CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÒN NGỌC VIỆT
3.1. Những giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Hòn Ngọc Việt
3.1.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu thông qua hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tài sản cố định chiếm tỷ trọng rất lớn năm 2012 là 76,01% trong tổng tài sản. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định góp phần lớn vào việc nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
b) Mục tiêu của giải pháp
- Giải phóng vốn cố định tồn đọng không sử dụng.
- Tăng năng suất, hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
c) Nội dung của biện pháp
- Thanh lý những tài sản không sử dụng, tài sản có hiệu sử dụng kém - Quản lý tốt việc duy trì bảo dưỡng những tài sản cố định hiện có
Công ty hiện đang có một số TSCĐ (phương tiện vận tải, máy móc thiết bị...)
Tiểu luận môn học Triết mác
đang ít được sử dụng, và có hiệu quả không cao. Theo phụ lục kiểm kê TSCĐ đến hết ngày 31/12/2012 thì có 02 xe Huyndai, 01 cần cẩu tự hành, 1 máy cưa lọng SF-226, 01 máy phay hai trục SS-215, 01 máy chà nhám BKM-52-RK. Tất cả những tài sản này đang hoạt động nhưng hiệu quả không cao, ít sử dụng vì vậy để giải phóng vốn cố định tồn đọng biện pháp là đề nghị cho thanh lý những tài sản trên.
- Phương tiện vận tải: 02 xe Huyndai do Hàn Quốc sản xuất thời gian tính khấu hao là 12 năm mà đã đưa vào sử dụng từ năm 1999, 01 cần cẩu tự hành lắp đặt trên ôtô Huyndai 9,8 tấn.
- Máy cưa lọng SF-226 do Nhật sản xuất thời gian tính khấu hao là 10 năm mà đã đưa vào sử dụng từ năm 2001.
- Máy máy phay hai trục SS-215 do Hàn Quốc sản xuất thời gian tính khấu hao là 4 năm mà đã đưa vào sử dụng từ năm 2000.
- Máy máy chà nhám BKM-52-RK do Trung Quốc sản xuất thời gian tính khấu hao là 8 năm mà đã đưa vào sử dụng từ năm 2000.
Bảng 1 – C3: Bảng kê tài sản cố định yêu cầu thanh lý
Đơn vị tính : Triệu đồng
TT Tên tài sản đề nghị
thanh lý S.L Nguyên
giá
Số năm tính khấu
hao
Số năm đã sử dụng
Tổng nguyên giá
1 Ôtô vận tải Huyndai 2 462 6 4 924
2 Cần cẩu tự hành 1 450 7 5 450
3 Máy chà nhám 1 120 5 4 120
4 Máy cưa lọng 1 350 5 5 350
5 Máy phay 2 trục 1 250 5 5 250
Để thanh lý các tài sản trên công ty cần phải lập một Hội đồng thanh lý tài sản để tổ chức đấu thầu. Tuy nhiên, hiện nay đã có khách hàng chào mua các phương tiện và thiết bị này nên công tác thanh lý sẽ đơn giản và nhanh chóng.
d) Dự kiến chi phí thanh lý TSCĐ:
Bảng 2 – C2: Bảng dự tính chi phí thanh lý tài sản
Đơn vị tính : Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Số tiền
1 Chi phí quảng cáo mời thầu, tiếp cận khách hàng đăng báo 0,6 2 Chi phí khác bằng tiền trước, trong, sau khi thanh lý tài sản 2,0
Tiểu luận môn học Triết mác
Tổng cộng 2,6 e) Dự tính giá trị TSCĐ sau khi thanh lý thu về bằng tiền tiền mặt
Bảng 3 – C3: Bảng dự tính tổng số tiền sau thanh lý tài sản
Đơn vị tính : Triệu đồng TT Tên tài sản cố định S. Lượng Số tiền thanh lý
tài sản Thành tiền
1 Ôtô vận tải Huyndai 2 300,3 600,6
2 Cần cẩu tự hành 1 270 270
3 Máy chà nhám 1 72 72
4 Máy cưa lọng 1 210 210
5 Máy phay 2 trục 1 150 150
Tổng 1302,6
Sau khi thanh lý, số tiền thu được (Giá trị thanh lý tài sản – chi phí thanh lý) sẽ được dùng để trả bớt nợ ngắn hạn:
1.302,6 (triệu) – 2,6 (triệu ) = 1.300 (triệu).
