PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM VIỄN ĐÔNG
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM VIỄN ĐÔNG
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
Chế độ kế toán: Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Viễn Đông áp dụng chế độ kế toán theo quyết định QĐ15/2006QĐ-BTC, ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính.
Kỳ kế toán năm
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kỳ kế toán: đồng Việt Nam.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng.
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: theo chuẩn mực 14 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán của Công ty thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán và nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ chứng từ theo quyết định 15. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán tại Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Viễn Đông:
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Chỉ tiêu tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, các chứng từ liên quan đến Ngân hàng như Giấy báo Nợ, Giấy báo Có…
Chỉ tiêu tiền lương: Bảng chấm công, giấy đi đường, giấy đề nghị thanh toán, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng…
Chỉ tiêu hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ…
Chỉ tiêu TSCĐ: Hóa đơn GTGT, Biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, thẻ TSCĐ…
Chỉ tiêu bán hàng: Hợp đồng kinh tế, Hóa đơn GTGT, …
Tất cả các chứng từ kế toán do công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của công ty. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng nhứng chứng từ đó ghi sổ kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty:
Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Tổng giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;
Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo QĐ15/2006QĐ-BTC.
Hệ thống một số tài khoản tại Công ty:
TK nhóm 1: TK 111, TK 112, TK 131, TK 133, TK 141, TK 156…
TK nhóm 2: TK 211, TK 213, TK 214…
TK nhóm 3: TK 311, TK 331, TK 334, TK 338, TK 341, 353 TK nhóm 4: TK 411, TK 412, TK 414, TK 421
TK nhóm 5: TK 511, TK 515, TK 521, TK 531, TK 532 TK nhóm 6: TK 632, TK 641, TK 642
Chuyên đề thực tập cuối khóa
TK nhóm 8: TK 811 TK nhóm 9: TK 911
Một số tài khoản được mở chi tiết như: TK 112, TK 511, TK 421. Cụ thể:
TK 112: Tiền gửi ngân hàng TK 1121: Tiền Việt Nam
TK 11211: Tiền Việt Nam - Ngân hàng Techcombank Thăng Long TK 11212: Tiền Việt Nam - Ngân hàng MB Điện Biên Phủ
TK 11213: Tiền Việt Nam Ngân hàng ACB - Phòng giao dịch Hoàng Cầu
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
TK 51111: Doanh thu bán hàng hóa Hà Nội
TK 51112: Doanh thu bán hàng hóa Chi nhánh Đà Nẵng TK 51113: Doanh thu bán hàng hóa Chi nhánh Hồ Chí Minh
Tương tự TK 5111, TK 4212 cũng được mở chi tiết cho từng chi nhánh của Công ty.
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hiện nay, Công ty dùng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Kế toán của công ty thực hiện công việc trên máy tính thông qua phần mềm kế toán EFFECT.
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Sơ đồ 2-2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu
Hàng ngày, khi các nghiệp vụ phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ, hợp lý, kế toán nhập dữ liệu vào máy, chương trình tự động thực hiện vào sổ Nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết. Cuối tháng, chương trình tự động ghi sổ và lên các báo cáo, biểu tổng hợp, lập các bút toán, kết chuyển, phân bổ, chương trình kế toán tự động chuyển số liệu từ sổ kế toán chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh, chuyển số liệu từ sổ Nhật ký chung vào Sổ cái tài khoản rồi vào Bảng cân đối số phát sinh. Đồng thời, cuối kỳ, kế toán tổng hợp phải đối chiếu số liệu trên Sổ cái với Sổ theo dõi của kế toán chi tiết.
Từ bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh là căn cứ để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác.
Giao diện phần mềm kế toán như sau:
Chứng từ gốc
Nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết SỔ CÁI
Bảng cân đối số phát sinh Sổ quỹ
BÁO CÁO KẾ TOÁN
Chuyên đề thực tập cuối khóa
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được lập tuân thủ theo
QĐ15/2006QĐ-BTC của Bộ Tài Chính. Báo cáo tài chính của Công ty được lập vào cuối niên độ kế toán và nộp cho cơ quan thuế, cơ quan nhà nước đúng thời gian quy định.
Kỳ lập báo cáo tài chính: năm.
Nơi nộp báo cáo tài chính: Chi cục Thuế Quận Ba Đình.
Hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Công tác kế toán quản trị chưa được chú trọng.
Chuyên đề thực tập cuối khóa