Chương III TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
3.4. Kết hợp các học thuyết tạo động lực
Sẽ là sai lầm khi xem xét các học thuyết đã được trình bày ở phần trên một cách độc lập. Các nhà quản lý sẽ hiểu hơn làm thế nào để động viên nhân viên khi tìm được mối quan hệ giữa các học thuyết này.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Hình 3.11. Kết hợp các học thuyết tạo động lực
Thuyết kỳ vọng thì cho rằng nhân viên sẽ nỗ lực cao hơn nếu họ nhận thức được mối quan hệ giữa nỗ lực và thành tích, giữa thành tích và phần thưởng, giữa phần thưởng và sự thỏa mãn mục tiêu cá nhân. Các mối quan hệ này lại bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nhất định. Ô nỗ lực cá nhân có một mũi tên hướng đến từ ô những mục tiêu cá nhân, quan hệ giữa mục tiêu và nỗ lực là để minh họa rằng các mục tiêu chỉ dẫn hành vi theo học thuyết thiết lập mục tiêu. Thành tích cá nhân không chỉ bị ảnh hưởng bởi nỗ lực cá nhân mà còn phụ thuộc vào khả năng thực hiện công việc, việc thiết kế công việc (đặc điểm của công việc) và liệu một tổ chức có một hệ thống đánh giá công bằng hay không. Các công
Phần thưởng của tổ chức
Phần thưởng của tổ chức
Nỗ lực cá
Nỗ lực cá nhân
nhân
Mục tiêu cá nhân
Mục tiêu cá nhân
Thành tích cá nhân (Việc thực hiện)
Thành tích cá nhân (Việc thực hiện) Thiết kế
công việc
Hệ thống đánh giá thành tích công bằng
Tiêu chí đánh giá thành tích
So sánh về sự công
bằng
Củng cố Nhu cầu
chủ đạo
Mục tiêu định hướng hành vi Khả
năng
Nhu cầu về sự thành đạt cao
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
việc được thiết kế xoay quanh năm đặc điểm cơ bản sẽ dẫn đến thành tích thực tế cao hơn bởi vì động lực của cá nhân sẽ được thúc đẩy bởi bản thân công việc.
Hay nói cách khác việc thiết kế công việc với năm đặc điểm như đã trình bày trong mô hình JCM sẽ tăng liên kết giữa nỗ lực và thành tích. Mối quan hệ giữa thành tích và phần thưởng sẽ rất chặt chẽ nếu mỗi cá nhân nhận thức được rằng chính nhờ năng lực chứ không phải nhờ các tiêu chí khác mà được thưởng. Các học thuyết tạo động lực dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu thể hiện rõ vai trò ở mối quan hệ giữa phần thưởng và mục tiêu của cá nhân. Động lực sẽ ở mức độ cao nếu những phần thưởng của tổ chức thỏa mãn được những nhu cầu chủ đạo thống nhất với mục tiêu của cá nhân đó. Ngoài ra mô hình kết hợp các học thuyết tạo động lực còn có sự góp mặt của học thuyết nhu cầu của McCelland, học thuyết về sự công bằng của Stacy Adam và học thuyết về sự tăng cường. Theo McCelland, người có nhu cầu về sự thành đạt cao không bị thúc đẩy bởi đánh giá của tổ chức về thành tích của mình hay các phần thưởng của tổ chức, do đó sẽ nhảy từ nỗ lực sang mục tiêu cá nhân có gắn với một nhu cầu về sự thành đạt cao. Người có nhu cầu về sự thành đạt cao có động lực mạnh trong những tình huống công việc gắn với trách nhiệm cá nhân, thông tin phản hồi và mức độ rủi ro vừa phải. Học thuyết về sự tăng cường được đưa vào mô hình này vì phần thưởng của tổ chức sẽ tăng cường thành tích của cá nhân. Học thuyết công bằng thì cho rằng các cá nhân sẽ so sánh phần thưởng mà họ nhận được từ những nỗ lực họ bỏ ra với tỷ lệ nỗ lực và phần thưởng mà họ cho rằng những người khác sẽ nhận được, nếu có sự không công bằng thì những nỗ lực tiếp theo sẽ bị ảnh hưởng.
Chương IV
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
ĐÀM PHÁN VÀ GIAO TIẾP TRONG QUẢN LÝ