1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Cơ sở : Năm 1776, trong tác phẩm "Của cải của các dân tộc", A.Smith đã phê phán quan niệm coi vàng đồng nghĩa với của cải. Ông xuất phát từ một chân lý đơn giản là trong thương mại quốc tế các bên tham gia đều phải có lợi vì nếu chỉ có quốc gia này có lợi mà quốc gia gia khác lại bị thiệt thì quan hệ thương mại giữa họ với nhau sẽ không tồn tại. Từ đó ông đưa ra lý thuyết cho rằng thương mại giữa hai nước với nhau là xuất phát từ lợi ích của cả hai bên dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đốiĐề án Kinh tế quốc tế
Lý luận : Theo Adam Smith, sức mạnh làm cho nền kinh tế tăng trưởng là do sự tự do trao đổi giữa các quốc gia, do đó mỗi quốc gia cần chuyên môn vào những ngành sản xuất có lợi thế tuyệt đối. Một hàng hoá được coi là có lợi thế tuyệt đối khi chi phí sản xuất tính theo giờ công lao động quy chuẩn để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá đó phải thấp hơn nước khác. Do vậy các quốc gia, các công ty có thể đạt được lợi ích lớn hơn thông qua sự phân công lao động quốc tế nếu quốc gia đó biết tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá có lợi thế tuyệt đối, đồng thời biết tiến hành nhập khẩu những hàng hoá kém lợi thế tuyệt đối. Như vậy điều then chốt trong lập luận về lợi thế tuyệt đối là sự so sánh chi phí sản xuất của từng mặt hàng giữa các quốc gia.
A.smith và những nhà kinh tế học cổ điển theo trường phái của ông đều tin tưởng rằng, tất cả mọi quốc gia đều có lợi ích từ ngoại thương và đã ủng hộ mạnh mẽ tự do kinh doanh, hạn chế tối đa sự can thiệp của chính phủ vào hoạt động kinh doanh nói chung, trong đó có XNK. Ông cho rằng ngoại thương tự do là nguyên nhân làm cho nguồn tài nguyên của thế giới được sử dụng một cách có hiệu quả nhất và phúc lợi quốc tế nói chung sẽ đạt được ở mức tối đa. Cũng theo học thuyết của A.Smith, lợi thế tuyệt đối được quyết định bởi các điều kiện tự nhiên về địa lý, khí hậu và kỹ năng tay nghề chỉ nước đó mới có mà thôi, về tay nghề là nguyên nhân của mậu dịch quốc tế và quyết định cơ cấu của mậu dịch quốc tế. Tuy vậy khác với tư tưởng trọng thương đã tuyệt đối hoá quá mức vai trò của ngoại thương, Adam Smith cho rằng ngoại thương có vai trò rất lơn nhưng không phải là nguồn gốc duy nhất của sự giàu có. Sự giàu có là do công nghiệp, tức là do hoạt động sản xuất đem lại chứ không phải do hoạt động lưu thông. Theo ông, hoạt động kinh tế (bao gồm cả hoạt động sản xuất và lưu thông) phải được tiến hành một cách tự do, do quan hệ cung cầu và biến động giá cả thị trường quy định. Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào?
sản xuất cho ai? Đó là những câu hỏi cần được giải quyết ở thị trường.
Ưu điểm
- Khắc phục hạn chế của lý thuyết trọng thương đó là khẳng định cơ sở tạo ra giá trị là sản xuất chứ không phải là lưu thông.
Đề án Kinh tế quốc tế
- Chứng minh thương mại đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
Nhược điểm
Không giải thích được hiện tượng chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế và thương mại Quốc tế sẽ xảy ra như thế nào đối với những nước không có lợi thế tuyệt đối nào.
Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị, là đồng nhất và được sử dụng với tỉ lệ như nhau trong tất cả các loại hàng hoá.
Dùng lợi thế tuyệt đối chỉ có thể giải thích được một phần rất nhỏ trong mậu dịch quốc tế ngày nay ví như giữa những nước phát triển và những nước đang phát triển. Lý thuyết này không thể giải thích được trong trường hợp một nước được coi là "tốt nhất" tức là quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối để sản xuất tất cả các sản phẩm hoặc một nước được coi là "kém nhất" tức là quốc gia đó không có một sản phẩm nào có lợi thế tuyệt đối để sản xuất trong nước. Trong những trường hợp đó, liệu các quốc gia có còn giao thương được với nhau nữa không và lợi ích mậu dịch sẽ nằm ở chỗ nào? hay lại áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng?
