CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY
2.2 Th ực trạng kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong Kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng Ki ểm toán và Định giá ATC thực hiện
2.2.2 L ập kế hoạch đối với kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước
Chu trình kiểm toán khoản mục CPTT trong Kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC cũng được thực hiện theo các bước đã được nêu tại Chương 1. Để lấy dẫn chứng thực tế cho quy trình kiểm toán khoản mục CPTT của Công ty ATC, em xin phép được lấy số liệu của Công ty TNHH XYZ - một trong những khách hàng được kiểm toán bởi ATC cho BCTC của năm tài chính từ 1/1/2020 đến 31/12/2020. Công ty ATC cũng là đơn vị thực hiện kiểm toán BCTC cho Công ty TNHH XYZ trong năm 2019.
2.2.2.1 . Thông tin chung về khách hàng XYZ
Thông tin chung: Công ty TNHH XYZ (“Công ty”) được thành lập vào tháng 6 năm 2019.
Ngành nghề kinh doanh chính của XYZ là sản xuất các loại bánh, thức ăn chế biến sẵn, đồ uống không cồn, nước khoáng; bán buôn – bán lẻ các loại hình thực phẩm;
các nhà hàng và chuỗi cung cấp dịch vụ ăn uống; hoạt động tư vấn quản lý.
2.2.2.2 . Bố trí nhân sự cuộc kiểm toán
Do công ty ATC cũng đã thực hiện kiểm toán BCTC cho Công ty XYZ trong năm 2019 nên ATC cũng đã nắm được phần nào về đặc điểm kinh doanh, kiểm soát
nội bộ và các vấn đề tồn tại của Công ty XYZ. Dựa trên hợp đồng kiểm toán, nhân sự cuộc kiểm toán được sắp xếp gồm 4 thành viên, trong đó có 2 thành viên đã trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán BCTC cho công ty XYZ năm 2019.
Bảng 2.2: Bố trí nhân sự kiểm toán Công ty TNHH XYZ
STT Họ tên Tag Chức danh
1 Đặng Thị Quỳnh Trang ĐQT KTV – Trưởng nhóm kiểm toán
2 Mai Thùy Dung MTD Trợ lý kiểm toán
3 Vũ Thị Thúy Hường VTH Trợ lý kiểm toán 4 Lê Nguyên Phương LNP Trợ lý kiểm toán
Ngoài ra, cuộc kiểm toán còn trải qua 3 cấp soát xét:
5 Phạm Thị Khánh Hòa PKH Soát xét cấp KTV
6 Tạ Quốc Huy TQH KTV kiểm soát chất lượng 7 Phan Thanh Quân PTQ KTV – Soát xét cấp BGĐ
(Nguồn: Giấy tờ làm việc cuộc kiểm toán Công ty TNHH XYZ – 2020) Trước đó, các thành viên này đều được kiểm tra và xác minh tính độc lập liên quan tới Công ty XYZ.
Ở ATC, các cuộc kiểm toán thường được thực hiện theo phương pháp kiểm toán từng khoản mục. Trưởng nhóm kiểm toán dựa trên kinh nghiệm và xét đoán chuyên môn của mình sẽ thực hiện đánh giá chung về các khoản mục trên BCTC và tiến hành phân công công việc cho các thành viên. Những khoản mục phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro sẽ được phân công cho các KTV dày dạn kinh nghiệm hơn.
Sau khi hoàn thành các phần hành được giao, các trợ lý KTV sẽ tổng hợp các sai sót đã phát hiện và giấy tờ làm việc gửi lại cho trưởng nhóm.
2.2.2.3 . Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH XYZ
Công ty XYZ được thành lập từ năm 2019, trong hai năm đầu tiên hoạt động, công ty đều chọn ATC làm đơn vị thực hiện kiểm toán BCTC. Trong quá trình tìm hiểu hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán
điểm, nội dung, mục đích của các tài liệu được sử dụng. Các nhân sự của công ty tham gia vào chu trình thiết kế và thực hiện hệ thống KSNB cần được ghi lại chi tiết tên và chức vụ nhằm xác định các kiểm soát có được tuân thủ và xử lý đúng thẩm quyền hay không.
