Tác động của cổ đông lớn là tổ chức và cá nhân đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu cổ đông lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 24 - 28)

4. Kết quả nghiên cứu

4.3. Tác động của cổ đông lớn là tổ chức và cá nhân đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 4 cho thấy mối quan hệ giữa sở hữu của các nhóm CĐL và khả năng sinh lời của DN đo lường qua các chỉ tiêu là ROA và ROE.

Mô hình (1) và (2) xem xét ảnh hưởng giữa nhóm CĐL là tổ chức hoặc cá nhân trong nước và khả năng sinh lời của DN thông qua 2 biến ROA và ROE. Kết quả nghiên cứu đối với chỉ tiêu ROA cho thấy dấu của hệ số tương quan là khác nhau giữa các nhóm CĐL trong nước, tuy nhiên các biến số này lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này chỉ ra rằng các nhóm cổ đông trong nước không hề có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Đối với mô hình (2) đã cho thấy sở hữu của CĐL là NĐT tổ chức trong nước có tác động tích cực đến ROE với ý nghĩa thống kê t = 2.61 và hệ số tương quan là 0.031. Nói cách khác, với 1% tăng lên của tỷ lệ sở hữu CĐL là tổ chức trong nước, thì ROE tăng lên 0.031%. Với hai nhóm CĐL còn là NĐT cá nhân và sở hữu Nhà nước, kết quả không cho thấy ý nghĩa thống kê, do đó không tồn tại mối quan hệ qua lại giữa hai nhóm cổ đông này đến khả năng sinh lời của DN.

Mô hình (3) và (4) cho thấy mối quan hệ của tỷ lệ sở hữu của các nhóm CĐL là cá nhân và tổ chức nước ngoài. Với mô hình (3) chúng tôi sử dụng chỉ tiêu ROA cho thấy tác động ngược chiều nhau thông qua dấu của hệ số tương quan với 2 biến số Findblock và Finsblock. Đối với nhóm CĐL là tổ chức nước ngoài, kết quả chỉ ra hệ số tương quan là 0.022, với ý nghĩa thống kê t=2.19 và mức ý nghĩa là 5%. Điều này chỉ ra với mỗi 1%

tăng lên của tỷ lệ CĐL là NĐT tổ chức nước ngoài, ROA sẽ tăng tương ứng là 0.022%.

Đối với nhóm CĐL là cá nhân nước ngoài, kết quả mối quan hệ tiêu cực với mức ý nghĩa là 5% khi hệ số tương quan là - 0.12. Tức là khi tỷ lệ sở hữu tăng 1% thì ROA sẽ giảm tới 0.12% . Điều này chỉ ra tác động tiêu cực và có ảnh hưởng tương đối lớn của sở hữu cá nhân nước ngoài đến kết quả kinh doanh của DN. Kết quả từ mô hình (4) cũng chỉ ra rằng việc sử dụng chỉ tiêu ROE cho dấu tương quan của các biến số tương đồng với việc sử dụng chỉ tiêu ROA, tuy nhiên kết quả lại không cho ý nghĩa thống kê. Từ đó các nhóm CĐL nước ngoài không có tác động đến ROE của DN năm sau.

Mô hình (5) và (6), nhóm tác giả muốn nghiên cứu sự ảnh hưởng giữa nhóm CĐL là NĐT là tổ chức và cá nhân nói chung, (bỏ qua yếu tố trong nước và nước ngoài), xem những tỷ lệ sở hữu này sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới khả năng sinh lời của DN thông qua 2 chỉ tiêu ROA và ROE. Kết quả cho thấy sự tương đồng về về dấu của hệ số tương quan cũng như mức ý nghĩa ở cả hai mô hình. Với mức ý nghĩa là 5%, với mỗi 1%

tăng lên của tỷ lệ sở hữu của CĐL là NĐT tổ chức sẽ khiến cho ROA và ROE tăng lần lượt là 0.011% và 0.022%. Tuy nhiên, sở hữu của CĐL là cá nhân (cả trong nước và nước ngoài) không có ảnh hưởng đến ROA và ROE của công ty.

Tác giả thực hiện nghiên cứu với các biến tương tự theo phương pháp Fix Effect nhằm thực hiện kiểm tra tính vững của kết quả. Các biến đều cho hướng tác động cùng chiều với kết quả từ mô hình GMM. Kết quả nghiên cứu tham khảo tại Phụ lục 2.

Bảng 4: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa cổ đông lớn là tổ chức và cá nhân tới ROA, ROE của doanh nghiệp niêm yết bằng phương pháp GMM

Mô hình (1) (2) (3) (4) (5) (6)

Biến số Roa roe roa Roe roa roe

Dinsblock 0.010 0.031***

(1.60) (2.61)

Dindblock -0.004 -0.015

(-0.74) (-1.03)

Stateown 0.006 0.010

(1.41) (1.11)

Finsblock 0.022** 0.026

(2.19) (1.38)

Findblock -0.120** -0.166

(-1.99) (-1.60)

ins 0.011*** 0.022***

(2.72) (2.71)

ind -0.002 -0.011

(-0.37) (-0.80)

size -0.001 0.000 -0.001 -0.000 -0.001 -0.000

(-1.01) (0.01) (-1.26) (-0.13) (-1.21) (-0.27)

lev -0.038*** -0.010 -0.039*** -0.014 -0.038*** -0.011

(-4.17) (-0.82) (-4.18) (-1.09) (-4.17) (-0.87)

Salegrowth 0.014*** 0.027*** 0.014*** 0.027*** 0.014*** 0.027***

(6.15) (6.47) (6.31) (6.59) (6.12) (6.50)

InvRatio -0.017 -0.001 -0.019 -0.003 -0.015 0.005

(-1.03) (-0.05) (-1.15) (-0.10) (-0.90) (0.18)

Age -0.000 -0.000 -0.000 -0.000 -0.000 -0.000

(-0.57) (-0.84) (-0.99) (-0.91) (-0.63) (-0.78)

FARatio -0.001 -0.015 -0.000 -0.012 -0.002 -0.018*

(-0.21) (-1.44) (-0.01) (-1.15) (-0.40) (-1.69)

L.roa 0.681*** 0.681*** 0.673***

(9.61) (9.52) (9.41)

L.roe 0.548*** 0.551*** 0.538***

(8.55) (8.47) (8.31)

_cons 0.059** 0.054 0.068*** 0.066 0.063** 0.068

(2.29) (1.14) (2.62) (1.41) (2.45) (1.45)

Số quan sát 3411 3411 3415 3415 3403 3403

AR(1) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

AR(2) 0.902 0.947 0.74 0.67 0.889 0.727

Sargan test 0.000 0.000 0.000 0.001 0.000 0.001

Hassen test 0.307 0.334 0.73 0.731 0.329 0.742

* p<0.1 – mức ý nghĩa 10%, ** p<0.05 – mức ý nghĩa 5%, *** p<0.01 – mức ý nghĩa 1%

Nguồn: nhóm tác giả tính toán (Stata 14)

Một phần của tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu cổ đông lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)