Tổ chức tội phạm Mafia Nga đã trở thành nỗi ám ảnh của toàn thế giới bởi sự nổi tiếng về độ tàn bạo và mạng lưới tội ác rộng rãi của chúng. Thế giới ngầm chất chứa bao tội ác trong đó cũng là một câu chuyện rất thú vị và gây tò mò cho nhiều người. Mafia Nga trên con đường hình thành đã cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa tổ chức Mafia Nga hiện đại và Mafia Nga truyền thống.
1. Quá trình hình thành của tổ chức Mafia Nga
Cách mạng vô sản Nga (1917 – 1920) và liên bang Xô Viết chính là cái nôi cho sự ra đời của Mafia Nga. Tổ chức tội phạm này là phản ứng của những người phạm tội bị kết án đối với sự trấn áp quyết liệt, cũng như điều kiện sống và lao động hết sức hà khắc. Từ đó, các băng đảng nhà tù hình thành và nhanh chóng phát triển thành các tổ chức lớn mạnh, hỗ trợ lẫn nhau. Giai đoạn đầu của Mafia Nga chủ yếu là hoạt động trộm cắp và bòn rút. Cơn lốc “diễn biến hòa bình” và “cách mạng màu” đã làm sụp đổ và tan rã Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết vào những năm 1990. Tổng thống Nga V.Pu-tin coi đó là “Thảm họa địa-chính trị khủng khiếp nhất thế kỷ XX”, đất nước gặp nhiều khó khăn với nên kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chính phủ cắt giảm chi tiêu công cộng, nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng. Dẫn tới sự phân hóa xã hội và xung đột xã hội ngày càng sâu sắc, làm gia tăng những khó khăn và sự bức xúc, bất bình, suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Trong khi đó, tầng lớp đặc quyền là các phần tử thoái hóa, biến chất lạm dụng chức vụ mưu lợi riêng trong đội ngũ cán bộ ngày càng lộng hành. Những điều đó đã đẩy rất nhiều thành viên của lực lượng quân đội, cảnh sát, an ninh vào cảnh thất nghiệp, phân cực xã hội ngày càng sâu sắc: 21% dân số Nga
(gần 32 triệu người) có thu nhập dưới mức đói nghèo. Hoàn cảnh đó chính là một vườn ươm lý tưởng cho sự nảy nở và phát triển lớn mạnh của Mafia Nga. Các băng nhóm tội phạm đường phố ngày càng lớn mạnh trong khi luật pháp thì còn nhập nhằng, nhiều mâu thuẫn; nhu cầu phát triển thị trường
buôn Heroin quốc tế và vị trí của các cơ quan thực thi pháp luật đang yếu đi trong mối quan hệ với các tổ chức tội phạm. Mafia trong giai đoạn này đã phát triển mạnh mẽ, và trở thành thế hệ Mafia Nga hiện đại, vượt bậc hơn cả về quy mô, cách thức hoạt động và mức độ tàn độc so với Mafia Nga truyền thống.
2. Đặc điểm khác biệt của Mafia Nga truyền thống và hiện đại:2.1 Nhận diện và cấu trúc của tổ chức 2.1 Nhận diện và cấu trúc của tổ chức
Mafia Nga truyền thống được nhận diện bởi những hình xăm trổ cầu kì trên người. Điều này xuất phát từ quá trình hình thành trong các nhà tù, các hình xăm thể hiện vị trí và vai trò của từng người trong tổ chức và được tuân thủ rất nghiêm ngặt. Chúng duy trì việc tuân thủ các nguyên tắc riêng,, duy trì nghi thức, giao ước và sự trunh thành (trộn máu, thề nguyền, xăm hình và luật im lặng). Chúng cso các tòa án riêng để đảm bảo Luật danh dự và truyền thống. Mafia Truyền thống cấu trúc theo hệ thống phân cấp, mà đứng đầu là các Pakhan (ông trùm), dưới ông trùm chỉ huy thống lĩnh và 2 kiểm soát hoạt động của chỉ huy - làm việc trực tiếp theo lệnh ông trùm. Tiếp sau là các Sell – hoạt động độc lập với nhau nhằm giảm thiểu nguy cơ bị phát hiên.
