CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
2.2. Tình hình úng ngập trong khu trung tâm
Có 3 khu vực úng ngập :
Khu vực úng ngập tại đường Lương Ngọc Quyến (trường Đại học Sư phạm) Khu vực gần Bệnh Viện Đa Khoa (đường Lương Ngọc Quyến)
Khu vực úng ngập trên đường Hoàng Văn Thụ (giao cắt với đường Minh Cầu)
Điểm 1 : gần điểm cắt mỏ bạch, đối điện trường Đại học Sư phạm Trên đường Lương Ngọc Quyến
Hệ thống cống thoát nước tại đường Lương Ngọc Quyến đã được cải tạo lại bằng các cống hộp B1000. Toàn bộ nước chảy về một điểm thấp ở gần chợ, bên
cạnh trường Đại học Sư phạm, tuy nhiên việc cải tạo vẫn chưa đồng bộ, nên vẫn xảy ra hiện tượng ngập úng mỗi khi có trận mưa lớn
Điểm 2 : Giao cắt giữa đường Minh Cầu và đường Hoàng Văn Thụ (Tại vị trí nhà trẻ unicef)
Điểm ngập úng đối diện nhà trẻ unicef có nguyên nhân do cỡ đường kính cống thoát nước hiện trạng quá bé.
Điểm 3 : Đường minh cầu
Tại sở điện lực, mạng thoát nước đường Minh C ầu chảy về một điểm thấp là điểm xuất phát của suối Xương Rồng 1.
Việc thoát nước dọc đường được thực hiện bằng các cống hộp B600, và được nối rải rác đến hồ Xương Rồng. Hiện nay toàn bộ kênh dẫn đến Hồ Xương Rồng đã được cải tạo lại, tuy nhiên tuyến cống thực trạng lại chưa được cải tạo lại.
Ví dụ một số hình ảnh các điểm ngập khi có mưa lớn :
Hình 2.1: Vị trí ngập tại cổng bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên
Hình 2.2: Vị trí ngập tại đường Hoàng Văn Thụ
Hình 2.3: Vị trí ngập tại cổng trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Hình 2.4: Vị trí cửa xả nước vào hồ Xương Rồng đoạn Cầu Trắng khi không có mưa
Hình 2.5: Vị trí cửa xả nước vào hồ Xương Rồng đoạn Cầu Trắng sau cơn mưa ngày 30/5/2014 ( nước ngập tràn cống dẫn vào Hồ Xương Rồng)
2.2.2 Nguyên nhân gây ngập úng
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh làm tăng mật độ dân cư trong khu vực dẫn
đến nhu cầu thoát nước tăng. Trong khi đó phần lớn hệ thống thoát nước được xây dựng đã lâu, kích thước, tiết diện cống bé, cao độ đáy cống không đồng đều, trong từng khu vực không có các hồ điều hòa nên toàn bộ nước thải sinh hoạt, sản xuất và nước mưa đều thoát vào hệ thống thoát nước chung khi có mưa, vì vậy hệ thống thoát nước của khu vực không đáp ứng được nhu cầu thoát nước dẫn đến tình trạng úng ngập cục bộ.
Nguyên nhân do khí hậu, thời tiết (mưa, bão):
Chế độ thủy văn của sông Cầu phụ thuộc chủ yếu vào mưa trên lưu vực và nước thải trong quá trình sản xuất sinh hoạt. Tổng lượng nước thải hàng sản xuất sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng nước và môi trường xung quanh, hầu như không ảnh hưởng đến úng ngập của Thành phố.
Các trận mưa tập trung với lưu lượng hoặc cường độ vượt quá khả năng tiêu thoát nước của hệ thống là nguyên nhân cơ bản gây úng ngập cho khu vực. Các trận mưa vượt thiết kế thường gây úng ngập trên diện rộng. Với trận mưa nhỏ hơn thiết kế nhưng với cường độ lớn đã có thể gây úng ngập nhiều điểm trong khu vực.
Quá trình xây dựng và phát triển đô thị
Việc xây dựng đô thị ( các tuyến đường, khu công nghiệp, khu đô thị, dân sinh, cao độ san nền …) trước kia của thành phố không theo quy hoạch nên đã gây ra một trong những hậu quả là: Sau một thời gian phát triển nhiều khu vực có địa hình trũng hơn so với xung quanh, đường phố, hệ thống công trình bố trí không thuận tiện cho thoát nước nên có khả năng nước mưa không kịp thoát ra hệ thống tiêu thường gây úng ngập cục bộ.
Hệ thống thoát nước được xây dựng đã lâu, làm nhiệm vụ thoát nước chung (cả nước mưa và nước thải) cho đô thị theo phương thức tự chảy . Bùn cát, rác thải bị lắng đọng nhiều không được nạo vét thường xuyên, triệt để, các ga thu và ga thăm nước quá xa (50 – 100m), bố trí không phù hợp nên thường xuyên gây úng ngập cục bộ.
Ngày nay dân số khu vực trung tâm thành phố tăng cao, ý thức của người dân chưa cao, nhiều nơi dân còn tự đổ phế thải xây dựng, xả rác, lấn chiếm, lấp dòng
làm giảm khả năng thoát nước của hệ thống. Nhiều khu đô thị mới được xây dựng, diện tích đất tự nhiên dần mất, khả năng thoát nước của hệ thống cống cũ vừa sập sệ, xuống cấp vừa không đủ khả năng thoát nước là một trong những nguyên nhân làm cho hiện tượng úng ngập thêm trầm trọng.
Công tác quản lý điều hành hệ thống, công tác tổ chức cập nhật, trao đổi, xử lý úng ngập vẫn còn mang tính chất tình thế, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của Thành phố.