Để đánh giá rủi ro và thu thập bằng chứng để đánh giá xem các quy định về KSNB do BGĐ đưa ra có được tuân thủ không, KTV thực hiện các thủ tục:
• Quan sát, điều tra, tái hiện lại việc áp dụng các kiểm soát;
• Phỏng vấn Ban Giám đốc, Ban Quản trị - người thiết kế kiểm soát;
• Phỏng vấn các nhân viên làm việc tại đơn vị được kiểm toán - người thực hiện các kiểm soát;
• Kiểm tra các tài liệu về kiểm soát nội bộ, các biên bản họp hội đồng, họp Ban giám đốc công ty.
• Đọc các tài liệu, hồ sơ quy định về các kiểm soát tại đơn vị.
• Thực hiện “Walkthrough test - kiểm tra từng bước quy trình”.
Sau khi thực hiện các bước công việc trên, KTV hoàn thiện bảng câu hỏi về KSNB của đơn vị như sau:
Qua tìm hiểu, KTV nhận thấy rằng hệ thống KSNB liên quan tới khoản mục CPTT của đơn vị được thiết kế và thực hiện khá tốt. Chính sách kế toán công ty XYZ sử dụng để hạch toán CPTT trong năm tài chính 2020 nhất quán với năm 2019. Từ đó, KTV kết luận rằng mức độ rủi ro của khoản mục CPTT ở mức rủi ro trung bình.
2.2.2.4 . Xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán a. Xác định mức trọng yếu
Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện xác định mức trọng yếu qua 6 bước sau:
Bước 1: Xác định tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu
Việc xác định tiêu chỉ để ước tính mức trọng yếu phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của đại bộ phận đối tượng sử dụng thông tin tài chính. Công ty TNHH XYZ không phải là một doanh nghiệp niêm yết nên người sử dụng và quan tâm tới BCTC của công ty XYZ chủ yếu là nhà đầu tư và cơ quan nhà nước. Vì vậy, theo (Nguồn: Giấy tờ làm việc cuộc kiểm toán Công ty TNHH XYZ – 2020)
mục chứa đựng nhiều rủi ro. Từ đó, KTV đã lựa chọn khoản mục lợi nhuận trước thuế làm chỉ tiêu phù hợp để xác định mức trọng yếu.
Bước 2: Lựa chọn tỷ lệ tương ứng của biểu để xác định mức trọng yếu tổng thể Đối với đa số các tổ chức kinh doanh, lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục (5% đến 10%) thường được dùng trên thực tế vì có ảnh hưởng lớn nhất đến người sử dụng BCTC. Trong cuộc kiểm toán công ty XYZ, KTV cũng chọn tỷ lệ này để xác định mức trọng yếu tổng thể, cụ thể là 8% lợi nhuận trước thuế.
Bước 3: Thực hiện so sánh mức trọng yếu tổng thể đã được xác định với mức trọng yếu tổng thể của cuộc kiểm toán năm trước
Công ty XYZ được thành lập từ tháng 6 năm 2019, trong năm 2019 công ty chỉ có doanh thu của 6 tháng hoạt động. Do đó, mức trọng yếu tổng thể cho cuộc kiểm toán BCTC năm 2020 phải được xác định cao hơn đáng kể so với năm 2019.
Bước 4: Xác định mức trọng yếu thực hiện
Mức trọng yếu thực hiện được xác định là 70% so với mức trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên. Mức trọng yếu thực hiện là tiền đề để quyết định phạm vi của cuộc kiểm toán. Từ mức trọng yếu này, trưởng nhóm kiểm toán có thể giới hạn nội dung, sắp xếp lịch trình để thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết. Mức trọng yếu thực hiện này được áp dụng với một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh. Số dư khoản mục CPTT và các giao dịch liên quan tới khoản mục CPTT cũng sẽ được áp dụng mức trọng yếu thực hiện này để hạn chế các rủi ro xuất hiện sai sót trọng yếu tới mức độ thấp hợp lý.
