cường độ (++) và (+++). Trâu trên 3 năm tuổi đến 8 năm tuổi có cường độ nhiễm (+) và (++) với tỷ lệ 63,64% và 36.36%. Trâu trên 8 năm tuổi nhiễm nặng với tỷ lệ theo các cường độ nhiễm là: cường độ (+) 11,11 , cường độ (++) 55,56 , cường độ (+++) 33,33.

Sở dĩ trâu ở giai đoạn trên 8 năm tuổi nhiễm sán lá Fasciola nặng nhất là do: trâu tuổi càng cao, thời gian sống càng dài thì sự tiếp xúc với môi trường ngoại cảnh càng nhiều, cơ hội gặp và nuốt phải Adolescaria càng cao. Mặt khác, sán lá

Fasciola trưởng thành có thể ký sinh ở trâu bò 3 – 5 năm, thậm chí tới 11 năm, do

đó trâu bò trên 8 năm tuổi có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao và nặng nhất.

Từ kết quả này, chúng tôi thấy rằng: tuổi trâu bò càng cao thì tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola càng cao, tác hại của sán đối với trâu càng lớn.

Khi nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm Fasciola spp theo lứa tuổi chúng tôi thấy phù hợp với nghiên cứu của các tác giả: Trịnh Văn Thịnh, (1963) [21], Vương Đức Chất, (1994) [1], Nguyễn Trọng Kim, (1995) [5].

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu theo độ tuổi

4.3. So sánh hiệu quả điều trị của 2 loại thuốc tẩy Fasciolid và Phar-Detocid

Sau khi xác định tỷ lệ nhiễm sán Fasciola trên đàn trâu Hương Chữ, chúng tôi đã tiến hành tẩy sán cho tất cả 29 trâu bị nhiễm bằng 2 loại thuốc là Phar- Detocid

và Fasciola rồi kiểm tra một số chỉ tiêu sinh lý để biết được độ an toàn của thuốc tẩy và thu được kết quả như sau:

Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu sinh lý của trâu trước và sau khi tẩy

Chỉ tiêu Nhiệt độ Nhịp thở Trước tẩy 6 giờ sau tẩy Trước tẩy 6 giờ sau tẩy Phar-Detocid 38,5 38,84 21,18 22,03 Sánh đặc hơn, có màng bao bọc dạng keo nhầy Fasciolid 38,33 38,9 21,12 23,08 Hơi nhão

Kết quả cho thấy cả 2 loại thuốc Phar-dectocid và Fasciolid an toàn với trâu, các chỉ tiêu sinh lý có thay đổi nhưng không nhiều vẫn trong phạm vi cho phép, không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của trâu.

- Đối với thuốc Phar - Detocid:

+ Nhiệt độ trước khi tẩy là 38,5°C, 6 giờ sau khi tẩy là 38,84°C (tăng 0,34°C). + Nhịp thở trước khi tẩy là 21,18 lần/phút, 6 giờ sau khi tẩy là 22,08 lần/phút (tăng 0,85 lần/phút).

+ Trạng thái phân: sánh lại và keo nhầy hơn, có màng bao bọc dạng keo nhầy bên ngoài.

-Đối với thuốc Fasciolid:

+ Nhiệt độ trước khi tẩy là 38,33°C, 6 giờ sau khi tẩy là 38,9°C (tăng 0,57°C). + Nhịp thở trước khi tẩy là 21,12 lần/phút, 6 giờ sau khi tẩy là 26,08lần/phút (tăng 4,96 lần/phút).

+ Trạng thái phân của trâu có thay đổi nhão hơn bình thường, sự thay đổi này có thể do thay đổi khẩu phần ăn, nhưng cũng không loại bỏ nguyên nhân do thuốc tẩy, sự thay đổi này không gây ỉa chảy cho trâu.

Để đánh giá được hiệu lực của thuốc tẩy Phar-dectocid và Fasciolid chúng tôi dựa vào tỷ lệ sạch sán của trâu thí nghiệm sau khi dùng thuốc và xác định thông qua tỷ lệ sạch sán.

và 15 ngày chúng tôi tiến hành lấy phân để kiểm tra tìm trứng và xác định hiệu lực của thuốc đối với sán. Kết quả được trình bầy ở bảng 4.