2. Lý thuyết Heckscher-Ohlin
Cơ sở : Lý thuyết lợi thế tương đối của D.Ricardo sang đầu thế kỷ XX, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã thể hiện những hạn chế của nó. Lợi thế do đâu mà có? Vì sao các nước khác nhau lại có phí cơ hội khác nhau?...Lý thuyết lợi thế tương đối của D.Ricardo đã không giải thích được những vấn đề trên. Để khắc phục những hạn chế này, hai nhà kinh tế học Thuỵ Điển: Eli Hecksher (1879-1852) và B.Ohlin(1899-1979) trong tác phẩm: “Thương mại liên khu vực và quốc tế”, xuất bản năm 1933 đã phát triển lý thuyết lợi thế tương đối của D.Ricardo thêm một bước bằng việc đưa ra mô hình H-O (tên viết tắt của hai ông) để trình bày lý thuyết ưu đãi về các nguồn lực sản xuất vốn có (hay lý thuyết H-O). Lý thuyết này đã giải thích hiện tượng TMQT là do trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng tới chuyên môn hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tốĐề án Kinh tế quốc tế
số nước có lợi thế so sánh hơn trong việc xuất khẩu một số sản phẩm hàng hoá của mình là do việc sản xuất những sản phẩm hàng hoá đó đẫ sử dụng được những yếu tố sản xuất mà nước đó được ưu đãi hơn so với nước khác. Chính sự ưu đãi về các lợi thế tự nhiên của các yếu tố sản xuất này (bao gồm: vốn, lao động, tài nguyên, đất đai, khí hậu...) đã khiến cho một số nước có chi phí cơ hội thấp hơn (so với việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá khác) trong sản xuất những sản phẩm nhất định.
Lý luận : Mô hình Heckscher-Ohlin dựa trên các giả thiết sau:
Công nghệ sản xuất cố định ở mỗi quốc gia và như nhau giữa các quốc gia.
Công nghệ đó ở mỗi quốc gia đều có lợi tức theo quy mô cố định.
Lao động và vốn có thể di chuyển tự do trong biên giới mỗi quốc gia, nhưng không thể di chuyển tự do từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Cạnh tranh trong nước là hoàn hảo.
Bằng cách sử dụng khái niệm độ sẵn có các yếu tố hai tác giả muốn đề cập đến mức độ mà một nước có sẵn các nguồn lực như đất đai, lao động và vốn. Các nước có độ sẵn có các yếu tố khác nhau, và sự sẵn có các yếu tố khác nhau đó giải thích những sự khác biệt về giá cả các nhân tố; cụ thể, độ dồi dào của nhân tố càng lớn thì giá cả của nhân tố đó càng rẻ.
Lý thuyết Heckscher-Ohlin dự báo rằng các nước sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố dồi dào tại nước đó và nhập khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố khan hiếm tại nước đó. Như vậy, lý thuyết H-O cố gắng giải thích mô hình của thương mại quốc tế mà ta chứng kiến trên thị trường thế giới. Giống như lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O cho rằng thương mại tự do sẽ mang lại lợi ích. Tuy nhiên, khác với lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O lại lập luận rằng mô hình thương mại quốc tế được xác định bởi sự khác biệt về mức độ sẵn có của các nhân tố sản xuất hơn là bởi sự khác biệt về năng suất lao động. Đề án Kinh tế quốc tế
Lý thuyết H-O dễ dàng được minh chứng trên thực tế. Ví dụ như nước Hoa Kỳ trong một thời gian dài là một nước xuất khẩu lớn trên thế giới về hàng nông sản, và điều này phản ánh một phần về sự dồi dào khác thường của Hoa Kỳ về diện tích đất có thể canh tác. Hay ngược lại, Trung Quốc nổi trội về xuất khẩu những hàng hóa được sản xuất trong những ngành thâm dụng lao động như là dệt may và giày dép. Điều này phản ánh mức độ dồi dào tương đối của Trung Quốc về lao động giá rẻ. Nước Hoa Kỳ, vốn không có nhiều lao động giá rẻ, từ lâu đã là nước nhập khẩu chủ yếu những mặt hàng này. Lưu ý rằng, mức độ sẵn có ở đây là tương đối, không phải con số tuyệt đối; một nước có thể có số lượng tuyệt đối các nhân tố đất đai và lao động nhiều hơn hẳn so với nước khác, nhưng lại chỉ có mức độ dồi dào tương đối một trong hai yếu tố đó mà thôi.
Ưu điểm: Tuy còn có những khiếm khuyết lý luận trước thực tiễn phát triển phức tạp của TMQT ngày nay, song quy luật H-O vẫn là quy luật chi phối động thái phát triển của TMQT và được nhiều quốc gia vận dụng trong hoạch định chính sách TMQT. Sự lựa chọn các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có theo thuyết H-O sẽ là điều kiện cần thiết để các nước đang phát triển có thể nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác TMQT, và trên cơ sở lợi ích thương mại thu được sẽ thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở những nước này.
Nhược điểm : Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của Wassily W. Leontief năm 1954 về mô hình Heckscher-Ohlin dùng số liệu thống kê của Hoa Kỳ đã cho thấy dù Hoa Kỳ là nước sẵn vốn hơn là lao động, nhưng nước này vẫn xuất khẩu đáng kể các sản phẩm thâm dụng lao động và nhập khẩu nhiều sản phẩm thâm dụng vốn.
Kinh tế học gọi phát hiện này của Leontief là Nghịch lý Leontief. Những nghiên cứu thực nghiệm khác cũng cho thấy mô hình này không được chấp nhận về mặt thống kê, từ đó đề nghị cần điều chỉnh mô hình, cụ thể là thay đổi các giả thiết, nhất là giả thiết về công nghệ.
Vận dụng lý thuyết H-O, Leontief dự đoán rằng, bởi vì nước Hoa Kỳ dồi dào tươngĐề án Kinh tế quốc tế