Thu thập thông tin và xử lý thông tin

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động tín dụng tại nhtmcp quân đội chi nhánh thăng long (Trang 29 - 32)

Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM

1.4. Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại NHTM

1.4.2. Thu thập thông tin và xử lý thông tin

Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi " nguồn thông tin, thông tin từ nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin từ bên ngoài, từ những thông tin số lượng đến những thông tin giá trị, từ những thông tin lượng hoá được đến những thông tin không lượng hoá được.

1.4.2.1. Thông tin tài chính.

Để có được nguồn thông tin tài chính, cần thu thập các kế hoạch tài chính chi tiết và tổng hợp, các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, các tài liệu kế toán chi tiết có liên quan. Cụ thể là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, bản thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo vốn chủ sở hữu.

1.4.2.2. Thông tin phi tài chính.

Sự phát triển của doanh nghiệp do tác động của nhiều nhân tố trong và ngoài doanh nghiệp. Phân tích tài chính là việc phân tích hướng tới tương lai của doanh nghiệp. Bởi vậy, ngoài các thông tin tài chính hiện tại và quá khứ, việc phân tích tài chính DN phải sử dụng rất nhiều thông tin phi tài chính khác: Thông tin về môi trường chung về kinh tế, chính trị, luật pháp...thông tin về ngành mà DN đang hoạt động, thông tin về doanh nghiệp.

Các thông tin chung.

Là những thông tin về môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp có liên quan đến cơ hội kinh doanh của một doanh nghiệp như:

Sự tăng trưởng hay suy thoái của một nền kinh tế. Chẳng hạn, khi cơ hội thuận lợi, các hoạt động của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận cũng như giá cổ phiếu trên thị trường sẽ tăng lên và ngược lại. Khi phân tích, điều quan trọng là phải nhận thấy sự xuất hiện của cơ hội mang tính chu kỳ, qua giai đoạn tăng trưởng sẽ đến giai đoạn suy thoái và ngược lại.

Sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp:

biện pháp giúp đỡ tài chính; chính sách thuế khoá, chính sách tiên tệ; quy định giá cả bắt buộc, chính sách ưu đãi...

Các thông tin theo ngành kinh tế (theo lĩnh vực hoạt động).

Lĩnh vực hoạt động là tập hợp các doanh nghiệp cùng thực hiện các hoạt động chính như nhau. Khi phân tích tài chính doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong cùng một ngành cần phải chú ý đến một số tiêu chí phi tài chính như sau:

- Đăc điểm kinh doanh của ngành.

- Khả năng cạnh tranh trong ngành.

- Rào cản gia nhập ngành.

- Các đối thủ cạnh tranh trong ngành (cạnh tranh trực tiếp).

- Sự đe dọa của các ngành thay thế (cạnh tranh gián tiếp).

Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành là đặt sự phát triển của DN trong mối liên hệ với hoạt động chung của ngành kinh doanh.

Nghiên cứu theo ngành cần thấy được đặc điểm kinh doanh của ngành có liên quan đến:

- Sản phẩm:

+ Tính chất của sản phẩm: đã chế biến hay nguyên vật liệu thô; giá trị gia tăng nhiều hay ít; thiết yếu hay thông thường, có mặt hàng thay thế không; tính phức tạp hay đơn giản của quy trình sản xuất...

+ Chu kỳ phát triển của các sản phẩm trong ngành.

- Công nghệ: Tình trạng hiện tại, khả năng đổi mới công nghệ của ngành.

- Xu thế biến động của ngành (tăng trưởng, suy thoái hay bão hoà).

- Áp lực trong cạnh tranh: bằng việc phân tích nguy cơ ngành có đối thủ cạnh tranh mới, mức cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành, của sản phẩm thay thế...

Các thông tin về doanh nghiệp

- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Hình thức sở hữu vốn, hội thức hoạt động thâm niên, quy mô của doanh nghiệp.

- Cơ cấu tổ chức

Giá trị của DN gắn bó chặt chẽ với giá trị của những người làm việc lại DN.

Đặc biệt DN càng nhỏ càng phụ thuộc vào những người làm việc tại DN.

Chủ doanh nghiệp: Cần tìm kiếm thông tin về phương diện cá nhân như tuổi, tình hình gia đình, nguồn gốc đào tạo, con đường tiến tới trách nhiệm, nhân cách đạo đức, thái độ, sức khoẻ... Về người thừa kế như khung cán bộ hay sự hình thành

ê kíp lãnh đạo, việc tuyển lựa đề bạt. Về nhân viên như kết cấu lao động, trình độ lành nghề, bầu không khí tập thể, việc thay thế nhân viên...

- Mục tiêu của các nhà lãnh đạo; tăng trưởng mạnh doanh thu sẽ kéo theo tăng chi phí quảng cáo, tăng phải thu do tăng điều kiện ưu đãi để khuyến khích bán hàng, tăng lượng hàng tồn kho để đáp ứng các đơn đặt hàng lớn...

- Sản phẩm của doanh nghiệp như doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gì, vị trí sản phẩm trên thị trường, mức độ đa dạng hoá sản phẩm trong doanh nghiệp, chu kỳ sống của các sản phẩm đó.

- Thị trường của các sản phẩm trong doanh nghiệp mang tính chất quốc tế hay nội địa, thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh cũng như tính ổn định của thị trường...

- Chính sách của doanh nghiệp để tăng cường và bảo vệ vị trí của mình +Chính sách dự trữ vật tư, hàng hoá

+ Chính sách bán hàng, chính sách giá cả, chính sách khách hàng + Chính sách quảng cáo, giới thiệu mặt hàng...

Chất lượng công tác phân tích phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các thông tin thu thập được. Bởi vậy, trước khi phân tích nhà phân tích phải kiểm tra tính hợp pháp của tài liệu chứa đựng thông tin (trình tự lập, ban hành, người lập, cấp thẩm quyền phê duyệt...) cũng như độ tin cậy của nguồn thông tin thu thập được: tính nhất trí của cùng một thông tin xe toán trên các tài liệu khác nhau, tính trung thực hợp lý của các thông tin kế toán...

Phạm vi kiểm tra không chỉ giới hạn ở các tài liệu trực tiếp làm căn cứ phân tích mà cả các tài liệu khác có liên quan, đặc biệt là các tài liệu gốc.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động tín dụng tại nhtmcp quân đội chi nhánh thăng long (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)