CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
4.2. Thiết kế đường giao thông
4.2.1. Nguyên tắc thiết kế
Các thông số kỹ thuật của đường giao thông được lựa chọn theo bảng sau:
STT Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu Đơn vị Thông số Ghi chú
I Tốc độ thiết kế Km/h 40
II Các thông số tuyến
1 Bán kính đường cong bằng tối thiểu
m 100 Bảng 20
2 Bán kính tối thiểu không làm siêu cao
m 1000 Bảng 20
3 Tầm nhìn 2 chiều tối thiểu m 80 Bảng 19
4 Tầm nhìn vượt xe tối thiểu m 200 Bảng 19
III Các thông số chiều đứng
1 Độ dốc tối đa % 7 Bảng 24
2 Độ dốc dọc tối thiểu % 0.5 Bảng 25
3 Hiệu đại số 2 độ dốc tối thiểu bố trí đường cong đứng
% 1 Điều 11.3.1
4 Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu
m 450 Bảng 29
5 Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu
m 450 Bảng 29
IV Các thông số mặt cắt ngang
1 Chiều rộng 1 làn xe m 3-3.50 Bảng 10
2 Số làn xe tối thiểu Làn 2 Bảng 10
3 Chiều rộng hè m 4÷5
4 Chiều rộng dải phân cách m 0÷2
5 Độ dốc ngang phần xe chạy % 2
6 Độ dốc ngang hè đường % 1.50
V Kết cấu mặt đường
1 Modul đàn hồi tối thiểu MPa 155
4.2.2. Giải pháp thiết kế a. Bình đồ các tuyến đường
- Tuân thủ theo chỉ giới đường đỏ các tuyến đường theo TKCS được phê duyệt;
- Dùng bó vỉa kích thước 18x22x100 cm có đan tại các vị trí phân cách giữa đường và hè đối với các tuyến đường được bố trí 2 mái dốc lòng đường;
- Tại vị trí với các tuyến đường có dải phân cách giữa (khu vực cổng số 1 và số 2): Dùng bó vỉa bê tông 18x53x100cm BTXM #300 để bó dải phân cách;
- Các vị trí đường đấu nối với hệ thống giao thông ngoại khu đều được thiết kế vuốt nối êm thuận vào các tuyến đường hiện có.
- Đường đi bộ (lát hè):
+ Các tuyến đường thiết kế hè 4m: Lát hè rộng 2,0m, mép lát hè cách mép bó vỉa 1m + Các tuyến đường thiết kế hè 5m: Lát hè rộng 2,0m, mép lát hè cách mép bó vỉa 1.5m + Các tuyến đường thiết kế hè 2m: Lát hè toàn bộ.
b. Thiết kế trắc dọc, trắc ngang:
- Trắc dọc các tuyến đường được thiết kế trên cơ sở tuân thủ cao độ đường đỏ tại tim đường trong bước TKCS đã được phê duyệt.
- Trắc ngang đường:
+ Độ dốc ngang đường: lòng đường dốc 2 mái với độ dốc ngang lòng đường là 2%
+ Độ dốc hè đường: Hè tất cả các tuyến đường được thiết kế với độ dốc 1,5% hướng dốc vào lòng đường.
