Mô tả mẫu điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tiêu dùng nông thôn đồng bằng sông hồng với việc mua sắm trực tuyến (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA KHU VỰC NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thông tin mẫu nghiên cứu

3.2.1. Mô tả mẫu điều tra

Biểu đồ 1: Tỉ lệ theo giới tính

Nguồn: Kết quả tổng hợp dữ liệu khảo sát

Mẫu khảo sát có số lượng giới tính nữ là 94 người chiếm 61%, số lượng nam giới là 59 người chiếm 39%. Chúng ta thấy có sự khác biệt khá lớn giữa tỷ lệ nam và nữ với số lượng nữ giới dành thời gian cho MSTT nhiều hơn nam giới. Điều này cũng khá phù hợp với đặc điểm mua sắm của NTD nông thôn bởi các sản phẩm họ thường mua là sản phẩm chăm sóc cơ thể, nhà cửa, sản phẩm tiêu dùng gia đình và phụ nữ nông thôn thường mua do vai trò là người nội trợ.

3.2.1.2. Nhóm tuổi

Biểu đồ 2: Tỉ lệ theo tuổi

Nguồn: Kết quả tổng hợp dữ liệu khảo sát

Biểu đồ cho thấy, đa số NTD có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi. Đây là các đối tượng NTD trẻ, quen dùng mạng internet và các phương tiện truyền thông. Đây là nhóm

39%

61% Nam

Nữ

2. 18- 25 tuổi 67%

3. 26- 30 tuổi 13%

4. 31- 35 tuổi 10%

5. 36- 40 tuổi

4% 6. 41- 45 tuổi

6%

38

khách hàng nắm bắt được xu thế MSTT nên nhu cầu mua sắm cũng lớn hơn so với các nhóm khác. Tiếp đó là nhóm tuổi từ 26 đến 30 tuổi với tỷ trọng 13%. Nhóm NTD có số tuổi từ trên 36 tuổi ít MSTT nhất. Đây là nhóm NTD vẫn quen với mua sắm truyền thống nên có nhu cầu thấp nhất và họ cũng thường không tin tưởng vào các sản phẩm khi MSTT.

3.2.1.3. Nhóm công việc

Biểu đồ 3: Tỉ lệ theo nhóm công việc

Nguồn: Kết quả tổng hợp dữ liệu khảo sát

Biểu đồ cho thấy lao động tự do chiếm tỷ lệ cao nhất 32%. Theo sau đó là làm ruộng với 26%. Đây là 2 nhóm đối tượng phổ biến ở khu vực nông thôn ĐBSH. Nhóm sinh viên là 12% và nhân viên văn phòng 11%. Nhóm này thường xuyên được tiếp cận rất nhiều nguồn thông tin nên họ thường dành thời gian MSTT. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn thì nhóm đối tượng sinh viên và nhân viên văn phòng không nhiều.

Nhóm nội trợ, nghỉ hưu là nhóm những người ít MSTT nhất. Nhóm đối tượng này thường ít sử dụng các sản phẩm công nghệ để tìm hiểu các sản phẩm trực tuyến.

Nhóm đối tượng này cũng thường sử dụng mua sắm truyền thống nhiều hơn nên số lượng MSTT là rất ít.

3.2.1.4. Nhóm trình độ

Biểu đồ 4: Tỷ lệ theo trình độ

Nguồn: Kết quả tổng hợp dữ liệu khảo sát

1. Sinh viên 12%

2. Nhân viên văn

phòng

11% [CATEGORY NAME] 1%

4. Quản lý [CATEGORY 2%

NAME]

[PERCENTAG 6. Kỹ sư E]

7. Giáo viên 4%

4%

9. Lao động tự do

32%

10. Nghỉ hưu

1%

11. Làm ruộng

26%

12. Khác 2%

14%

47%

4%

26%

7% 2%

1. Tiểu học và trung học cơ sở 2. Trung học phổ thông

3. Cao đẳng/ trung cấp

39

Biểu đồ cho thấy nhóm trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ trọng cao nhất với 47%. Những người có thể dễ dàng sử dụng các thiết bị công nghệ nên hầu hết ai cũng biết về MSTT. Tiếp đó là đến nhóm trình độ đại học với 31% nhóm này có trình độ văn hóa cao và thường sử dụng MSTT nhằm tiết kiệm thời gian. Nhóm chiếm tỷ lệ ít nhất là khác với 1%.

3.2.1.5. Nhóm thu nhập

Biểu đồ 5: Tỉ lệ theo mức lương

Nguồn: Kết quả tổng hợp dữ liệu khảo sát

Biểu đồ cho thấy nhóm NTD có mức lương dưới 5 triệu đồng/ tháng là nhóm thu nhập trung bình nhiều nhất tại khu vực nông thôn. Chiếm đến gần 61%. Đây là nhóm có mức lương phổ biến tại khu vực nông thôn ĐBSH. Nhóm tiếp theo có mức thu nhập từ 5- 10 triệu đồng/ tháng (21%). Đây là nhóm có mức lương ổn định. Mức lương của nhóm này cũng cao hơn trung bình tại các vùng nông thôn ĐBSH nên họ cũng dành nhiều thời gian để MSTT. Nhóm có thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng/ tháng đứng thứ ba. Nhóm này có mức lương cao hơn hai nhóm kia và chiếm 8%. Tiếp theo là nhóm người có mức lương từ 15-20 triệu đồng/ tháng và chiếm 7%. Cuối cùng là nhóm có mức lương từ 20 triệu đồng/ tháng trở lên chiếm 3%. Qua biểu đồ có thể thấy những người có mức lương dưới 10 triệu mua sắm trên mạng là rất nhiều. Chiếm 82%. Điều này có thể thấy nhu cầu MSTT ở khu vực nông thôn ĐBSH là rất cao.

