Một số bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài quản lí nợ nước ngoài và khủng hoảng nợ nước ngoài phân tích thực trạng ở việt nam 2011 2016 và nguy cơ của các cuộc khủng hoảng (Trang 28 - 31)

II. THỰC TRẠNG NỢ VÀ QUẢN LÍ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM – BÀI HỌC KHỦNG HOẢNG NỢ CÁC NƯỚC

2.5 Nghiên cứu bài học khủng hoảng nợ của các nước

2.5.3 Một số bài học rút ra cho Việt Nam

Nợ nước ngoài cao, thâm hụt ngân sách, chi tiêu quá khả năng là những nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng nợ công của các nền kinh tế, đó là những minh chứng thực tiễn sâu sắc đối với các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó có Việt Nam. Vì thế, chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá nợ công trên các góc độ sau:

Thứ nhất, mô hình phát triển kinh tế: Việt Nam là 1 nước đang phát triển, nên có 1 tỷ lệ cao về đầu tư là 40% GDP trong khi chỉ có 27~30% GDP là nguồn vốn tiết kiệm của các hộ gia đình, nhiều hơn 10% những nguồn vốn từ bên ngoài (FDI, ODA, những khoản vay khác). Đây là một tỷ lệ rất cao so với trung bình các nước trong khu vực và trên thế

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

giới. Mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài sẽ dễ bị tổn thương nếu kinh tế thế giới ngưng trệ. Do đó, giảm lượng vốn đầu tư từ bên ngoài trong cấu trúc vốn nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài và thúc đẩy phát triển dựa trên đầu tư có hiệu quả là cần thiết trong mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam.

Thứ hai, giảm chi tiêu công và thâm hụt ngân sách: Một bài học từ nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng tại các quốc gia Mỹ Latinh cũng như các quốc gia châu Âu (điển hình là Hy Lạp) là thâm hụt ngân sách. Do vậy, việc cần làm là Việt Nam nên thắt chặt công khố, thực hành tiết kiệm và chi tiêu công hợp lý, thận trọng trong những dự án đầu tư quy mô lớn tiêu tốn 1 lượng lớn vốn từ những khoản nợ nước ngoài.

Điều này cần được quan tâm thực hiện, bởi hiện nay, Việt Nam đang có quá nhiều dự án quy mô lớn, như: mở rộng đô thị, xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đường sắt cao tốc Bắc - Nam…

Thứ ba, công khai minh bạch thông tin về ngân sách nhà nước và nợ công, công bố những thông tin và chính sách chính xác: Nhằm quản lý tốt thâm hụt ngân sách cũng như nợ công, điều quan trọng đầu tiên cho mỗi quốc gia chính là thực hiện công khai minh bạch về những vấn đề này. Những nguyên tắc chủ đạo nhằm giúp các quốc gia thực hiện những chính sách cải thiện tính minh bạch trong quản lý tài khóa của mình được tóm tắt đầy đủ trong Cẩm nang Minh bạch Tài khóa (IMF, 2007).

Việc Athens làm giả số liệu để có thể trở thành thành viên chính thức của khối cộng đồng chung châu Âu là bài học nhãn tiền đối với Việt Nam. Vì thế, Chính phủ Việt Nam nên cung cấp những thông điệp phù hợp và giải thích rõ ràng những hỗ trợ cơ bản trong thỏa thuận với hoạt động quốc tế và tạo ra những tiêu chuẩn trong các chỉ số về nợ công, thâm hụt ngân sách và chính sách công khố.

Đặc biệt, Chính phủ cũng cần đưa ra một khuôn khổ pháp luật rõ ràng và giao trách nhiệm cho một cơ quan chuyên trách. Cơ quan này thường là Bộ Tài chính, với vai trò lựa chọn các công cụ và hình thức vay nợ cần thiết, xây dựng chiến lược và lộ trình vay nợ hợp lý, nghiên cứu về các chiến lược quản lý nợ công bền vững thông qua các chỉ số về giới hạn nợ và các thông số về rủi ro, mà nợ công mang lại. Đồng thời, cơ quan

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

này cũng cần thiết lập một bộ phận làm nhiệm vụ kiểm tra giám sát nhằm đưa ra được những con số thống kê cập nhật rõ ràng và xác thực.

Cùng với đó, các điều khoản vay nợ đi kèm cũng cần được minh bạch và cập nhật đầy đủ. Theo IMF, việc thực hiện kiểm toán các hoạt động vay nợ hàng năm của chính phủ được giao cho một cơ quan độc lập nhằm nâng cao tính khách quan và minh bạch về những thông tin này.

Mối quan hệ giữa khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp công cũng cần được minh bạch rõ ràng. Đặc biệt, cần có sự rõ ràng trong việc làm thế nào lợi nhuận thu được từ các tổ chức sự nghiệp có thể đóng góp cho Chính phủ. Những báo cáo tài chính hàng năm của các tổ chức này cần phải công khai về lợi nhuận và phần sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước, thông tin này cũng cần được ghi lại trong báo cáo hàng năm về ngân sách nhà nước.

Tương tự như vậy, các nguồn chi tiêu của Chính phủ nhằm phục vụ lợi ích tổ chức công cần phải được công khai trong báo cáo về ngân sách nhà nước, cũng như báo cáo tài chính hàng năm của các tổ chức này./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bertola L. & Ocampo J.A. (2012). Latin America’s Debt Crisis and “Lost Decade”, Paper for Conference “Learning from Latin America: Debt Crises, Debt Rescues and When They and Why They Work”, Institute for the Study of the Americas, School of Advanced Study, University of London.

2. Featherstone, K. (2011). The Greek Sovereign Debt Crisis and EMU: A Failing State in a Skewed Regime, Journal of Common Market Studies, Vol. 49, No. 2, pp. 193- 217.

3. FitzGerald E.V.K. (1978). The Fiscal Crisis of the Latin American State, Taxation and Economic Development (pp. 125-158), London: Frank Cass.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

4. Fishlow A. (1988). The State of Latin American Economics, in Christopher Mitchell (ed.), Changing Perspectives in Latin American Studies: Insights from Six Disciplines (Ch.3, pp 87-119), Stanford: Stanford University Press.

5. IMF (2007). Manual on Fiscal Transparency

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài quản lí nợ nước ngoài và khủng hoảng nợ nước ngoài phân tích thực trạng ở việt nam 2011 2016 và nguy cơ của các cuộc khủng hoảng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)