CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH
1.2. Các điều kiện cơ bản để hình thành du lịch tham quan
1.2.3. Cơ chế chính sách
1.2.3.1. Những chính sách chung về phát triển du lịch
Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, ngành Du lịch đã vươn lên, phát triển nhanh cả về quy mô và chất luợng, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Những thành quả đó có được nhờ vào sự quan tâm sâu sát của Đảng, Nhà nước với những cơ chế, chính sách tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII tháng 10 năm 1994 đã khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nuớc”.[6]
h
Ngày 11/11/1998, Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận số 179-TB/TW, định hướng phát triển trong giai đoạn mới, tạo bước ngoặt quan trọng cho ngành Du lịch. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch lần đầu tiên được thành lập. Pháp lệnh Du lịch và sau này, là Luật Du lịch được thông qua.
Chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và Chương trình hành động quốc gia về Du lịch được phê duyệt, triển khai trên toàn quốc. Du lịch Việt Nam đã chặn được đà giảm sút, khôi phục và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, từng bước hội nhập du lịch khu vực và thế giới, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước, tạo tiền đề lý luận và thực tiễn để khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc các khóa IX, X và XI.
Đặc biệt, ngày 16/01/2017, lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, xác định rõ “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác”. Đồng thời, Nghị quyết số 08-NQ/TW quán triệt rõ quan điểm “Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch”.[23]
Nghị quyết của Bộ Chính trị đã củng cố và nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp, ngành và toàn xã hội về sự nghiệp phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Từ đó, nhiều cơ chế, chính sách được triển khai ở các cấp từ Trung ương đến các địa phương, thu hút đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao thương hiệu, tạo ra sự phát triển đột phá cho ngành du lịch trong thời kỳ mới.
Đây là Nghị quyết có ý nghĩa lịch sử đối với sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam. Nghị quyết thể hiện quyết tâm chính trị ở cấp cao nhất của
h
Đảng ta nhằm phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, thông qua nhìn nhận khả năng đóng góp của du lịch vào kinh tế - xã hội, chỉ ra những tiềm năng, thế mạnh và hạn chế yếu kém cần khắc phục, và quan trọng nhất là các giải pháp đột phá, đồng bộ, tạo sự thống nhất trong tư duy và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển du lịch.[23]
Để có đươc những đinh hướng cũng như có những chiến lươc dài han để phát triển du lich trong thời gian tới thì vào ngày 22 tháng 01 năm 2020 Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ Tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.[34]
Với quan điểm phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Đồng thời, nhấn mạnh phát triển du lịch bền vững và bao trùm trên nền tảng tăng trưởng xanh; chú trọng phát triển du lịch văn hóa; đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0;
1.2.3.2. Những chính sách phát triển du lịch thời kỳ COVID – 19
Trong suốt những năm gần đây, kể từ năm 2019 dịch bệnh COVID- 19 diễn biến phức tạp, gây ra hậu quả đối với nhiều ngành kinh tế trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam và ngành du lịch cũng không thoát khỏi tình trạng đó.
Nếu như trước đại dịch COVID-19, số khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng cao liên tục và con số mơ ước đạt được là 18 triệu người, tương đương với nhiều quốc gia có du lịch phát triển ở Đông Nam Á. Thời điểm đó, du lịch quốc tế chiếm tới 80% số lượng hành khách hàng không quốc tế ra vào Việt Nam. Ngành Du lịch đã đóng góp tới 9,2% tổng sản phẩm trong nước, tạo công ăn việc làm trực tiếp cho 2,5 triệu người và gián tiếp cho khoảng 2 triệu người trong các lĩnh vực gắn kết với du lịch.[13]
h
Nhưng sự xuất hiện của đại dịch COVID -19 đã làm gián đoạn tạm thời sự “cất cánh” của du lịch Việt Nam. Diễn biến phức tạp, kéo dài của đại dịch COVID -19 đã ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến các hoạt động kinh tế-xã hội, trong đó du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trong lịch sử 61 năm, ngành Du lịch Việt Nam đã trải qua nhiều đợt khủng hoảng do dịch bệnh, thiên tai, suy thoái kinh tế, nhưng chưa bao giờ lại chịu thiệt hại nặng nề như cuộc khủng hoảng lần này do đại dịch COVID -19 gây ra. Từ đầu năm 2020 đến thời điểm hiện tại, du lịch quốc tế đóng cửa, du lịch nội địa cũng khó triển khai, khiến toàn bộ chuỗi cung ứng dịch vụ cho hoạt động du lịch ngưng trệ, “đóng băng” nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, khu nghỉ dưỡng… Hướng dẫn viên du lịch, người lao động trực tiếp, gián tiếp trong ngành không có việc làm, không có thu nhập. Nhiều doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, lưu trú cạn kiệt nguồn lực phải giải thể…
Để ứng phó với khó khăn do dịch Covid-19 trong năm 2020 và các năm tiếp theo, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế trong đó có ngành du lịch. Cụ thể, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.. Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 77-KL/TW ngày 29/5/2020 về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước sau dịch Covid- 19. Đối với ngành du lịch, song song với việc triển khai các biện pháp hỗ trợ, Việt Nam đã và đang tập trung xây dựng hình ảnh điểm đến an toàn, hấp dẫn;
đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước thông qua các chương trình kích cầu du lịch nội địa như “Việt Nam, điểm đến an toàn, hấp dẫn”, “Việt Nam, đi để trải nghiệm”… Dự báo, khách du lịch nội địa Việt Nam ngày càng tăng và chiếm vai trò quan trọng hơn đối với sự phát triển của ngành Du lịch.
h
Kế hoạch số 3228/KH-BVHTTDL, ngày ngày 07 tháng 09 năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Về việc triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành
Triển khai chiến dịch truyền thông kích cầu du lịch: Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam
Kế hoạch nhằm triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Kế hoạch cũng yêu cầu bảo đảm mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp hài hòa giữa an toàn phòng chống dịch bệnh và hoạt động du lịch, lữ hành; Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi và hiệu quả của các chính sách, biện pháp kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành. Đồng thời đề cao trách nhiệm, sự phối hợp hiệu quả giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchvới các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội liên quan trong việc xây dựng, triển khai chính sách, biện pháp kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành.
Phương án số 829/PA-BVHTTDL, ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới
Nhằm khôi phục hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới với phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID- 19” mới đây Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Theo phương án nêu rõ, từ ngày 15/3/2022 mở cửa lại hoạt động du lịch quốc tế và nội địa trong điều kiện bình thường mới thông qua đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển đảm bảo an toàn, phù hợp với các quy định phòng, chống dịch COVID-19; áp dụng với khách du lịch quốc tế
h
đến Việt Nam (inbound), khách du lịch ra nước ngoài (outbound) và khách du lịch nội địa.
Đối với hoạt động du lịch quốc tế, thực hiện chính sách thị thực theo Nghị quyết số 32/NQ-CP của Chính phủ ngày 15/3/2022 về việc miễn thị thực cho công dân các nước: Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa I-ta-li-a, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Liên bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Na-uy, Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Bê-la-rút; Công văn số 1606/VPCP-QHQT của Văn phòng Chính phủ ngày 15/3/2022 về việc khôi phục chính sách xuất nhập cảnh của Việt Nam và các quy định liên quan.
Nhìn chung, các chính sách trên đều nhằm mục đích phát triển ngành du lịch, đưa ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Đứng trước tình hình chung của thế giới trong việc ứng phó với dịch COVID – 19, Đảng và Nhà nước đã nhanh chóng, kịp thời đưa ra những chủ trương, chính sách để ứng phó, phục hồi và phát triển ngành du lịch.