Như vậy công ty sẽ tiết kiệm được lãi vay phải trả; lãi xuất ngân hàng nợ ngắn hạn là 0,67% / tháng. Số tiền tiết kiệm chi phí lãi vay sẽ là:
1.300 x 0,67%/tháng x 12 = 104,52 (triệu đồng)/năm.
Khi giảm được chi phí thì lợi nhuận sẽ tăng, và khi thanh lý được tài sản thì tổng tài sản sẽ giảm. Giả sử tất cả các yếu tố khác không đổi thì chắc chắn biện pháp này sẽ nâng cao được hiệu quả của TSCĐ.
d) Dự kiến kết quả sẽ đạt được (năm 2012 )
Bảng 3 – C3: Bảng dự tính kết quả sau giải pháp thanh lý tài sản
Đơn vị tính : Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Trước
biện pháp
Sau biện pháp
Chênh lệch Số tuyệt
đối (+/-)
Số tương đối (%)
1 Tổng tài sản 12.375,67 11.119,27 1.256,40 10,15
2 Tài sản cố định 9.500,12 8.243,72 1.256,40 13,23
3 Doanh thu 35.609,00 35.609,00 0 0
4 Tổng lợi nhuận trước thuế 125 229,52 104,52 83,62
5 Lợi nhuận sau thuế 90 165,25 75,254 83,62
Tiểu luận môn học Triết mác
6 Vòng quay TSCĐ (DT/TSCĐ BQ ) 3,75 4,32 0,57 15,24
7 Vòng quay tổng TS (DT/TTSBQ ) 2,88 3,20 0,33 11,30
8 Sức sinh lợi cơ sở (BEP =
LNTT/TTS) 0,0101 0,0149 0,0048 47,14
9 Tỷ suất thu hồi tài sản
(ROA = LNST/TTS) 0,0073 0,0149 0,0076 104,36
10 Tỷ suất thu hồi vốn CSH (ROE =
LNST/VCSH) 0,0337 0,0619 0,0282 83,62
Ta thấy rằng giảm chi phí lãi vay thì tăng được lợi nhuận trước và sau thuế, trước biện pháp lợi nhuận trước thuế là 125 triệu đồng sau biện pháp lợi nhuận trước thuế tăng lên là 229,52 triệu đồng. Với giá trị tăng là 104,52 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 83,62 %.
Doanh thu là không đổi khi các tài sản cũ, không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả bị thanh lý là có thể. Vì vậy khi thanh lý tài sản sẽ làm cho TSCĐ giảm dẫn đến tổng tài sản giảm và như số liệu đã phân tích cho thấy rõ, vòng quay của TSCĐ sau biện pháp tăng với giá trị 0,57 vòng tương ứng với tỷ lệ 15,24%. Sức sinh lợi cơ sở sau biện pháp cũng tăng 0,0048 với tỷ lệ tăng 47,17%. Tỷ suất thu hồi tài sản sau biện pháp cũng tăng 0,0076 tương ứng với tỷ lệ 104,36%. Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu cũng tăng 0,0282 tương ứng với tỷ lệ 83,62%.
Như vậy biện pháp đã đem lại kết quả rất tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và nhất là tỷ suất thu hồi tài sản (chỉ số ROA) và tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (chỉ số ROE), vì mức tăng của 2 chỉ số này cao nhất.
3.1.2. Giải pháp giảm chi phí quản lý doanh nghiệp a) Cơ sở và mục tiêu của giải pháp
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2011 và 2012 khi doanh thu trong năm 2012 tăng 10,41% thì chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 37,94%. Như vậy tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp nhanh hơn 3,6 lần tốc độ tăng doanh thu, từ đó ta có thể thấy được khoản chi phí này là quá cao làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của toàn công ty. Để tăng lợi nhuận công ty cần phải giảm chi phí quản lý doanh nghiệp cho phù hợp hơn.