Bảng 4.4: Hiệu lực của 2 thuốc Phar- Detocid và Fasciolid

Tên thuốc Số con tẩy

Thời gian kiểm tra sau

tẩy Số con còn trứng sán Hiệu lực của thuốc (%) Phar - Detocid 14 1 ngày 9 35,71 7 ngày 2 85,71 15 ngày 0 100 Fasciolid 15 1 ngày 15 0 7 ngày 6 60 15 ngày 2 86,67

Từ kết quả của bảng 4 cho thấy: -Đối với Phar- Detocid:

+ Sau tẩy 1 ngày kiểm tra phân tỉ lệ ra trứng sán là 35,71%

+ Sau tẩy 7 ngày kiểm tra phân thấy chỉ còn 2 trâu còn trứng sán trong phân, tỷ lệ ra sán đạt 85,71%

+ Sau tẩy 15 ngày kiểm tra lại phân thì không còn mẫu nào nhiễm trứng sán

Fasciola nữa.

Như vậy thuốc tẩy Phar-dectocid là thuốc tẩy tốt, tẩy sạch sán với hiệu lực cao, tỷ lệ sạch sán là 100% tính từ 15 ngày sau tẩy.

-Đối với Phar- Detocid:

+ Sau tẩy 1 ngày kiểm tra phân tỉ lệ ra trứng sán là 0%

+ Sau tẩy 7 ngày kiểm tra phân thấy có 6 trâu còn trứng sán trong phân, tỷ lệ ra sán đạt 60%

+ Sau tẩy 15 ngày kiểm tra lại phân thì còn 2 trâu còn trứng sán trong phân, tỷ lệ ra sán đạt 86,67%

Từ thực nghiệm chúng tôi rút ra nhận xét: Thuốc Phar-dectocid có hiệu lực tẩy trừ cao với trâu ở mức liều 1 viên/50kg thể trọng, thuốc an toàn với trâu. Chúng tôi kiến nghị người chăn nuôi có thể yên tâm khi dùng Phar dectocid tẩy sán lá gan cho trâu và một số loài gia súc khác như bò, dê.

Thuốc Fasciola tuy hiệu lực điều trị trên đàn trâu Hương Chữ - Hương Trà – Thừa Thiên Huế không cao bằng thuốc Phar- Detocid nhưng hiệu lực tương đối tốt, tỷ lệ ra sán chiếm 86,67% kể từ thời điểm 15 ngày sau tẩy.

PHẦN 5

KẾT LUÂN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

-Từ các kết quả thu được chúng tôi có một số nhận xét sau:

-Tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên đàn trâu thuộc phường Hương Chữ là giảm so với các nghiên cứu những năm về trước nhưng vẫn còn ở mức cao 32,22%

-Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trên trâu ở các vùng sinh thái khác nhau là khác nhau: Vùng trũng và ven sông (Phụ Ổ và An Đô) có tỷ lệ nhiễm cao hơn vùng núi ( La Chữ và Quê Chữ).

-Tỷ lệ và cường độ nhiễm tăng dần theo độ tuổi của trâu: trâu càng già thì tỷ lệ và cường độ nhiễm càng cao.

-Cường độ nhiễm (+) chiếm tỷ lệ cao nhât 58,62%, cường độ nhiễm (++) chiếm 31,03%, và cường độ nhiễm (+++) chiếm tỷ lệ là 10,34%.

-Sử dụng thuốc tẩy Phar – Detocid và Fasciolid đều đạt hiệu lực cao trong đó thuốc tẩy Phar – Detocid có tỷ lệ sạch sán cao hơn trong quá trình điều trị cho đàn trâu tại phường Hương Chữ.

5.2 Đề nghị

1. Cần nghiên cứu sâu hơn bệnh Fasciola spp để tạo cơ sở cho công tác phòng trị bệnh có hiệu quả hơn.

2. Tiếp tục nghiên cứu thêm về các bệnh ký sinh trùng khác ở trâu nói riêng và các loại gia súc khác nói chung để kịp thời đưa ra các biện pháp phòng trị tổng hợp.

3. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, tuyên truyền về bệnh ký sinh trùng trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng, trị bệnh cho đội ngũ cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi.

4. Thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như: vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh thú y tại các điểm giết mổ, diệt vật chủ trung gian mầm bệnh, tẩy sán định kỳ cho gia súc, khi phát hiện gia súc mắc bệnh phải kịp thời điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm sán lá fasciola trên đàn trâu nuôi ở phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế và hiệu lực của thuốc tẩy fasciolid và phar – detocid (Trang 25 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w