Hoàn thiện môi trường luật pháp liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế:
Các chính sách kinh tế của nhà nước cần phải được xem xét trước khi vận dụng, tránh tác động xấu đến hoạt động kinh tế. Các chính sách phải có thời gian ổn định để thuận lợi cho các hoạt động thanh toán quốc tế. Nhà nước sớm nghiên cứu, soạn thảo những luật điều chỉnh các quan hệ thanh toán quốc tế trong đó chú ý đặc biệt đến hình thức giao dịch tín dụng chứng từ để tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế (VD: Cần có những quy định cụ thể điều chỉnh mỗi quan hệ giữa pháp luật quốc gia với thông lệ quốc tế UCP500 vì các tranh chấp quốc tế, luật pháp quốc gia là vượt lên tất cả các thông lệ khác và phải được tuân thủ. Điều này sẽ có lợi cho các công ty trong nước khi xảy ra tranh chấp.)
Tiếp tục phát triển các tôt chức và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phòng tránh rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế: Nhà nước cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế ở cấp bộ, ngành nhằm hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện cho việc tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu vốn nhanh và đủ của các doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động thanh toán thuận lợi hơn.
Tiểu luận Tư tưởng HCM 30
Hoàn thiện về công tác đào tạo các nguộc lực: Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo quy hoạt phát triển kinh tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng. Ngoài ra cần nâng cao, áp dụng công nghệ thông tin vào các cấp, bộ, ngành trong cả nước để trao đổi nhanh chóng kịp thời, cập nhật thông tin rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế tranh những rủi ro tổn thất không đáng có.
2.6. Một số kiến nghị với ngân hàng
Hiện đại hóa công nghệ thanh toán theo hướng hòa nhập với cộng đồng thế giới. Rút ngắn thời gian giao dịch, giảm chi phí giao dịch.
Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại
Nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ làm thanh toán quốc tế ngân hàng
Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: ngoài những phương thwusc thanh toán quốc tế truyền thông đang được ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng, hiện nay trên thị trường tài chính thế giới còn áp dụng nhiều loại hình mà ở VN chưa được sử dụng phổ biến như: FACTORING (bao tiêu thanh toán), FORFAITING (mua bán nợ thương mại quốc tế) …
2.7. Giải pháp đối với các doanh nghiệp
Thương mại quốc tế ngày càng phát triển với việc xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh mới đi kèm với việc trao đổi đồng tiền trên thị trường ngoại tệ. Lĩnh vực thanh toán quốc tế hiện nay không chỉ tiềm ẩn rủi ro về biến động tỷ giá mà còn xuất hiện những vụ lừa đảo do ứng dụng phương thức giao dịch tự động, thiếu an toàn. Chính vì thế các DN xuất nhập khẩu cần có sự cẩn trọng, phòng tránh những rủi ro, thiệt hại trong hoạt động thương mại quốc tế.
Nhìn chung, để hạn chế rủi ro trong thương mại quốc tế cho các DN xuất khẩu điều quan trọng nhất là:
- Các DN cần sử dụng những biện pháp phòng ngừa và phương thức thanh toán qua ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Trong mỗi giao dịch thương mại, thanh toán quốc tế đều phải đảm bảo hai bước xử lý độc lập với điều kiện cả người soạn lệnh lẫn người phê duyệt phải kiểm tra các chi tiết thanh toán và xác thực yêu cầu thanh toán để đảm bảo không có sự giả mạo, lừa đảo. Còn đối với những thanh toán tới đối tác mới hay lần đầu tiên giao dịch, bên xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ bạn hàng bao gồm năng lực tài chính, tiểu sử hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như tham
Tiểu luận Tư tưởng HCM 31
khải ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của đối tác là điều quan trọng để hạn chế rủi ro.
- Nghiên cứu kỹ quy định về điều khoản phạt hợp đồng trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ; yêu cầu cả hai bên ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng; tự nâng cao nhận thức của mình về pháp luật thương mại quốc tế, chủ động tìm hiểu về quy định pháp lý liên quan đến xuất nhập khẩu tại các thị trường lớn để đưa ra những đối sách phù hợp; trong thanh toán quốc tế, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên lựa chọn ngân hàng lớn uy tín trong nước để sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế.