b) Nội dung của giải pháp
Bảng 4 – C3: Bảng kê chi tiết tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp – TK 642 của Công ty CPHNV ngày 31 tháng 12 năm 2012
Tiểu luận môn học Triết mác
ĐVT: Triệu đồng
TT Tên tài khoản Luỹ kế từ đầu năm
1 Chi phí nhân viên quản lý 42,21
2 Bưu điện phí điện thoại 1,78
3 Nước công nghiệp 0,56
4 Chi mua BHTS, hàng hoá 1,1
5 Động lực thuê ngoài 2,3
6 Công tác phí 112,31
7 Chi văn phòng phẩm 12,90
8 Chi phí giao thông cầu phà 1,6
9 Chi phí khánh tiết hội nghị 10,4
10 Chi phí giao dịch đối ngoại 112,65
11 Chi đào tạo nâng bậc 1,3
12 Chi bảo hộ lao động 9,1
13 Chi mua sách báo tài liệu 3,2
Tổng cộng 311,41
Từ bảng 4-C3 ta thấy chi công tác phí và chi phí giao dịch đối ngoại chiếm 72,24% tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó:
- Công tác phí với số tiền 112,31 triệu đồng chiếm 36,06% / tổng chi phí QLDN.
- Chi phí giao dịch đối ngoại với số tiền 112,65 triệu đồng chiếm 36,17% / tổng chi phí QLDN.
* Biện pháp giảm chi phí công tác phí:
Theo số liệu thống kê từ số chi tiết tài khoản 642 từ qúy I đến quý IV năm 2012 số tiền cho chi phí này là:
Quý I: 30,03 triệu Quý II: 25,78 triệu Quý III: 26,021triệu Quý IV: 30,479 triệu
Bảng 5 – C3: Bảng kê chi tiết chi phí công tác phí: Nợ TK 642 có các TK đối ứng
ĐVT: Triệu đồng
Chi phí TK đối ứng Quý I Quý II Quý III Quý IV
Nhiên liệu phục vụ công tác 1522 24,23 20,54 21,17 24,969
Tiền công tác phí 141 5,8 5,24 4,851 5,51
Cộng 30,03 25,78 26,021 30,479
Tiểu luận môn học Triết mác
Đi sâu vào phân tích các số liệu trên ta thấy rằng 1 công ty chỉ có 100 người với 8 nhân viên văn phòng, thiết bị phục vụ gồm 02 xe con, 01 xe hiệu CAMRY 3.0, 01 xe ZACE GL. Vậy tại sao mức độ sử dụng nhiên liệu cho 3 xe lại nhiều như vậy?
Qua thực trạng của công ty, tôi thấy ngoài việc phục vụ công tác quản lý, xe con còn dùng để đưa đón cán bộ gồm (1 Giám đốc, 02 phó Giám đốc) về nghỉ cuối tuần.
Bảng 6 – C3: Bảng tính hành trình xe con phục vụ đưa đón, nghỉ cuối tuần
Chức danh S.Lượng Nơi đến Số
lượt/tháng
Số Km TB/ lượt
Tổng số Km /tháng
Giám đốc 01 Hải Phòng 60 15 900
P.GĐ Kinh doanh 01 Hải Dương 8 150 1.200
P GĐ Kỹ thuật 01 Hà Tây 8 240 1.920
Tổng cộng 4.020
Bảng 7 – C3: Bảng tính tiêu hao nhiên liệu cho xe con phục vụ.
Chức danh TB sử dụng
Loại NL
ĐM/
100Km
Số NL / tháng
Tổng/
năm
Đơn giá
đồng/l Tổng số tiền
1 Giám đốc CAMRY Xăng 19,5 175,5 2.106 10.500 22.113.000
02 PGĐ ZACE
GL
Xăng 17,5 546 6.552 10.500 68.796.000
Tổng 721,5 8.658 90.909.000
Số liệu tính toán ở trên ta thấy rằng chỉ riêng chi phí nhiên liệu phục vụ cho công việc này đã là 90,909 triệu đồng, ở đây chưa kể đến các chi phí khác kèm theo như tiền lương cho 3 lái xe, tiền ăn uống , tiền cầu phà ..Giải pháp đề xuất là:
- Hàng tuần có 02 phó giám đốc về nghỉ thì dùng chung một xe và điểm lưu xe qua đêm là ở Hà Tây chứ không phải quay về Hải Phòng ngay.
Theo phương án này thiết bị sử dụng là xe ô tô ZACE, hành trình đi sẽ là từ Hải Phòng qua Hải Dương đến Hà Tây rồi ở lại Hà Tây.