+ Độ dốc tấm đan rãnh: Được thiết kế với độ dốc từ 6÷10%
c. Các đặc điểm hình học:
Đường N1 theo quy hoạch chung, mặt cắt 1-1 (từ lý trình +0.00 đến lý trình 0+829.53):
- Tổng mặt cắt ngang: Bn = 25,0m
- Bề rộng mặt đường: Bm = 15,0m; dốc ngang mặt hai mái i = 2%
- Vỉa hè hai bên: Bvh = 2 x 5,0m = 10,0m; vỉa hè lát gạch terrazzo ở giữa rộng 2m, hai bên 1,5 + 1,5m đắp đất trồng cây xanh
Đường N1 theo quy hoạch chung, mặt cắt 1A-1A (từ lý trình 0+829,53 đến lý trình 0+971,26):
- Tổng mặt cắt ngang: Bn = 28,0m
- Bề rộng mặt đường: Bm = 18,0m; dốc ngang mặt hai mái i = 2%
- Vỉa hè hai bên: Bvh = 2 x 5,0m = 10,0m; vỉa hè lát gạch terrazzo ở giữa rộng 2m, hai bên 1,5 + 1,5m đắp đất trồng cây xanh
Đường N1 theo quy hoạch chung, mặt cắt 1B-1B (từ lý trình 0+971,265 đến lý trình 1+011,76):
- Tổng mặt cắt ngang: Bn = 28,0m
- Bề rộng mặt đường: Bm = 2x 8=16,0m; dốc ngang mặt hai mái i = 2%
- Dải phân các giữa: Bpc = 2,0m
- Vỉa hè hai bên: Bvh = 2 x 5,0m = 10,0m; vỉa hè lát gạch terrazzo ở giữa rộng 2m, hai bên 1,5 + 1,5m đắp đất trồng cây xanh
Đường N2 theo quy hoạch chung, mặt cắt 2A-2A:
- Tổng mặt cắt ngang: Bn = 17,0m
- Bề rộng mặt đường: Bm = 11,0m; dốc ngang mặt hai mái i = 2%
- Vỉa hè bên trái: Bvh = 4,0m; vỉa hè lát gạch terrazzo ở giữa rộng 2m, hai bên 1,2 + 0,8m đắp đất trồng cây xanh
- Vỉa hè bên phải: Bvh = 2,0m; vỉa hè lát gạch terrazzo toàn bộ (phần tiếp giáp bờ mương xây kè ốp mái)
Đường D1 theo quy hoạch chung, mặt cắt 1-1 (từ lý trình 0+000 đến lý trình 0+900):
- Tổng mặt cắt ngang: Bn = 25,0m
- Bề rộng mặt đường: Bm = 15,0m; dốc ngang mặt hai mái i = 2%
- Vỉa hè hai bên: Bvh = 2 x 5,0m = 10,0m; vỉa hè lát gạch terrazzo ở giữa rộng 2m, hai bên 1,5 + 1,5m đắp đất trồng cây xanh
Đường D1 theo quy hoạch chung, mặt cắt 1C-1C (từ lý trình 0+900 đến lý trình 0+961,76):
- Tổng mặt cắt ngang: Bn = 28,0m
- Bề rộng mặt đường: Bm = 2x7,5=15,0m; dốc ngang mặt hai mái i = 2%
- Dải phân các giữa: Bpc = 2,0m
- Vỉa hè hai bên: Bvh = 2 x 4,0m = 8,0m; vỉa hè lát gạch terrazzo ở giữa rộng 2m, hai bên 1,2 + 0,8m đắp đất trồng cây xanh
Đường D2 theo quy hoạch chung, mặt cắt 2-2:
- Tổng mặt cắt ngang: Bn = 19,0m
- Bề rộng mặt đường: Bm = 11,0m; dốc ngang mặt hai mái i = 2%
- Vỉa hè hai bên: Bvh = 2 x 4,0m = 8,0m; vỉa hè lát gạch terrazzo ở giữa rộng 2m, hai bên 1,2 + 0,8m đắp đất trồng cây xanh
Đường D3 theo quy hoạch chung, mặt cắt 2-2:
- Tổng mặt cắt ngang: Bn = 19,0m
- Bề rộng mặt đường: Bm = 11,0m; dốc ngang mặt hai mái i = 2%
- Vỉa hè hai bên: Bvh = 2 x 4,0m = 8,0m; vỉa hè lát gạch terrazzo ở giữa rộng 2m, hai bên 1,2 + 0,8m đắp đất trồng cây xanh
d. Thiết kế áo đường, lát hè:
- Toàn bộ dự án dùng kết cấu áo đường mềm có Eyc≥155 Mpa với kết cấu các lớp cụ thể như sau: (KC1):
+ Bê tông nhựa chặt 12.5 dày 5cm;
+ Tưới nhựa dính bám : 0.5 kg/m2;
+ Bê tông nhựa chặt 19: dày 7cm;
+ Tưới nhựa thấm bám: 1kg/m2;
+ Cấp phối đá dăm loại 1: dày 18cm;
+ Cấp phối đá dăm loại 2: dày 32cm;
+ Vải địa kỹ thuật không dệt cường độ chịu kéo ≥12 KN/m.