3.2.2. Thông tin nhận biết về việc mua sắm trực tuyến của đối tượng nghiên cứu 3.2.2.1. Số lượng thời gian truy cập mạng trong ngày

21% 61%

8%

7% 3%

1. Dưới 5 triệu đồng

2. Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng

3. Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng

4. Từ 15 đến dưới 20 triệu đồng

5. Từ 20 đến dưới 25 triệu đồng

40

Biểu đồ 6: Các nhóm có thời gian sử dụng mạng khác nhau

Nguồn: Kết quả tổng hợp dữ liệu khảo sát

Dựa vào biểu đồ có thể thấy trung bình NTD dành ra trên 50 giờ/ 1 tuần để truy cập vào mạng Internet chiếm 29%. Số người truy cập vào mạng trên 50 giờ là chủ yếu.

Thời gian sử dụng từ 30 đến 40 giờ cũng chiếm tỉ lệ lớn, khoảng 18%. Nhóm này chỉ ít hơn nhóm truy cập trên 50 giờ khoảng 11%.

Thời gian sử dụng từ 20 giờ- 30 giờ chiếm khoảng 16%. Và 10 giờ- 20 giờ chiếm 12%. Ít nhất là khoảng từ 40 giờ- 50 giờ chiếm khoảng 8%.

Số lượng người truy cập dưới 10 giờ chiếm 17%. Như vậy có thể thấy phần lớn các đối tượng truy cập vào mạng hơn 10 tiếng 1 tuần chiếm 83%. Điều này chứng tỏ hầu hết các đối tượng gần như thường xuyên truy cập vào mạng. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển MSTT tại khu vực nông thôn ĐBSH khi có gần 75% số người được phỏng vấn thường xuyên truy cập vào mạng.

3.2.2.2. Khả năng sử dụng Internet của người tiêu dùng

Biểu đồ 7: Khả năng sử dụng Internet của người tiêu dùng

Nguồn: Kết quả tổng hợp dữ liệu khảo sát

Khả năng sử dụng Internet của NTD nông thôn ĐBSH rất tốt (biểu đồ 7), nhóm sử dụng hạn chế, chỉ khoảng 1%. Tỷ lệ người sử dụng Internet ở mức tốt và rất tốt là tương đối cao, lần lượt là 34% và 36%. Tuy nhiên, bên cạnh đó, số lượng người dùng biết cách sử dụng Internet ở mức độ bình thường vẫn còn rất lớn, khoảng 29%. Vì vậy, thị trường này là mảnh đất tiềm năng cho sự phát triển của TMĐT.

Dưới 10h 17%

10h- 20h 12%

20h- 30h 30h- 40h 16%

18%

40h- 50h 8%

Trên 50h 29%

1% 29%

34%

36%

Hạn chế Bình thường Tốt Rất tốt

41

3.2.2.3. Tầm quan trọng của việc sử dụng Internet đối với người tiêu dùng Biểu đồ 8: Tầm quan trọng của việc sử dụng Internet

đối với người tiêu dùng

Nguồn: Kết quả tổng hợp dữ liệu khảo sát

Hầu hết mọi người được khảo sát đều đưa ra nhận định đồng ý hoặc rất đồng ý với tầm quan trọng của việc sử dụng Internet; chiếm tỷ lệ khá cao từ 39% đồng ý và rất đồng ý là 43%. Cho thấy người dân nông thôn rất hay sử dụng Internet và dùng khá nhiều thời gian trên mạng. Số người thấy bình thường chiếm khoảng 16% có thể giải thích bằng việc họ vẫn duy trì lối sống truyền thống nên không đánh giá cao tầm quan trọng của việc sử dụng Internet. Nhóm người tỏ ra không đồng ý và rất không đồng ý là rất ít chỉ chiếm khoảng 1%. Qua đây nhóm nghiên cứu nhận thấy đối với NTD nông thôn khu vực ĐBSH hầu hết mọi người đều đồng ý với việc sử dụng Internet là quan trọng.

3.2.2.4. Tỉ lệ người dân mua sắm sản phẩm mới và sản phẩm có mùi thơm

Biểu đồ 9: Tỷ lệ người dân mua sản phẩm mới và sản phẩm có mùi thơm

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ khảo sát

Rất không đồng ý 1%

Không đồng ý

1% Bình thường 16%

Đồng ý 39%

Rất đồng ý 43%

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

6%

19%

75%

Người không mua sản phẩm mới Người phân vân mua sản phẩm mới Người tiêu dùng hay mua sản phẩm mới

7%

30%

63%

Người không mua sản phẩm có mùi hương

Người phân vân mua sản phẩm có mùi hương

Người tiêu dùng hay mua sản phẩm có mùi hương

42

Nhìn vào biểu đồ, dễ dàng nhận thấy, tỷ lệ người dân chọn mua các sản phẩm có mới (75%) và sản phẩm có mùi thơm (63%) là rất cao. Do đây là biến mà nhóm nghiên cứu đưa vào khác với các nghiên cứu trước nên nhóm có mô tả riêng để so sánh với kết quả kiểm định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tiêu dùng nông thôn đồng bằng sông hồng với việc mua sắm trực tuyến (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)