CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU
3.3. Các giải pháp quy hoạch và quản lý nguồn nước
3.3.1. Xây dựng hồ chứa trên dòng chính sông Cầu
Trên lưu vực sông Cầu ngoài công trình Hồ Núi Cốc được xây dựng trên sông Công cấp nước cho các huyện phía Nam tỉnh Thái Nguyên, đập Thác Huống xây dựng trên sông Cầu cấp nước cho Thái Nguyên và tỉnh Bắc Giang. Dòng chính sông Cầu còn khả năng xây dựng công trình lợi dụng tổng hợp khác như hồ Văn Lăng - huyện Đồng Hỷ, hồ Nghinh Tường trên phụ lưu suối Nghinh Tường của sông Cầu - huyện Võ Nhai. Ngoài ra còn hồ Nậm Cắt nằm ở thượng nguồn sông Cầu trên địa bàn Thị xã Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn.
Để giải quyết vấn đề thiếu nước cho các khu dùng nước thuộc dòng chính sông Cầu, nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả của việc xây dựng hồ Nậm Cắt ở thượng nguồn sông Cầu.
3.3.1.1. Hồ Nậm Cắt 1. Địa điểm xây dựng
Hồ Nậm Cắt nằm trên nhánh suối Nậm Cắt thuộc địa bàn xã Vĩnh Quang – thị xã Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn.
2. Nhiệm vụ công trình
Hồ Nậm Cắt có 6 nhiệm vụ như sau:
+ Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ cho thị xã Bắc Kạn;
+ Giảm lũ cho thị xã Bắc Kạn;
+ Tạo nguồn cấp nước tưới cho trên 500 ha trồng trọt, thủy sản hạ du;
+ Xả nước về hạ du đảm bảo môi trường trong các tháng mùa kiệt;
+ Tạo cảnh quan môi trường;
+ Tạo điệu kiện phát triển du lịch sinh thái, cấp và giữ nước cho rừng phòng hộ, phát triển thủy sản.
Nhiệm vụ cụ thể của hồ Nặm Cắt được xác định dựa theo kết quả điều tra, khảo sát như sau:
a. Về cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ cho thị xã Bắc Kạn
+ Theo Đồ án điều chỉnh mở rộng quy hoạch chung thị xã Bắc Kạn giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 931/QĐ-UBND ngày 19/6/2012.
+ Căn cứ TCXDVN số 33:2006 để xác định nhu cầu dùng nước của thị xã Bắc Kạn.
Bảng 3.15: Nhu cầu cấp nước cho thị xã Bắc Kạn giai đoạn 2020 và định hướng đến 2030.
TT Chỉ tiêu
dùng nước
2020 2030
lượngSố
Chỉ tiêu cấp nước (lít/ng.đ)
Nhu cầu dùng nước
(m3/ng.đ)
lượngSố
Chỉ tiêu cấp nước (lít/ng.đ)
Nhu cầu dùng nước
(m3/ng.đ)
1 Nước sinh hoạt (người) 60.000 8.100 92.000 12.550
Nội thị 42.000 150 6.300 67.000 150 10.050
Ngoại thành 18.000 100 1.800 25.000 100 2.500
2 Nước công nghiệp (ha) 132,2 25.000 3.305 180 25.000 4.500
3 Nước tưới cây, rửa đường 10% Qsh 810 10% Qsh 1.255
4 Nước dịch vụ công cộng 10% Qsh 810 10% Qsh 1.255
5 Nước dự phòng rò rỉ 20%(Q1-4) 2.605 20%(Q1-4) 3.912
6 Nước bản thân
nhà máy nước 8%(Q1-5) 1.250 8%(Q1-5) 1.878
Tổng 16.880 25.350
b. Về tạo nguồn cấp nước tưới cục bộ thuộc địa bàn tỉnh Bắc Kạn
+ Tổng diện tích trồng trọt có khả năng tạo nguồn khoảng 478 ha, gồm: Cánh đồng Tổng Cậu, Bản Vẻn xã Huyền Tụng, Thị xã Bắc Kạn; cánh đồng Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông; cánh đồng Cao Kỳ, Nông Hạ, Thanh Bình, Hòa Mục, Yên Đĩnh thuộc huyện Chợ Mới.
+ Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có của thị xã Bắc Kạn khoảng 54 ha.
c. Tạo nguồn cho hạ du sông Cầu và duy trì dòng chảy
Ngoài nhiệm vụ cấp nước cho cục bộ khu vực thị xã Bắc Kạn, hồ Nặm Cắt còn có nhiệm vụ duy trì dòng chảy tối thiểu mùa kiệt sau hồ là 0,7 m3/s tương đương dòng chảy bình quân 6 tháng mùa kiệt P = 75%.
3.3.1.2. Khả năng cấp nước của hồ Nậm Cắt
Nhiệm vụ chính của hồ Nậm Cắt là cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ cho thị xã Bắc Kạn và tạo nguồn cấp nước cục bộ cho địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh đó hồ Nậm Cắt còn có nhiệm vụ tạo nguồn cho hạ du sông Cầu.
Dung tích hữu ích dự kiến của hồ Nậm Cắt là 13,49 triệu m3 tương ứng với mực nước dâng bình thường 163 m.
Bảng 3.16: Thông số thiết kế sơ bộ của hồ Nặm Cắt..
TT Hạng mục Đơn vị Thông số TK
1 Mực nước dâng gia cường MNGC (0,2%) m 165,2
2 Mực nước dâng bình thường MNDBT m 163
3 Mực nước chết MNC m 151
4 Mực nước đón lũ MNĐL m 156,5
5 Dung tích ứng với MNGC 106 m3 15,543
6 Dung tích ứng với MNDBT 106 m3 13,49
7 Dung tích phòng lũ từ MNĐL đến MNGC 106 m3 8,37
8 Dung tích ứng với MNC 106 m3 3,493
9 Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT km2 1,065
10 Diện tích mặt hồ ứng với MNC km2 0,55
Để thấy được sự thay đổi của nguồn nước khi xây dựng hồ Nậm Cắt tại thượng nguồn sông Cầu, bổ sung các thông số thiết kế sơ bộ của hồ Nậm Cắt vào mô hình và so sánh với trường hợp khi chưa xây dựng hồ.
Bảng 3.17: Dòng chảy sau hồ Nậm Cắt trước và sau khi xây dựng hồ.
Đơn vị: 106 m3
Tháng 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 Tổng
Không có hồ 11,2 16,6 17,9 11,2 5,8 3,7 2,1 1,8 1,4 1,9 3,3 6,9 83,7 Có hồ 7,4 15,2 17,6 11,1 5,7 3,6 2,4 2,6 7,7 2,7 2,6 4,0 82,4 Hiệu quả -3,8 -1,4 -0,4 -0,1 -0,1 -0,1 0,3 0,8 6,3 0,8 -0,7 -2,9 -1,3
Theo Bảng 3.17 ta thấy tác dụng rõ rệt của hồ Nậm Cắt trong việc tích nước vào mùa mưa và xả xuống hạ du vào mùa kiệt (các tháng XII, I, II và III). Như vậy có thể kết luận rằng việc xây dựng hồ Nậm Cắt sẽ đảm bảo nguồn cấp nước cho địa bàn tỉnh Bắc Kạn, cũng như vùng hạ du trong mùa kiệt.