Các hình thức kế toán

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh giải pháp thương hiệu adina việt nam (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG, CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.4 Các hình thức kế toán

1.4.1 Hình thức ghi sổ nhật ký chung

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu tên sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu là: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái, các sổ kế toán chi tiết

Đây là mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện, thuận tiện cho việc phân công kế toán. Hình thức ghi sổ nhật ký chung được dùng phổ biến, thuận tiện cho việc ứng dụng tin học và sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán.

1.4.2 Hình thức ghi sổ nhật ký – sổ cái

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Sổ nhật ký – Sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ nhật ký – sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức sổ nhật ký – sổ cái gồm có các loại sổ kế toán là:

Nhật ký – Sổ cái, các sổ kế toán chi tiết

Ưu điểm của hình thức này là số lượng sổ không nhiều, vì vậy giúp cho việc ghi chép nhanh gọn và giản đơn hơn, nhân viên kế toán không cần trình độ cao vẫn dễ dàng làm được, dễ theo dõi cân đối phát sinh và dễ tìm ra các sai sót nếu có.

Nhược điểm của hình thức này là mọi tài khoản đều ghi trên 1 sổ duy nhất nên hơi bất tiện, mọi nghiệp vụ đều ghi cùng một chỗ nên khó phân việc cho các nhân viên kế toán, việc in ấn sổ NKSC phức tạp và mất thời gian, các doanh nghiệp lớn có nhiều tài

32

khoản khó mà sử dụng. Hình thức NKSC phù hợp với doanh nghiệp loại nhỏ, doanh nghiệp vừa và lớn không nên sử dụng.

1.4.3 Hình thức chứng từ ghi sổ

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Hình thức chứng từ ghi sổ không cần ghi chép nhiều như những hình thức ghi sổ kế toán khác, sổ sách dễ làm, dễ kiểm tra và đối chiếu. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi các nhân viên kế toán phải có trình độ đồng đều , nếu không rất dễ xảy ra sai sót. Hình thức chứng từ ghi sổ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn, nơi có đội ngũ kế toán có trình độ và nhiều nghiệp vụ phát sinh

1.4.4 Hình thức ghi sổ trên máy vi tính

Đặc trưng của hình thức ghi sổ trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong ba hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán theo quy định. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải được in đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

33

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Kế toán bán hàng, CCDV và xác định kết quả HĐKD đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp thương mại. Dựa vào số liệu kế toán, các nhà quản trị sẽ biết được tình hình hoạt động của mình, từ đó đưa ra các chiến lược trong tương lai nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực và tối đa hóa lợi nhuận. Để có số liệu chính xác cung cấp cho nhà quản trị, kế toán của doanh nghiệp cần nắm rõ nội dung, tài khoản sử dụng, cách hạch toán, chứng từ phù hợp trong hoạt động bán hàng, CCDV và xác định kết quả HĐKD.

Chính vì thế, chương I của khóa luận đã trình bày đầy đủ, rõ nét về những khái niệm cơ bản, những vấn đề chung cũng như cách hạch toán, tài khoản sử dụng, chứng từ cần thiết để theo dõi biến động của các nghiệp vụ bán hàng, CCDV và xác định kết quả HĐKD một cách đúng đắn. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá thực trạng kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ và xác định KQHĐKD tại Công ty TNHH Giải pháp thương hiệu ADINA ở chương II và gợi ý các giải pháp hoàn thiện ở chương III.

34

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh giải pháp thương hiệu adina việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)