- Ngoài ra, từ phía các DN cũng cần hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm soát chất lượng, hệ thống hợp đồng và lưu trữ hồ sơ. Khi xảy ra tranh chấp, cần sáng suốt lựa chọn pháp luật, cơ quan trọng tài, tòa án để bảo vệ lợi ích hợp pháp.
Cụ thể:
- Thứ nhất, việc lựa chọn loại hình thanh toán phù hợp, ít rủi ro cho nhà xuất khẩu là điều quan trọng. Doanh nghiệp phải biết phân loại khách hàng, sự tin cậy của khách hàng, khả năng thanh toán của khách hàng cũng như phải dựa trên tổng trị giá của hợp đồng. Đối với các hợp đồng có giá trị lớn, thậm chí bắt buộc phải sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, còn đối với các hợp đồng khác phải dựa trên mức độ tin cậy của khách hàng và khả năng thanh toán của khách hàng để lựa chọn phương thức thanh toán do phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức khá phổ biến hiện nay, theo đó tín dụng chứng từ bảo đảm việc giao hàng và thanh toán gắn liền với nhau, hạn chế rủi ro cho nhà xuất khẩu hơn các phương thức khác .(VD: Nếu đã biết rõ về uy tín và khả năng tài chính của đơn vị nhập khẩu thì không nhất thiết phải thanh toán bằng L/C mà có thể bằng phương thức thanh toán nhớ thu toán chứng từ. Như vậy, côn ty vẫn đảm bảo khả năng thu chi tiền hàng của mình, đồng thới chi phí nhờ thu thấp hơn chi phí của thư tín dụng)
- Thứ hai, để tránh trường hợp thay đổi tỷ giá thanh toán đồng ngoại tệ, ảnh hưởng đến không chỉ nhà nhập khẩu mà còn nhà xuất khẩu, nhà xuất khẩu nên lựa chọn đồng tiền thanh toán là đồng tiền có tính ổn định cao hoặc sử dụng các công cụ phái sinh như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai…
Tiểu luận Tư tưởng HCM 32
- Thứ ba, trên hợp đồng nên quy định rõ thời hạn thanh toán và điều khoản phạt khi thanh toán chậm. Ngoài ra, nơi giải quyết tranh chấp, lựa chọn luật áp dụng của nước xuất khẩu cũng nên được quy định nhằm hạn chế rủi ro. ( VD: Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, chỉ trong 2 năm 2015- 2016, số tiền DN xuất khẩu thủy sản bị mất do không thu hồi được nợ từ các công ty nước ngoài ước khoảng 8 tỷ USD. Những hình thức gian lận thương mại và lừa đảo mà các DN dễ gặp nhất là không đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, không điều tra cặn kẽ về thông tin về thương nhân nước ngoài. Bên cạnh đó, hầu hết các DN đều không cảnh giác với yếu tố “giá bất thường” so với cung - cầu thị trường, chạy theo lợi nhuận nên ký kết hợp đồng thương mại quốc tế khá dễ dãi, không sàng lọc đối tác dựa trên những cơ sở xác tín hoặc bảo lãnh từ các ngân hàng quốc tế.)
- Thứ tư, các khoản phí như: phí bốc xếp hàng lên/xuống phương tiện vận tải, phí tu chỉnh L/C … cũng nên nêu rõ trong hợp đồng để tránh các tranh chấp, hoặc trì hoãn việc thanh toán các khoản phí này.
Ngoài ra, nhà xuất khẩu nên quy định rõ ràng các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mà người xuất khẩu có thể được miễn trách nhiệm nếu gặp phải. Bởi trong quá trình sản xuất, chuẩn bị, vận chuyển hàng hóa cho người nhập khẩu, đôi khi gặp phải tình huống bất khả kháng như: thiên tai, đình công,… Dẫn đến việc giao hàng chậm trễ hoặc giao hàng chất lượng không đảm bảo 100% như yêu cầu của nhà nhập khẩu. Từ đó, người nhập khẩu không có quyền từ chối thanh toán, từ chối nhận hàng và người xuất khẩu không bị phạt do sai phạm khi giao hàng.
Tiểu luận Tư tưởng HCM 33