Bước 5: Xác định Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua
Trong cuộc kiểm toán BCTC của Công ty TNHH XYZ cho BCTC kết thúc ngày 31/12/2020, KTV chọn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua bằng 5% mức trọng yếu tổng thể.
Theo đánh giá của trưởng nhóm KTV, mức 5% mức trọng yếu tổng thể này là mức sai sót không đáng kể, không ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính trên các khía cạnh trọng yếu.
Bước 6: Đánh giá lại về mức trọng yếu
Mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện thường được đánh giá trước khi thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên, khi kết thúc cuộc kiểm toán, nếu tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá lớn, KTV sẽ phải thực hiện xác định lại mức trọng yếu.
Mức trọng yếu được áp dụng cho khoản mục CPTT cũng là mức trọng yếu được tổng hợp tại bảng dưới đây. Tuy nhiên, trong cuộc kiểm toán BCTC của XYZ, mức trọng yếu đã được xác định khi lập kế hoạch là phù hợp, không cần thiết phải sửa đổi.
Bảng 2.4: Xác định các mức trọng yếu áp dụng cho cuộc kiểm toán BCTC năm 2020 của Công ty TNHH XYZ
Lợi nhuận trước thuế 6.126.027.204
Mức trọng yếu tổng thể = Lợi nhuận trước thuế x 8%
490.082.176
Mức trọng yếu thực hiện = Mức trọng yếu tổng thể x 70%
343.057.523 Ngưỡng sai sót không
đáng kể
= Mức trọng yếu tổng thể x 5%
24.504.109
(Nguồn: Giấy tờ làm việc cuộc kiểm toán Công ty TNHH XYZ – 2020)
b. Đánh giá rủi ro đối với khoản mục CPTT Bước 1: Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Giấy làm việc bổ sung để đánh giá rủi ro liên quan tới khoản mục CPTT (sử dụng phương pháp cho điểm số) được thực hiện trong bảng sau:
Bảng 2.5: Bảng đánh giá rủi ro khoản mục CPTT
(Nguồn: Giấy tờ làm việc cuộc kiểm toán Công ty TNHH XYZ – 2020) Bước 2: Đánh giá rủi ro kiểm soát
Đã được mô tả chi tiết trong mục 2.2.2.3 Đánh giá hệ thống KSNB của Công ty XYZ
Bước 3: Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu
Sau bước đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng, KTV sẽ kết hợp hai mức rủi ro này đồng thời xem xét các yếu tố có liên quan đến đơn vị được kiểm toán như: các sai sót đã từng xuất hiện trong cuộc kiểm toán năm trước; mức độ nhạy cảm của các khoản mục tài sản và NPT đối với gian lận; khả năng gian lận của BGĐ, trưởng nhóm KTV đưa ra kết luận không có rủi ro cụ thể cho khoản mục CPTT của Công ty XYZ.
2.2.2.5 . Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước
Bảng 2.6: Mục tiêu xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục CPTT
STT Nội dung Cơ sở dẫn liệu
1 Đảm bảo tất cả khoản CPTT, tài sản khác ngắn hạn, dài hạn ghi nhận trong sổ cái là hiện hữu tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
Tính hiện hữu
2 Đảm bảo đơn vị sở hữu, hoặc có quyền hợp pháp đối với tất cả các khoản CPTT, tài sản khác ngắn hạn, dài hạn ghi trong sổ cái tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Tất cả các khoản này không có hạn chế về quyền sử dụng, quyền sở hữu, hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác hoặc, nếu không, những hạn chế về quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác phải được xác định và thuyết minh trong BCTC.
Quyền và nghĩa vụ
3 Đảm bảo các khoản CPTT, tài sản khác ngắn hạn, dài hạn được ghi nhận đầy đủ và phân loại phù hợp.
Tính đầy đủ, tính hiện hữu, đánh giá 4 Đảm bảo các khoản CPTT, tài sản khác ngắn hạn, dài hạn
bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hối đoái phù hợp.
Đánh giá
5 Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan đến các khoản CPTT, tài sản khác ngắn hạn, dài hạn được lập chính xác và các thông tin này được trình bày và mô tả hợp lý.
Trình bày và thuyết minh