Khởi nghĩa Tây Sơn là khởi nghĩa nông dân duy nhất giành thắng lợi: vừa lật đổ các triều đại phong kiến phản động, xây dựng lên triều

Một phần của tài liệu Phân tích những kết quả theo em phong trào nông dân trong lịch sử trung đại Việt Nam đã đạt được (Trang 27 - 31)

lợi: vừa lật đổ các triều đại phong kiến phản động, xây dựng lên triều đại tiến bộ; vừa bảo vệ độc lập dân tộc.

Tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân: thế kỉ XIV, XVI- XVII và nửa đầu thế kỉ XVIII đều thất bại, đều bị giai cấp thống trị đàn áp. Duy chỉ có khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là giành được thắng lợi. Thắng lợi của khởi nghĩa Tây Sơn là thắng lợi vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính dân tộc, thắng lợi của truyền thống đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột giai cấp của nông dân Việt Nam.

Có thể nói biết bao cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra trong lịch sử dù lớn, dù nhỏ cuối cùng đều đi đến thất bại nhưng nó đã hun đúc ý chí, để lại kinh nghiệm và dọn đường cho phong trào nông dân Tây Sơn thắng lợi.

Thắng lợi ở đây thể hiện ở hai phương diện: lật đổ được các chính quyền phong kiến phản động (tức thủ tiêu những thế lực đã gây ra nạn chia cắt và là những trở lực lớn nhất trên con đường khôi phục quốc gia thống nhất), thiết lập chính quyền mới tiến bộ- chính quyền Tây Sơn; bảo vệ độc lập dân tộc trước nạn ngoại xâm.

Các cuộc khởi nghĩa nông dân trong lịch sử từng tấn công vào tận chính quyền phong kiến cấp trung ương (triều đình), nhưng chỉ giành chính quyền trong một thời gian ngắn rồi lại bị quân đội triều đình đàn áp (khởi nghĩa của Trần Cảo), nhưng khởi nghĩa Tây Sơn sau khi lật đổ được các tập đoàn

phong kiến thống trị phản động đã tiến lên xây dựng chính quyền mới, đem lại lợi ích cho người nông dân.

- Khởi nghĩa Tây Sơn đã lật đổ được các triều đại phong kiến phản động, xây

dựng lên triều đại tiến bộ.

Bước sang thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào suy yếu khủng hoảng trầm trọng (ở Đàng Trong cuộc khủng hoảng nổ ra muộn hơn), đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, lầm than. Ở Đàng Ngoài, giai cấp thống trị với những chính sách thiển cận mù quáng, bảo vệ lợi ích của mình, đã đi ngược lại với lợi ích chung của nhân dân. Ở Đàng Trong, từ chúa Nguyễn Phúc Khoát trở đi, giai cấp thống trị ngày càng ăn chơi sa đoạ, bộ máy quan liêu thối nát, ăn bám nhân dân vô cùng nặng nề, kìm hãm sự phát triển của xã hội, là một tai hoạ của nhân dân lao động.

Chính tập đoàn phong kiến Trịnh- Nguyễn đã phá hủy quốc gia thống nhất, làm cho nạn chia cắt đất nước gay gắt và nghiêm trọng hơn. Nhiệm vụ của khởi nghĩa nông dân bấy giờ là phải thủ tiêu các tập đoàn phong kiến phản động, thống nhất đất nước.

Trong bối cảnh đó phong trào nông dân Tây Sơn đã nổ ra và đáp ứng được yêu cầu lịch sử. Sau 15 năm khởi nghĩa, đánh Nam, dẹp Bắc, quân Tây Sơn ngày càng lớn mạnh và hoàn thành một sự nghiệp giai cấp to lớn: đánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị Nguyễn, Trịnh, Lê, làm chủ cả đất nước, xoá bỏ sự bóc lột hà khắc của bọn vua quan phong kiến phản động, xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, thủ tiêu được những trở ngại lớn nhất cho việc thống nhất quốc gia và dọn đường đi đến thống nhất quốc gia.

Không chỉ dừng lại ở đó, Quang Trung còn lập ra chính quyền mới, ban hành những chính sách tiến bộ. Quang Trung từng viết trong tờ chiếu khi lên ngôi: “Trẫm là kẻ áo vải đất Tây Sơn, không có một tấc đất, tự nghĩ mình tài

đức không theo kịp cổ nhân mà đất đai rộng lớn như thế, nghĩ đến việc cai quản như cầm dây cương mục mà dong sáu ngựa…”. Quang Trung ra chính

sách “khuyến học”, “cầu hiền tài”, mở rộng chế độ học tập, thi cử.