+ Cát đầm chặt K98: dày 30cm;
+ Nền đầm chặt K95;
- Hè các tuyến đường và các tuyến đường dạo có kết cấu như sau:
+ Gạch terrazo #200 dày 3cm;
+ Vữa xi măng #100 dày 2cm;
+ Bê tông cấp độ bền B10 (M150) đá 1x2, dày 8cm;
+ Lớp giấy dầu lót;
+ Nền đầm chặt K95;
e. Thiết kế xử lý nền đường:
Dựa vào điều kiện địa hình, địa chất của khu vực nghiên cứu chủ yếu là các lớp đất yếu (sét dẻo mềm đến chảy hoặc bùn) và các kết quả tính toán cho từng đoạn tuyến, Tư vấn đề xuất các giải pháp xử lý nền đất yếu như sau:
- Các phân đoạn có lượng lún cố kết Sc≤30cm: Đào, vét hữu cơ, đất không thích hợp, đắp nền thông thường, cụ thể:
+ Đào bỏ toàn bộ phần đất không thích hợp, đất hữu cơ bề mặt sâu bình quân 0,5m.
+ Đắp trả lại bằng cát đến cao độ thiên nhiên, lu lèn đạt độ chặt K0,95;
+ Đắp nền đường, hạ tầng bằng cát, lu lèn đạt độ chặt theo yêu cầu (K0,95);
+ Thi công các lớp kết cấu hạ tầng, mặt đường theo thiết kế;
- Các phân đoạn có lượng lún cố kết Sc>30cm: Đào thay một phần đất yếu chiều dày 2,5m, đảm bảo lượng lún cố kết sau khi đào thay đất yếu Sc<30cm, cụ thể:
+ Đào thay một phần các lớp đất yếu dày 2,5m tính từ mặt thiên nhiên;
+ Đắp trả bằng cát lu lèn chặt K0,90 đến cao độ thiên nhiên
+ Đắp nền đường, hạ tầng bằng cát nhỏ, lu lèn đạt độ chặt theo yêu cầu (K0,95);
+ Thi công các lớp kết cấu hạ tầng, mặt đường theo thiết kế;
+ Độ lún sau khi thi công xong Sc0,3m.
Căn cứ theo kết quả khảo sát địa chất và phương án xử lý nền đường đã được phê duyệt ở TKCS, nền đường các tuyến được xử lý cụ thể như sau:
- Tuyến D1:
+ Từ lý trình 0+000 đến lý trình 0+240, từ lý trình 0+680 đến lý trình 0+976, nền đường được xử lý bằng một phần lớp trên cùng: Nạo vét đất không thích hợp dày 50cm
+ Từ lý trình 0+240 đến lý trình 0+680, nền đất hiện trạng dưới đường được xử lý bằng một phần lớp trên cùng: Đào thay đất không thích hợp bằng cát dày 250cm.
- Tuyến D2:
+ Từ lý trình 0+000 đến lý trình 0+398,11, nền đường được xử lý bằng một phần lớp trên cùng: Nạo vét đất không thích hợp dày 50cm
- Tuyến D3:
+ Từ lý trình 0+000 đến lý trình 0+240, nền đất hiện trạng dưới đường được xử lý bằng một phần lớp trên cùng: Đào thay đất không thích hợp bằng cát dày 250cm.
+ Từ lý trình 0+240 đến lý trình 0+464, nền đường được xử lý bằng một phần lớp trên cùng: Nạo vét đất không thích hợp dày 50cm.
