Đánh giá thực trạng hàm lượng arsen trên toàn đị a bàn thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 82 - 85)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm arsen trong nước ngầm tại Thành phố Thái Nguyên

3.3.5. Đánh giá thực trạng hàm lượng arsen trên toàn đị a bàn thành phố Thái Nguyên

Tại thành phố Thái Nguyên qua kết quả phân tích và được tổng hợp lại tại các bảng 3.11, bảng 3.12, bảng 3.13 và bảng 3.14 cho thấy: Trong 168 mẫu nước ngầm tại 168 điểm giếng trên toàn thành phố Thái Nguyên có tổng số 159/168 (94,6%) mẫu nước có hàm lượng As < 0,01 mg/l; 08/168 (4,8%) mẫu có hàm lượng As trong khoảng 0,001 - 0,05 mg/l - ô nhiễm As ở mức I so với QCVN 02: 2009/BYT đó là các mẫu nước NG75 tại phường Gia Sàng, NG80 tại phường Tân Thịnh, NG163 và NG165 tại xã Quyết Thắng, NG159 tại xã Thịnh Đức, NG98 tại phường Tích lương và NG128 tại phường Hương Sơn; 01/168 (0,6%) mẫu có hàm lượng As > 0,05 mg/l - bị ô nhiễm nặng, vượt giới hạn cho phép của QCVN 09: 2008/BTNMT, đó là mẫu nước NG121 tại phường trung Thành. Trong đó thì phường Trung Thành có hàm lượng As trung bình trong nước ngầm cao nhất trong tất các phường/xã, tiếp đến là Đồng Quang, xã Quyết Thắng, xã Thịnh Đức, các phường còn lại có hàm lượng As trung bình rất thấp.

0.002 0.003 0.002

0.005

0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06

Khu vực phía Bắc

Khu vực Trung Tâm

Khu vực phía Tây

Khu vực phía Nam

Địa điểm

Hàm lưng As (mg/l)

Hàm lượng As QCVN09 QCVN02: Mức I 0.06

0.05 0.04 0.03 0.02 0.01 0

Hình 3.7: Biu đồ th hin hàm lượng As trong nước ngm ti các khu vc trên địa bàn thành ph Thái Nguyên

Kết quả nghiên cứu tại 28 phường/xã của thành phố Thái Nguyên cho thấy trong 168 mẫu nghiên cứu thì hàm lượng As trung bình trong nước ngầm khu vực phía Nam thành phố Thái Nguyên là cao nhất trong 4 khu vực nghiên cứu và bằng 0,005 mg/l, tiếp đó là khu vực Trung Tâm với hàm lượng As trung bình trong nước ngầm bằng 0,003 mg/l, tại khu vực phía Tây và phía Nam thành phố hàm lượng đó chỉ là 0,002 mg/l.

Theo TCVN: 5944 - 1995, QCVN 09: 2008/BTNMT ta thấy cả 4 khu vực đều có hàm lượng As trung bình thấp dưới ngưỡng cho phép. Căn cứ theo QCVN 02: 2009/BYT để dùng cho mục đích sinh hoạt thì khu vực phía Nam có hàm lượng As trung bình cao gần bằng mức giới hạn tối đa cho phép I, các khu vực còn lại có hàm lượng As trung bình thấp dưới ngưỡng cho phép.

Như vậy, có thể thấy rằng địa bàn thành phố Thái Nguyên đã có dấu hiệu ô nhiễm As trong nước ngầm ở một số điểm giếng được nghiên cứu, điển hình là khu vực phía Nam, tiếp đến là khu trung tâm thành phố. Để có thể kết luận một cách chính xác hơn chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu tại các điểm ô nhiễm theo kết quả kiểm tra đợt tháng 12/2011. Kết quả phân tích lần 2 với 9 mẫu ô nhiễm được thể hiện ở bảng 3.15.

Bng 3.15: Hàm lượng As trong nước ngm ln hai ti các đim giếng b ô nhim As theo kết qu phân tích ln 1 (Tổng số mẫu: 09 mẫu)

Hàm lượng As (mg/l) Tên

mẫu Tên chủ hộ Địa điểm

Lần 1 Lần 2 NG75 Chu Văn Thắng Tổ 2, P. Gia Sàng 0,016 0,010 NG80 Bàng Tuấn Ngọc Tổ 8, P. Tân Thịnh 0,013 0,010 NG86 Nguyễn Quyết Việt Tổ 16, P. Đồng Quang 0,049 0,052 NG98 Mai Đức Bình Tổ 19, P. Tích Lương 0,011 0,009 NG121 Vũ Tiến Năm Tổ 22, P. Trung Thành 0,054 0,021 NG128 Đặng Văn Ánh Tổ 37, P. Hương Sơn 0,017 0,022 NG159 Hoàng Trung Dũng Tân Đức - Thịnh Đức 0,021 0,015 NG163 Đặng Thị Bích Thái Sơn 1 - Quyết Thắng 0,017 0,008 NG165 Nguyễn Thị Vỡ Nước 2 - Quyết Thắng 0,010 0,014

(Nguồn: Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống - ĐHTN, 2012) Kết quả phân tích lần 2 tại các điểm giếng trên có sự biến đổi không lớn so với kết quả phân tích lần 1 vào tháng 12 năm 2012.

Theo QCVN 02: 2009/BYT có 5 mẫu bị ô nhiễm mức I, 1 mẫu bị ô nhiễm mức II và hai mẫu cũng gần bị ô nhiễm mức I theo quy chuẩn này; theo QCVN 09: 2008/BTNMT thì có một mẫu có hàm lượng As vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn này. Điều này càng giúp khẳng định một lần nữa rằng một số điểm nghiên cứu đã có dấu hiệu ô nhiễm As, và đó là các giếng tập trung ở khu vực phía Nam và khu vực Trung tâm thành phố Thái Nguyên.

Đây chính là điểm cần lưu ý trong việc khai thác nguồn nước ngầm tại các khu vực này và nhất thiết phải tiến hành kiểm tra, nếu đảm bảo chất lượng thì mới được đưa vào sử dụng để làm nguồn nước phục vụ ăn uống khi chưa có hệ thống xử lý đảm bảo yêu cầu.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)