Trên cơ sở tăng cường và củng cố hoạt động của bộ máy nhà nước trung ương tập trung mạnh, Nhà nước Quang Trung đã thực hiện được chức năng quan trọng đối với xã hội là tập hợp được các lực lượng tích cực trong toàn đất nước, ổn định tình hình chính trị, xã hội, củng cố được nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, từng bước phục hưng và phát triển văn hóa, giáo dục, kinh tế.

Quang Trung xây dựng một quân đội mạnh, củng cố quốc phòng. Với một lực lượng quân đội mạnh, Quang Trung đã trấn áp được các thế lực phong kiến phản động, bảo vệ được chính quyền mới và có cơ sở để thực hiện chính sách đối ngoại tích cực, kiên quyết bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Về kinh tế, ban hành “chiếu khuyến nông”, hạ lệnh cho tất cả dân phiêu tán trở về quê cũ làm ăn, khuyến khích công thương nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho việc lưu thông được thuận lợi, không chỉ trong nước mà với cả nước ngoài.

Về văn hóa giáo dục: Quang Trung rất đề cao chữ Nôm. Chữ Nôm được đưa vào khoa cử, trở thành văn tự chính thức của quốc gia. Những chính sách văn hóa của Quang Trung chứng tỏ ông có hoài bão xây dựng một nền nghệ thuật, giáo dục đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao ý thức độc lập tự chủ cho nhân dân.

Mặc dù vương triều Tây Sơn không tồn tại được lâu dài và trên thực tế những cải cách của Quang Trung chưa thực hiện được bao nhiêu, nhưng cần phải khẳng định, những chính sách của vương triều Tây Sơn do vua

Quang Trung đứng đầu trên tất cả các mặt đều hướng đến mục đích củng cố sự thống nhất toàn vẹn của đất nước.

- Bảo vệ độc lập dân tộc.

Phong trào nông dân Tây Sơn không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ đấu tranh chống chế độ phong kiến, lật đổ các tập đoàn thống trị phong kiến, thống nhất đất nước mà còn tiến lên làm nhiệm vụ dân tộc, đánh bại kẻ thù xâm lược từ phương Bắc đến, từ phương Nam lên.

Từ một cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột nhằm giành cơm áo, cuộc sống cho nông dân, phong trào Tây Sơn đã thực sự phát triển thành một phong trào quật khởi rung trời chuyển đất của cả dân tộc, nó không chỉ dừng lại trong phạm vi cuộc đấu tranh giai cấp mà đã tiến lên làm nhiệm vụ dân tộc, giải phóng đất nước khỏi nạn ngoại xâm.

Năm 1777, quân Tây Sơn đánh bại được chúa Nguyễn, chỉ có Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát. Năm 1779, Nguyễn Ánh chiếm được Gia Định. Nguyễn Huệ đã nhiều lần cho quân đánh vào Gia Định. Sau thất bại thảm hại năm 1783, Nguyễn Ánh đã cầu viện vua Xiêm. Lợi dụng cơ hội này, vua Xiêm đã cử 5 vạn quân sang xâm lược nước ta (1784). Nguyễn Huệ cho lập phòng tuyến từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, tiêu diệt được quân Xiêm vào năm 1785.

Như đã nói ở trên, vua Lê Chiêu Thống vì muốn đòi lại quyền hành đã cầu đến sự giúp đỡ của nhà Thanh. 10/1788, vua Càn Long đã cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta. Nguyễn Huệ nhận được tin, lập tức lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung. Quang Trung đã khéo léo chọn thời điểm Tết Kỷ Dậu năm 1789 tấn công quân địch, đánh bại hoàn toàn quân Thanh.

Hai chiến công trên là hai đóng góp vô cùng của to lớn của phong trào Tây Sơn nói chung, Nguyễn Huệ nói riêng trong lịch sử. Việc làm của Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống đã đe dọa trực tiếp đến nền thống nhất quốc gia vì vào thời điểm này, cả Xiêm và Thanh đều có ý đồ bành trướng quyền lực ra bên ngoài. Một quốc gia không thể thống nhất khi độc lập bị mất. Tây Sơn đã tiêu diệt được các thế lực xâm lược, bảo vệ được độc lập dân tộc, củng cố quốc gia thống nhất.

Như vậy, khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi là kết quả đấu tranh của nông dân Việt Nam thế kỉ XVIII nói riêng và trong suốt thời trung đại nói chung, là thắng lợi duy nhất mà người nông dân đạt được xét trên phương diện đấu tranh giai cấp.

Một phần của tài liệu Phân tích những kết quả theo em phong trào nông dân trong lịch sử trung đại Việt Nam đã đạt được (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w