Trong khi đó thì với Mafia hiện đại các quy tắc ràng buộc dựa trên danh dự hầu như không còn, chúng thích được gọi là doanh nhân hơn những tên trộm. Ngày nay cách nhận biết mafia Nga bằng các hình xăm trên cơ thể đã trở nên lỗi thời. Mafia Nga có thể là những người sống trong căn hộ sang trọng, những tòa lâu đài với địa chỉ và mã số bưu chính hẳn hoi. Họ ăn mặc đẹp và đi xe đắt tiền. Mafia Nga cũng là lực lượng quy tụ nhiều thành viên "có ăn học", được đào tạo rất bài bản và một số xuất thân từ các lực lượng đặc biệt, thậm chí từ các cơ quan tình báo nổi tiếng thế giới.
Chúng tổ chức thành các "tập đoàn" (chính trị, quân sự, kinh tế, ma túy, vũ khí, mại dâm...) tùy theo các tiêu chuẩn lãnh thổ và sắc tộc. Được tổ chức theo mô hình kim tự tháp, tất cả các tổ chức tội phạm đều biết tự bảo vệ chúng bằng một mạng lưới những kẻ tòng phạm bị mua chuộc nằm trong nhiều cơ quan công quyền. Một trong những nét đặc trưng của mafia Nga là chúng tuyển dụng số lượng lớn những cựu chiến binh Afghanistan và Chechnya, những người từng phục vụ trong các cơ quan an ninh Nga như KGB (SVR và FSB) hay GRU. Giới mafia Nga tồn tại trước năm 1989, nhưng chúng bắt đầu tái cơ cấu và mở rộng tầm ảnh hưởng từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.
Mạng lưới mafia Nga bao trùm lãnh thổ 50 nước ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Mafia Nga cũng nổi tiếng là ra tay tàn độc, như giới truy bắt tội phạm quốc tế thường kháo nhau: "Tội phạm Ý có một quy luật bất thành văn là không đụng đến "cớm", công tố viên, nhà báo người Mỹ. Thế nhưng mafia Nga thì "vuốt mặt mà không nể mũi" khi có thể sát hại tất tần tật, bất kể người đó là ai.
2.2 Hoạt động
Mafia truyền thống hoạt động chủ yếu là trộm cướp, bòn rút và thao túng thị trường chợ đen. Những hoạt động này còn tương đối đơn giản, cách thức hoạt động khá manh mún, chưa có tầm nguy hiểm lớn với thế giới. Đồng thời Mafia truyền thống cũng chưa có hoạt động rửa tiền và thao túng về kinh tế cũng như chính trị.
Trong khi đó thế hệ sau, tức Mafia hiện tại thâm nhập vào mọi lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế Nga, trở thành mối hiểm họa lớn đối với an ninh nước này và các nước trên phạm vi toàn thế giới.
Hoạt động cơ bản trên các lĩnh vực như: rửa tiền ở mức hàng triệu USD, kinh doanh gái mại dâm, gian lận trong giao dịch chứng khoán, buôn thuốc phiện, trao đổi vũ khí, bảo kê, giết thuê, tống tiền … Đạo quân mafia Nga đang có tới hàng ngàn băng nhóm với "quân số" xấp xỉ 100 ngàn tên, thao túng từ 25% - 40% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Nga. Ước tính, những băng nhóm tội phạm này thống lĩnh 40% doanh nghiệp tư nhân, 60% doanh nghiệp nhà nước và "chăm sóc" khoảng 50%-80% ngân hàng ở Nga. Lợi nhuận thu được từ những phiên chợ đen thường niên của các băng nhóm này là hơn 18 tỉ USD mỗi năm. Không chỉ hoạt động trong nước, mafia Nga còn bành trướng thế lực, cấu kết và mở rộng tầm hoạt động đến các lãnh thổ khác, đồng thời thò bàn tay nhớp nhúa của mình vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngân hàng, công ty ở vùng biển Ca-ri-bê, Miami lần lượt mọc lên để che mắt thiên hạ nhằm hợp thức hóa việc rửa tiền. Kiểu hoạt động này có thể diễn ra ở các lãnh thổ khác khi mafia Nga nhận thấy đâu là lãnh địa - nơi chúng tìm ra được các kẽ hở của luật pháp nước ấy hoặc kẽ hở ở ngay những người làm trong bộ máy công quyền nhưng "cầm lòng không đặng" trước những đề nghị béo bở mà mafia Nga hứa hẹn.
Như vậy, xét về mức độ thì Mafia hiện đại đã vươn cánh tay tội ác của mình vượt xa so với Mafia truyền thống. Các hoạt động tội phạm phong phú, mức độ nghiêm trọng, chúng tạo lập một xã hội ngầm đầy quyền năng và tội lỗi, thao túng đời sống kinh tế quốc tế.