Số Km trung bình / 1 lượt : 390 Km Số lượt sử dụng thiết bị trong tháng : 4 lượt
Số Km thiết bị đi trong tháng : (900 + 390x4) = 2460 Km
Bảng 8 – C3: Bảng tính mức tiêu hao nhiên liệu cho thiết bị
Số km/1 ĐM Số NL tiêu Tổng NL / Đơn giá Thành tiền
Tiểu luận môn học Triết mác
tháng L/100km hao/1 tháng 12 tháng Đồng / lít
2.460 18,5 455,1 5.461,20 10.500 57.342.600
Sau khi thực hiện phương án này số tiền tiết kiệm được là : 90.909.000 – 57.342.600 = 33.566.400 ( đồng )
* Giải pháp giảm chi phí giao dịch đối ngoại:
Bảng 9 – C3: Bảng tính các chỉ tiêu theo doanh thu
Chỉ tiêu Kế hoạch
năm 2012
Thực hiện năm 2012
Thực hiện theo giải pháp
Kết quả sau giải pháp
1- Doanh thu 35.609,00 35.609,01 35.609,00
2- Chi phí QLDN 255,57 311,41 255,57 -55,84
- Tỷ lệ % / DT 0,72 0,87 0,72 -0,16
3- Chi phí giao dịch đối
ngoại 82,54 112,65 82,54 -30,11
-Tỷ lệ % CP đối ngoại/
CPQL 32,30 36,17 32,30 -3,88
Ta thấy riêng chi phí này chiếm 36,17% của chi phí QLDN (112,65 tr.đ/ 311,41 tr.đ). Theo kế hoạch đề ra năm 2012 mức chi cho khoản chi phí này là 32,30% chi phí QLDN. Như ta đã phân tích ở trên thì trong năm 2012 chi phí QLDN tăng cao. Số vượt chi này công ty cần có những biện pháp để giảm chi phí QLDN nói chung và chi phí giao dịch đối ngoại nói riêng.
Đề xuất phương án:
- Thực hiện chi phí giao dịch đối ngoại theo giá trị hợp đồng
- Khoán chi phí này cho phó GĐ kinh doanh chuyên trách để dễ quản lý và duyệt chi theo kế hoạch
Ta thấy kết quả thu được là rất tốt vì vậy trong các khoản chi cần phải được chi theo kế hoạch tránh tình trạng doanh thu tăng cao nhưng không có lợi nhuận vì chi phí quá lớn. Qua số liệu phân tích ở trên nếu công ty thực hiện chi theo kế hoạch thì số tiền tiết kiệm được là 30,11 triệu đồng.
Tổng hợp kết quả sau khi thực hiện hai phương án để giảm chi phí ta được : - Giảm chi phí nhiên liệu phục vụ đưa đón cán bộ : 33,5664 triệu đồng - Giảm chi phí giao dịch đối ngoại : 30,11 triệu đồng
Cộng = 63,6764 triệu đồng
Bảng 10 – C3: Bảng tính kết quả đạt được sau giải pháp giảm chi phí QLDN
Tiểu luận môn học Triết mác
TT Chỉ tiêu Trước BP Sau BP
Chênh lệch STĐ
(+/-)
STĐ (%)
1 Doanh thu 35.609,00 35.609,00 0 0
2 Tổng lợi nhuận trước thuế 125 188,6764 63,68 50,94
3 Lợi nhuận sau thuế 90 135,85 45,847 50,94
4 Vòng quay TSCĐ (DT/TSCĐ
BQ ) 3,75 3,75 0,00 0,00
5 Vòng quay tổng TS (DT/TTS BQ ) 2,88 2,88 0,00 0,00
6 Sức sinh lợi cơ sở (BEP =
LNTT/TTS) 0,0101 0,0152 0,0051 50,94
7 Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA =
LNST/TTS) 0,0073 0,0110 0,0037 50,94
8 Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu
(ROE = LNST/VCSH) 0,0337 0,0509 0,0172 50,94
3.2. Kết luận
Trong thời gian nghiên cứu tình hình thực tế tại Công ty cổ phần Hòn Ngọc Việt kết hợp với lý luận kinh tế đã được học ở trường, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến trên nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty, em hy vọng rằng những kiến nghị đó sẽ phần nào đóng góp thiết thực vào công tác quản lý tài chính của Công ty trong thời gian tới.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên đồ án của em sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến giúp đỡ của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo, phòng tài chính kế toán Công ty và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn Nhà trường, khoa Kinh tế và Quản lý, các thầy cô giáo, các cán bộ phòng tài chính kế toán trong Công ty và đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn, chỉ bảo để giúp em hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên: Đinh Quang Hiếu
Tiểu luận môn học Triết mác