- Tuyến N1:
+ Từ lý trình 0+000 đến lý trình 0+540, từ lý trình 0+800 đến lý trình 0+920 và từ lý trình 0+971.265 đến lý trình 1+011.76, nền đường được xử lý bằng một phần lớp trên cùng:
Nạo vét đất không thích hợp dày 50cm.
+ Từ lý trình 0+540 đến lý trình 0+800 và từ lý trình 0+920 đến lý trình 0+971.26, nền đất hiện trạng dưới đường được xử lý bằng một phần lớp trên cùng: Đào thay đất không thích hợp bằng cát dày 250cm.
- Tuyến N2:
+ Từ lý trình 0+000 đến lý trình 0+400, nền đất hiện trạng dưới đường được xử lý bằng một phần lớp trên cùng: Đào thay đất không thích hợp bằng cát dày 250cm.
+ Từ lý trình 0+400 đến lý trình 1+013,87, nền đường được xử lý bằng một phần lớp trên cùng: Nạo vét đất không thích hợp dày 50cm.
f. Yêu cầu kỹ thuật vật liệu
Cát dùng đắp trả phần đào đất không thích hợp, đắp trả sau khi đào thay đất yếu:
- Cát được sử dụng làm vật liệu đắp nền đường K95 phải thoả mãn các yêu cầu với nhóm hạt A3 theo tiêu chuẩn AASHTO M145 như sau:
+ Lượng lọt sàng 0,425mm (No.40) ≥ 51%.
+ Lượng lọt sàng 0,075mm (No.200) ≤ 10%.
+ Hàm lượng hữu cơ < 10%.
+ CBR ≥4.
- Không lẫn thành phần muối hòa tan > 5%;
Vải địa kỹ thuật:
- Vải địa kỹ thuật không dệt (dùng ngăn cách và làm tầng lọc ngược ở đáy các lớp kết cấu áo đường) được lựa chọn theo tiêu chuẩn TCVN 9844: 2013
+ Lực kéo giật, N, không nhỏ hơn 900 (TCVN 8871-1);
+ Lực kháng xuyên thủng thanh, N, không nhỏ hơn 350 (TCVN 8871-4);
+ Lực xé rách hình thang, N, không nhỏ hơn 350 (TCVN 8871-2);
+ Áp lực kháng bục, kPa, không nhỏ hơn 1700 (TCVN8871-5);
+ Kích thước lỗ biểu kiến, mm 0,25 (TCVN 8871-6);
+ Độ thấm đơn vị, s-1, 0,20 (ASTM D4491);
+ Độ dãn dài khi đứt theo phương dọc/ngang (ASTM D4595): 65%;
+ Độ bền tia cực tím (ASTM D4355): Cường độ >70% sau 3 tháng chịu tia cực tím.
+ Chỉ khâu vải phải dùng chỉ chuyên dùng có đường 1 – 1,5mm, cường độ kéo đứt >
40N/ sợi chỉ.
g. Thiết kế bó vỉa:
- Dọc hai bên đường sử dụng bó vỉa 18x22x100cm, tại vị trí góc cua sử dụng bó vỉa 18x22x30cm, bó vỉa bằng BTXM cấp độ bền B22,5 (M300) có đan rãnh.
- Tại dải phân cách giữa sử dụng vỉa đứng18x53x100 cm bằng BTXM cấp độ bền B22,5 (M300) không đan rãnh.
h. Tổ chức giao thông:
- Khu công nghiệp được tổ chức giao thông bằng hệ thống vạch sơn biển báo theo Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ 41: 2019/BGTVT
- Bố trí tim đường trên mặt bằng để phân cách hai luồng xe ngược chiều (Vạch số 1) - Bố trí vạch cho người đi bộ qua đường: (Vạch số 7.3)
- Biển báo:
+ Biển báo “Vị trí người đi bộ sang ngang” (Biển số 423) + Biển báo “Cấm đi ngược chiều” (Biển 102)
+ Biển báo “Giao nhau với đường ưu tiên” (Biển 208) + Biển báo “Tốc độ tối đa” (Biển P.127)