Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh láng hạ (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÁNG HẠ

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Agribank – Chi nhánh Láng Hạ

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

HĐBL của CN còn tồn tại một số hạn chế nhất định xuất phát từ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan do bản thân CN gây ra.

2.3.1.1. Nguyên nhân khách quan - Kinh tế

Năm 2020, nền kinh tế Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ đạt 2,91% giảm 4,1% so với năm 2019 và đây cũng là năm mà nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ 2011 đến 2020. Đặc biệt trong quý II thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ đạt 0,39%. Hoạt đông sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị trì trệ, ứ đọng vốn, hàng tồn kho nhiều. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê có 126.565 doanh nghiệp tham gia trả lời thì có tới 85,75 doanh nghiệp bị tác động bởi đại dịch Covid 19.

- Pháp lý

Hệ thống pháp luật của Việt Nam đến nay vẫn còn nhiều bất cập, thường xuyên có những thay đổi, bổ sung. Hoạt động bảo lãnh chịu điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật mà chưa có một bộ luật riêng dành cho hoạt động bảo lãnh. Thêm vào đó các thông tư, quy định hướng dẫn thực hiện bảo lãnh cũng thưởng xuyên thay đổi. Ví dụ như từ Thông tư số 28/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng ngày 03/10/2012, đến năm 2015 thì được thay thế bởi Thông tư số 07/2015/ TT-NHNN Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng ngày 25/06/2015, đến năm 2017 thì được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 13/2017/TT-NHNN ngày 29/09/2017. Do đó, có thể thấy từ chỉ trong vòng 5 năm từ 2012-2017 mà thông tư quy định về bảo lãnh đã có 1 lần thay thế và 1 lần sửa đổi. Điều này đã gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp và CN khi dẫn chiếu điều luật áp dụng trong hợp đồng bảo lãnh.

- Xã hội

Đại dịch Covid 19 đã tác động nặng nề đến hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp, HĐBL cũng không phải ngoại lệ. Khi mà năm 2020 Việt Nam phải

đối mặt 2 lần bùng dịch lớn đó là một đợt diễn ra vào tháng 3 và một đợt diễn ra vào tháng 7. Vào tháng 3/2020, Hà Nội đã đưa ra chính sách “Nội bất xuất, ngoại bất nhập” từ đó gây khó khăn cho CN trong công tác thẩm định dự án.

- Khách hàng

Một số khách hàng còn chưa thật sự trung thực trong việc cung cấp thông tin cho CN, gây ra nhiều khó khăn cho công tác thẩm định cũng như hoàn thiện hồ sơ để thực hiện phát hành bảo lãnh. Ví dụ như khi thẩm định năng lực tài chính của khách hàng, nhưng báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong năm đó chưa được kiểm toán thì việc cung cấp một báo cáo tài chính trung thực, hợp lý còn phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng, bởi lúc này ngân hàng hoàn toàn bị động trong mối quan hệ với khách hàng.

- Đối thủ cạnh tranh

Môi trường ngân hàng hiện nay là một trong những ngành cạnh tranh rất gay gắt, cạnh tranh trên tất cả các phương diện như phí, lãi suất, công nghệ, công tác chăm sóc khách hàng,…Ví dụ như tỷ lệ phí phát hành ở Vietcombank trong khoảng từ 0,6%-0,72%/năm đối với bảo lãnh có ký quỹ 100%, thấp hơn so với Agribank và có tính hoạt hơn. Thêm vào đó các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam cũng đang ngày một phát triển, không ngừng mở rộng quy mô, họ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các HĐBL trong khi đó ngân hàng của Việt Nam thì vẫn chưa đủ khả năng cạnh tranh được với họ.

2.3.1.2. Nguyên nhân chủ quan

- Thiếu tính chuyên môn hóa: HĐBL là một hoạt động ngoại bảng, đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng nhưng cũng chưa đựng rất nhiều rủi ro. CN vẫn chưa có bộ phận riêng làm về bảo lãnh mà còn được thực hiện bởi các CBTD, do đó thiếu tính chuyên môn hóa, hiệu quả HĐBL bị giảm xuống, giảm chất lượng phục vụ trong đáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Ứng dụng công nghệ hiện đại còn hạn chế: Việc áp dụng công nghệ hiện đại để thực hiện bảo lãnh còn chưa được thực hiện như sử dụng trí tuệ nhân tạo (công nghệ ANN) sẽ giúp phân tích thực trạng tài chính một cách khách quan giảm được những sai sót có thể xảy ra. Việc thẩm định khách hàng còn đang được thực hiện

một cách thủ công, điển hình như việc thẩm định năng lực tài chính khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu CBTD tiến hành thẩm định.

- Thiếu tính linh hoạt trong việc thực hiện HĐBL: Chính sách, quy định về tỷ lệ phí của Agribank còn cố định, thiếu tính linh hoạt. Không có sự phân biệt về tỷ lệ phí giữa các khách hàng mới và khách hàng lâu năm, khó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác. Quy trình bảo lãnh được thực hiện theo lý thuyết, thiếu tính linh hoạt để phù hợp với sự biến động của nền kinh tế và nhu cầu của khách hàng hiện nay.

- Hoạt động Marketing còn chưa hiệu quả: Chưa chú trọng, đầu tư cho thực hiện Marketing, quảng bá các loại bảo lãnh khác đến khách hàng, chưa làm tốt công tác phát triển khách hàng mới, khách hàng tiềm năng nên dẫn đến cơ cấu bảo lãnh theo mục đích chưa hợp lý, số lượng khách hàng duy trì ở mức ổn định nhưng không có tăng trưởng. Các cán bộ chưa thật sự đẩy mạnh việc bán chéo các sản phẩm khi mà các NHTM khác và các ngân hàng nước ngoài đang tích cực đầu tư, đẩy mạnh thực hiện công việc này.

- Trình độ của đội ngũ cán bộ còn hạn chế: Hoạt động bảo lãnh yêu cầu các cán bộ bên cạnh việc phải có trình độ chuyên môn thì phải am hiểu kinh tế, xã hội, luật pháp. Đặc biệt, đối với các hợp đồng bảo lãnh quốc tế thì đòi hỏi các cán bộ phải hiểu rõ về luật pháp, tập quán, văn hóa quốc tế. Nhưng một số cán bộ ở CN vẫn chưa thật sự am hiểu, nắm bắt được luật pháp, quy định của trong nước cũng như quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của khóa luận đã nêu ra một cách khái quát về Agribank và Agribank Chi nhánh Láng Hạ trên các khía cạnh: lịch sự hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động kinh doanh của CN trong 3 năm từ 2018-2020;

phân tích thực trạng phát triển hoạt động bảo lãng ngân hàng 3 năm 2018, 2019, 2020 thông qua các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính. Trên cơ sở đó đưa ra đánh giá những kết quả đạt được cũng như những mặt hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân gây ra những măt hạn chế đó trong hoạt động bảo lãnh của CN.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh láng hạ (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)